Trò chơi A QUÝ (Đu quay ) của dân tộc Hà Nhì

       Nói tới các trò chơi dân gian của người Hà Nhì chúng ta không thể không nói tới trò chơi A quý – đu quay của họ. Trò chơi này không chỉ đáp ứng như cầu vui chơi giải trí mà chúng còn là những cách thức thực hành, biểu hiện các tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hà Nhì.
      Trò chơi A quý bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh của người Hà Nhì. Để sinh tồn, con người đã giết hại biết bao nhiêu con vật, cây cỏ,… Truyền thuyết của người Hà Nhì kể rằng những linh hồn loài vật, cây cỏ đã lên gặp trời để kiện về tội ác của con người và đòi trời phải trị tội con người. Trời thương con người, nên đã báo mộng cho người anh Hà Nhì và mách cho người phải làm thế nào để che mắt loài vật. Người anh cả bàn với với mọi người. Họ cũng cảm thấy mình có tội với muôn loài nên đã tổ chức lễ cúng rừng (Gạ ma thú) và đã nghĩ ra trò chơi A Quý, để đánh lừa mọi vật, bởi những chiếc đu này có đặc điểm khi con người chơi đu, mọi vật sẽ nhìn thấy như con người đang bị trị tội; bị treo, bị xiên, bị quăng sang trái, sang phải; bị trừng bị bởi tội ác của mình.
       Cây đu A quý, được làm tương đối kỳ công. Những người đàn ông Hà Nhì thường được giao đảm nhiệm công việc này. Đây là một trò chơi mang tính nghi lễ, một năm chỉ được tổ chức một lần vào dịp cúng rừng. Khi dựng cột đu, thầy cúng phải thực hiện các công đoạn từ dựng cột trụ, lắp thân đu quay, rồi đưa lá cây biểu tượng cho thần rừng chứng kiến, sau đó mọi người mới bắt đầu chơi. Người chơi có thể ngồi trên sóng cầu đu hoặc dùng hai tay bám vào sóng cầu đu, áp phần bụng dựa vào sóng cầu đu. Chiếc đu quay theo chiều ngược kim đồng hồ, lúc lên cao, lúc lại hạ xuống thấp nhịp nhàng. Nếu như bên nào không chịu được phải xuống coi như chịu thua. Nếu cả hai bên không có ai bị rơi xuống thì đấy là dấu hiệu cho một năm mới bình an, thần rừng sẽ phủ hộ cho dân bản làm ăn gặp nhiều may mắn.
       Từ nguồn gốc của nó chúng ta có thế thấy bên cạnh ý nghĩa thỏa mãn thú vui giải trí của con người, trò chơi A quý còn biểu hiện quan niệm của người Hà Nhì về con người và vạn vật. Thái độ coi trọng, sùng bái tự nhiên, biết ơn tự nhiên – bởi nhiên đã cho họ tất cả để họ có thể sinh tồn. Mặt khác, trò chơi cũng rèn luyện cho người chơi sự rắn chắc, khỏe mạnh của cánh tay, đôi bàn chân, khả năng giữ thăng bằng cơ thể khi ở trên cao… Những khả năng này rất cần thiết trong các công việc lao động hàng ngày: trèo đèo, lội suối, leo cây cao, hái lá của người Hà Nhì. Thông qua lễ hội và các trò chơi, mọi người có cơ hội được gặp gỡ nhau, cùng nhau vui chơi. Nam nữ thanh niên có cơ hội được chứng kiến những biệt tài của các chàng trai, cô gái, khiến cho tình cảm lứa đôi được nảy nở, được đắp bồi. Một số nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nhì còn cho rằng động tác lên cao hạ xuống nhịp nhàng và xoay tròn của cầu đu còn mang tính giao, biểu hiện tín ngưỡng phồn thực, cầu mong mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe sinh sôi đông đúc.
       Mỗi trò chơi dân gian, đặc biệt là các trò chơi thể hiện tín ngưỡng đều có môi trường diễn xướng của nó. Để bào tồn trò chơi dân gian A quý ta cần chú ý đến đặc điểm này. Tin tưởng rằng với ý nghĩa nhân sinh to lớn mà trò chơi A quý chứa đựng biểu trưng và với lòng tự hào quyết tâm bảo vệ bản sắc dân tộc của người Hà Nhì, trò chơi A quý cũng như kho tàng văn hóa dân gian của người Hà Nhì chắc chắn sẽ được bảo tồn được lưu truyền bền vững./.

