Đồng dao của người Thái trắng Tây Bắc với việc giáo dục trẻ em hiện nay

1. Là một thể loại văn nghệ dân gian dành riêng cho trẻ nhỏ, đồng dao của người Thái Tây Bắc gắn liền với hoạt động vui chơi, lao động và nhu cầu hiểu biết, phát triển trí tuệ, tâm hồn của trẻ em. Mỗi bài đồng dao là một bài học bổ ích đối với trẻ nhỏ về các sự vật, hiện tượng, con vật, các tri thức dân gian của dân tộc, các mối quan hệ, kiến thức về gia đình, xã hội… Chẳng hạn bài đồng dao được các em nhỏ hát trong trò chơi: “Rau rớn, rau căng”, vừa giúp các em vui chơi, lại vừa giúp trẻ có thể nhận thức và nhớ được các loại rau thông dụng (rau rớn, cải lách, chua me…) của người Thái:

“Rau dớn/ Rau căng/ Cái nách/ Chua me/ Thả bè/ Cắt cánh/
Xỉa đất/ Thối hoăng”.

Hoặc bài đồng dao “Xin ăn dưa của bà” vừa giúp cho các em vui chơi trò chơi “Xin ăn dưa của bà”, vừa giúp các em nhận biết được những công việc trong quá trình phát nương, cuốc đất trồng dưa và chăm sóc dưa và sự sinh trưởng phát triển của cây dưa từ khi gieo trồng đến khi ra trái chín cho thu hoạch. Từ đó, giáo dục các em biết trân trọng những sản phẩm lao động mà bố mẹ, anh chị đã làm ra trong một nắng hai sương, vất vả nhọc nhằn:

“Hỏi:
Cây kia là bầu hay dưa
Xin ăn bầu ăn dưa với bà.
Đáp:
Đang còn phát nương dưa
Đang trồng dưa
Đang nảy mầm
Đang ra hoa
Trái đang lớn
Trái đang ương
Trái chín rồi, quả nào mềm thì hái ăn nhé”.

Hay bài đồng dao “Bìm bịp xin thóc chuột” được trẻ em hát khi chơi trò “Bìm bịp xin thóc chuột”, giúp nhận thức được những người lười nhác thì không được mọi người yêu thương, chăm sóc:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Bìm bịp lười nhác
Đi xin thóc chuột
Nói mẹ sinh em
Chuột chẳng thèm cho
Bìm bịp hu hu khóc”.

Bài “Miếng gan bé” được trẻ hát trong trò chơi “Miếng gan bé” giúp trẻ nhận thức được những người ở bẩn sẽ bị mọi người chê cười, xa lánh:

“Miếng gan bé
Gan mày nhỏ
Chân mày to
Thân mày thối
Người mày hôi nách”.

2. Bên cạnh giá trị về mặt nội dung nêu trên, mỗi bài đồng dao của người Thái Trắng Tây Bắc là một chỉnh thể độc đáo về về hình thức nghệ thuật. Cấu trúc của các bài đồng dao của người Thái Trắng Lai Châu thường gắn gọn, ít câu chữ. Thể thơ phổ biến là thể thơ từ 2 đến 5 chữ. Nhịp điệu phổ biến trong các bài đồng dao thường ngắn gọn, tươi vui, rộn ràng, hấp dẫn trẻ nhỏ, được các em đặc biệt yêu thích. Với cách gieo vần theo lối vắt dòng, câu đi sau thường có 1 vài từ lặp lại của câu đi trước. Cách lặp âm, gieo vần này giúp các em nhỏ vừa dễ đọc, dễ nhớ.

… Rận bò/ Rận trâu/ Qua ngưỡng/ Ngưỡng đập/ Ngưỡng đè/
Chui qua háng con nai/ Nai ăn cỏ đồi cháy/ Ra núi Chiêng/ Chiêng thập thũ
(Viết nghệch, viết ngoặc)

Ngôn ngữ trong các bài đồng dao của người Thái Trắng Lai Châu giản dị, hồn nhiên mộc mạc, dễ hiểu, gắn liền với môi trường vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày của các em (con vịt, con gà, quả trứng, cái măng, con bìm bịp…). Hệ thống hình ảnh, sinh động cụ thể, hấp dẫn, hết sức gần gũi, quen thuộc với các em (cánh rừng, ngọn núi, ruộng bậc thang, công việc hái măng, chăn trâu, xúc cá…), thích hợp với lối tư duy hồn nhiên, ngây thơ, ngộ nghĩnh, đáng yêu của trẻ nhỏ.

Măng vầu/ Măng đắng/ Cây đắng bỏ ra/ Măng ngọt để lại.
(Vào rừng tìm măng)
Quả dưa/ Quả đậu/ Củ tỏi/ Củ hành/ Cải bắp/ Cải xoong/ Cá ao
Cá suối/ Quả chuối/ Quả na/ Đem chia các bạn.
(Chia dưa, chia đậu)

Với những giá trị to lớn về nội dung và hình thức nghệ thuật đã nêu trên, đồng dao có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em người Thái Trắng. Đồng dao không chỉ giúp trẻ nâng cao hoàn thiện hiểu biết về thế giới xung quanh mà thông qua việc hát đọc các bài đồng dao, tư duy ngôn ngữ của các bé cũng phát triển mạnh mẽ. Những từ ngữ gọi tên các sự vật hiện tượng trong thực tại khác quan từng ngày được bổ sung vào vốn từ ngữ của trẻ. Cách phát âm của trẻ cũng được dần chính xác. Lời ăn, tiếng nói, phản ánh nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh cũng ngày một đầy đủ, phong phú và hoàn thiện hơn.

Như vậy, tác dụng giáo dục của các bài đồng dao được tạo nên từ những nội dung, hình thức nghệ thuật độc đáo nhưng rất đỗi giản dị, thân thuộc, gần gũi và vô cùng thiết thực với cuộc sống của trẻ thơ. Thông qua những bài đồng dao, thế giới thực tại khách quan và những bài học trong cuộc sống sẽ được ngấm dần một cách tự nhiên vào tâm hồn, trí tuệ của trẻ nhỏ và giúp các em khôn lớn.  

3. Bên cạnh tác dụng giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức, phát triển tư duy ngôn ngữ, đồng dao Thái Trắng Lai Châu còn tạo lập môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em nhỏ, để các em được thỏa thích vui chơi được kết nối với bạn bè, hòa nhập với cộng đồng. Đến với đồng dao, các em được thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và kết nối với bạn bè. Môi trường diễn xướng của đồng dao là môi trường sinh hoạt tập thể, đông người. Trẻ nhỏ không thể hoặc rất ít khi đọc đồng dao và chơi trò chơi một mình. Nếu muốn trò chơi thú vị, các em phải rủ thêm bạn bè cùng chơi, cùng hát đồng dao. Từ đó, đã tạo ra môi trường thuận lợi để trẻ em xích lại gần nhau hơn, thiết lập và củng cố tình bàn bè, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau cùng vui chơi, làm việc, học tập. Mặt khác, môi trường diễn xướng của các bài đồng dao Thái Trắng Lai Châu cũng là môi trường rèn luyện, tăng cường sức khỏe của trẻ nhỏ. Thông qua việc hát, đọc đồng dao và thực hiện các hoạt động chạy, nhảy, vui chơi, lao động, cơ thể các em được rèn luyện trở lên rắn rỏi, hoạt bát, khỏe mạnh hơn.