Đặng Thị Oanh
Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa học

Trò chơi A QUÝ (Đu quay ) của dân tộc Hà Nhì

Gửi vào: 08:21 25/12/2014

       Nói tới các trò chơi dân gian của người Hà Nhì chúng ta không thể không nói tới trò chơi A quý – đu quay của họ. Trò chơi này không chỉ đáp ứng như cầu vui chơi giải trí mà chúng còn là những cách thức thực hành, biểu hiện các tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hà Nhì.
      Trò chơi A quý bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh của người Hà Nhì. Để sinh tồn, con người đã giết hại biết bao nhiêu con vật, cây cỏ,… Truyền thuyết của người Hà Nhì kể rằng những linh hồn loài vật, cây cỏ đã lên gặp trời để kiện về tội ác của con người và đòi trời phải trị tội con người. Trời thương con người, nên đã báo mộng cho người anh Hà Nhì và mách cho người phải làm thế nào để che mắt loài vật. Người anh cả bàn với với mọi người. Họ cũng cảm thấy mình có tội với muôn loài nên đã tổ chức lễ cúng rừng (Gạ ma thú) và đã nghĩ ra trò chơi A Quý, để đánh lừa mọi vật, bởi những chiếc đu này có đặc điểm khi con người chơi đu, mọi vật sẽ nhìn thấy như con người đang bị trị tội; bị treo, bị xiên, bị quăng sang trái, sang phải; bị trừng bị bởi tội ác của mình.
       Cây đu A quý, được làm tương đối kỳ công. Những người đàn ông Hà Nhì thường được giao đảm nhiệm công việc này. Đây là một trò chơi mang tính nghi lễ, một năm chỉ được tổ chức một lần vào dịp cúng rừng. Khi dựng cột đu, thầy cúng phải thực hiện các công đoạn từ dựng cột trụ, lắp thân đu quay, rồi đưa lá cây biểu tượng cho thần rừng chứng kiến, sau đó mọi người mới bắt đầu chơi. Người chơi có thể ngồi trên sóng cầu đu hoặc dùng hai tay bám vào sóng cầu đu, áp phần bụng dựa vào sóng cầu đu. Chiếc đu quay theo chiều ngược kim đồng hồ, lúc lên cao, lúc lại hạ xuống thấp nhịp nhàng. Nếu như bên nào không chịu được phải xuống coi như chịu thua. Nếu cả hai bên không có ai bị rơi xuống thì đấy là dấu hiệu cho một năm mới bình an, thần rừng sẽ phủ hộ cho dân bản làm ăn gặp nhiều may mắn.
       Từ nguồn gốc của nó chúng ta có thế thấy bên cạnh ý nghĩa thỏa mãn thú vui giải trí của con người, trò chơi A quý còn biểu hiện quan niệm của người Hà Nhì về con người và vạn vật. Thái độ coi trọng, sùng bái tự nhiên, biết ơn tự nhiên – bởi nhiên đã cho họ tất cả để họ có thể sinh tồn. Mặt khác, trò chơi cũng rèn luyện cho người chơi sự rắn chắc, khỏe mạnh của cánh tay, đôi bàn chân, khả năng giữ thăng bằng cơ thể khi ở trên cao… Những khả năng này rất cần thiết trong các công việc lao động hàng ngày: trèo đèo, lội suối, leo cây cao, hái lá của người Hà Nhì. Thông qua lễ hội và các trò chơi, mọi người có cơ hội được gặp gỡ nhau, cùng nhau vui chơi. Nam nữ thanh niên có cơ hội được chứng kiến những biệt tài của các chàng trai, cô gái, khiến cho tình cảm lứa đôi được nảy nở, được đắp bồi. Một số nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nhì còn cho rằng động tác lên cao hạ xuống nhịp nhàng và xoay tròn của cầu đu còn mang tính giao, biểu hiện tín ngưỡng phồn thực, cầu mong mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe sinh sôi đông đúc.
       Mỗi trò chơi dân gian, đặc biệt là các trò chơi thể hiện tín ngưỡng đều có môi trường diễn xướng của nó. Để bào tồn trò chơi dân gian A quý ta cần chú ý đến đặc điểm này. Tin tưởng rằng với ý nghĩa nhân sinh to lớn mà trò chơi A quý chứa đựng biểu trưng và với lòng tự