Như chúng ta đã biết sự kết nối bạn bè và rèn luyện sức khỏe rất có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tâm hồn tính cách của trẻ. Đặc biệt, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu hiện nay, trẻ em nói chung và trẻ em ở miền núi nói riêng có nhiều cơ hội để tiếp xúc với các trò giải trí và nền văn hóa mang tính hiện đại nhưng mặt khác, các trò chơi hiện đại (điện tử, game…) thường chỉ có sự tương tác của các em với máy tính mà thiếu đi những người bạn cùng chơi. Vì vậy, tính hợp tác, tính hòa nhập cộng đồng và tình cảm bạn bè cũng khó có được môi trường hình thành, rèn luyện và phát triển. Mặt khác, khi tiếp xúc quá nhiều với những trò chơi có tính bạo lực, giết người… sẽ khiến tâm hồn các em trở lên sơ cứng, thậm chí vô cảm, lạnh lùng với những số phận bất hạnh hay những niềm vui giản dị, mộc mạc trong cuộc sống. Hơn nữa, khi chơi các trò chơi điện tử, trẻ thường chỉ ngồi một chỗ, mắt tập trung cao độ nhìn vào màn hình. Sau khi chơi, trẻ sẽ cảm thấy đầu óc mệt mỏi, choáng váng; nguy cơ mắt bị cận thị và người béo phì vì ít vận động ra tăng.

Vì vậy, xã hội càng hiện đại bao nhiêu có lẽ chúng ta cần phải tăng cường nhiều hơn nữa các biện pháp để tạo điều kiện và khuyến khích các em nhỏ đến với đồng dao và trò chơi dân gian. Bởi chính những bài đồng dao và trò chơi này sẽ giúp hạn chế được những tác động xấu từ mặt trái của xã hội hiện đại đến các em nhỏ, giúp các em được sống trong môi trường lành mạnh, tránh xa những tệ nạn, cạm bẫy chết người mà các em có thể mắc phải trong gia đình, ngoài xã hội, để tâm hồn các em được nuôi dưỡng, phát triển hồn nhiên, trong sáng./.

Đặng Thị Oanh – Phòng Đào Tạo – NCKH

Đồng dao của người Thái trắng Tây Bắc với việc giáo dục trẻ em hiện nay

Gửi vào: 08:05 19/11/2014

1. Là một thể loại văn nghệ dân gian dành riêng cho trẻ nhỏ, đồng dao của người Thái Tây Bắc gắn liền với hoạt động vui chơi, lao động và nhu cầu hiểu biết, phát triển trí tuệ, tâm hồn của trẻ em. Mỗi bài đồng dao là một bài học bổ ích đối với trẻ nhỏ về các sự vật, hiện tượng, con vật, các tri thức dân gian của dân tộc, các mối quan hệ, kiến thức về gia đình, xã hội… Chẳng hạn bài đồng dao được các em nhỏ hát trong trò chơi: “Rau rớn, rau căng”, vừa giúp các em vui chơi, lại vừa giúp trẻ có thể nhận thức và nhớ được các loại rau thông dụng (rau rớn, cải lách, chua me…) của người Thái:

“Rau dớn/ Rau căng/ Cái nách/ Chua me/ Thả bè/ Cắt cánh/
Xỉa đất/ Thối hoăng”.

Hoặc bài đồng dao “Xin ăn dưa của bà” vừa giúp cho các em vui chơi trò chơi “Xin ăn dưa của bà”, vừa giúp các em nhận biết được những công việc trong quá trình phát nương, cuốc đất trồng dưa và chăm sóc dưa và sự sinh trưởng phát triển của cây dưa từ khi gieo trồng đến khi ra trái chín cho thu hoạch. Từ đó, giáo dục các em biết trân trọng những sản phẩm lao động mà bố mẹ, anh chị đã làm ra trong một nắng hai sương, vất vả nhọc nhằn:

“Hỏi:
Cây kia là bầu hay dưa
Xin ăn bầu ăn dưa với bà.
Đáp:
Đang còn phát nương dưa
Đang trồng dưa
Đang nảy mầm
Đang ra hoa
Trái đang lớn
Trái đang ương
Trái chín rồi, quả nào mềm thì hái ăn nhé”.

Hay bài đồng dao “Bìm bịp xin thóc chuột” được trẻ em hát khi chơi trò “Bìm bịp xin thóc chuột”, giúp nhận thức được những người lười nhác thì không được mọi người yêu thương, chăm sóc:

Bìm bịp lười nhác
Đi xin thóc chuột
Nói mẹ sinh em
Chuột chẳng thèm cho
Bìm bịp hu hu khóc”.

Bài “Miếng gan bé” được trẻ hát trong trò chơi “Miếng gan bé” giúp trẻ nhận thức được những người ở bẩn sẽ bị mọi người chê cười, xa lánh:

“Miếng gan bé
Gan mày nhỏ
Chân mày to
Thân mày thối
Người mày hôi nách”.

2. Bên cạnh giá trị về mặt nội dung nêu trên, mỗi bài đồng dao của người Thái Trắng Tây Bắc là một chỉnh thể độc đáo về về hình thức nghệ thuật. Cấu trúc của các bài đồng dao của người Thái Trắng Lai Châu thường gắn gọn, ít câu chữ. Thể thơ phổ biến là thể thơ từ 2 đến 5 chữ. Nhịp điệu phổ biến trong các bài đồng dao thường ngắn gọn, tươi vui, rộn ràng, hấp dẫn trẻ nhỏ, được các em đặc biệt yêu thích. Với cách gieo vần theo lối vắt dòng, câu đi sau thường có 1 vài từ lặp lại của câu đi trước. Cách lặp âm, gieo vần này giúp các em nhỏ vừa dễ đọc, dễ nhớ.

… Rận bò/ Rận trâu/ Qua ngưỡng/ Ngưỡng đập/ Ngưỡng đè/
Chui qua háng con nai/ Nai ăn cỏ đồi cháy/ Ra núi Chiêng/ Chiêng thập thũ
(Viết nghệch, viết ngoặc)

Ngôn ngữ trong các bài đồng dao của người Thái Trắng Lai Châu giản dị, hồn nhiên mộc mạc, dễ hiểu, gắn liền với môi trường vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày của các em (con vịt, con gà, quả trứng, cái măng, con bìm bịp…). Hệ thống hình ảnh, sinh động cụ thể, hấp dẫn, hết sức gần gũi, quen thuộc với các em (cánh rừng, ngọn núi, ruộng bậc thang, công việc hái măng, chăn trâu, xúc cá…), thích hợp với lối tư duy hồn nhiên, ngây thơ, ngộ nghĩnh, đáng yêu của trẻ nhỏ.

Măng vầu/ Măng đắng/ Cây đắng bỏ ra/ Măng ngọt để lại.
(Vào rừng tìm măng)
Quả dưa/ Quả đậu/ Củ tỏi/ Củ hành/ Cải bắp/ Cải xoong/ Cá ao
Cá suối/ Quả chuối/ Quả na/ Đem chia các bạn.
(Chia dưa, chia đậu)

Với những giá trị to lớn về nội dung và hình thức nghệ thuật đã nêu trên, đồng dao có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em người Thái Trắng. Đồng dao không chỉ giúp trẻ nâng cao hoàn thiện hiểu biết về thế giới xung quanh mà thông qua việc hát đọc các bài đồng dao, tư duy ngôn ngữ của các bé cũng phát triển mạnh mẽ. Những từ ngữ gọi tên các sự vật hiện tượng trong thực tại khác quan từng ngày được bổ sung vào vốn từ ngữ của trẻ. Cách phát âm của trẻ cũng được dần chính xác. Lời ăn, tiếng nói, phản ánh nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh cũng ngày một đầy đủ, phong phú và hoàn thiện hơn.

Như vậy, tác dụng giáo dục của các bài đồng dao được tạo nên từ những nội dung, hình thức nghệ thuật độc đáo nhưng rất đỗi giản dị, thân thuộc, gần gũi và vô cùng thiết thực với cuộc sống của trẻ thơ. Thông qua những bài đồng dao, thế giới thực tại khách quan và những bài học trong cuộc sống sẽ được ngấm dần một cách tự nhiên vào tâm hồn, trí tuệ của trẻ nhỏ và giúp các em khôn lớn.  

3. Bên cạnh tác dụng giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức, phát triển tư duy ngôn ngữ, đồng dao Thái Trắng Lai Châu còn tạo lập môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em nhỏ, để các em được thỏa thích vui chơi được kết nối với bạn bè, hòa nhập với cộng đồng. Đến với đồng dao, các em được thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và kết nối với bạn bè. Môi trường diễn xướng của đồng dao là môi trường sinh hoạt tập thể, đông người. Trẻ nhỏ không thể hoặc rất ít khi đọc đồng dao và chơi trò chơi một mình. Nếu muốn trò chơi thú vị, các em phải rủ thêm bạn bè cùng chơi, cùng hát đồng dao. Từ đó, đã tạo ra môi trường thuận lợi để trẻ em xích lại gần nhau hơn, thiết lập và củng cố tình bàn bè, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau cùng vui chơi, làm việc, học tập. Mặt khác, môi trường diễn xướng của các bài đồng dao Thái Trắng Lai Châu cũng là môi trường rèn luyện, tăng cường sức khỏe của trẻ nhỏ. Thông qua việc hát, đọc đồng dao và thực hiện các hoạt động chạy, nhảy, vui chơi, lao động, cơ thể các em được rèn luyện trở lên rắn rỏi, hoạt bát, khỏe mạnh hơn.

Như chúng ta đã biết sự kết nối bạn bè và rèn luyện sức khỏe rất có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tâm hồn tính cách của trẻ. Đặc biệt, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu hiện nay, trẻ em nói chung và trẻ em ở miền núi nói riêng có nhiều cơ hội để tiếp xúc với các trò giải trí và nền văn hóa mang tính hiện đại nhưng mặt khác, các trò chơi hiện đại (điện tử, game…) thường chỉ có sự tương tác của các em với máy tính mà thiếu đi những người bạn cùng chơi. Vì vậy, tính hợp tác, tính hòa nhập cộng đồng và tình cảm bạn bè cũng khó có được môi trường hình thành, rèn luyện và phát triển. Mặt khác, khi tiếp xúc quá nhiều với những trò chơi có tính bạo lực, giết người… sẽ khiến tâm hồn các em trở lên sơ cứng, thậm chí vô cảm, lạnh lùng với những số phận bất hạnh hay những niềm vui giản dị, mộc mạc trong cuộc sống. Hơn nữa, khi chơi các trò chơi điện tử, trẻ thường chỉ ngồi một chỗ, mắt tập trung cao độ nhìn vào màn hình. Sau khi chơi, trẻ sẽ cảm thấy đầu óc mệt mỏi, choáng váng; nguy cơ mắt bị cận thị và người béo phì vì ít vận động ra tăng.

Vì vậy, xã hội càng hiện đại bao nhiêu có lẽ chúng ta cần phải tăng cường nhiều hơn nữa các biện pháp để tạo điều kiện và khuyến khích các em nhỏ đến với đồng dao và trò chơi dân gian. Bởi chính những bài đồng dao và trò chơi này sẽ giúp hạn chế được những tác động xấu từ mặt trái của xã hội hiện đại đến các em nhỏ, giúp các em được sống trong môi trường lành mạnh, tránh xa những tệ nạn, cạm bẫy chết người mà các em có thể mắc phải trong gia đình, ngoài xã hội, để tâm hồn các em được nuôi dưỡng, phát triển hồn nhiên, trong sáng./.

Đặng Thị Oanh – Phòng Đào Tạo – NCKH


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
Các bài đã đăng
  • Biện pháp quản lý hoạt động tự học môn Cơ sở số học đối với sinh viên ngành Toán ở trường CĐSP Lào Cai trong đào tạo theo học chế tín chỉ (09/11)
  • Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Nghiệp vụ Sư phạm cho học sinh, sinh viên trường CĐSP Lào Cai (09/11)
  • Xét duyệt đề tài Nghiên cứu khoa học năm học 2014-2015 (06/10)
  • Tham dự Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 4 về khoa học và khoa học xã hội năm 2014 tại Thái Lan (30/09)
  • Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN; năm học 2013-2014 và triển khai hoạt động KH&CN; năm học 2014-2015. (29/08)
  • Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ GDĐT (22/02)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin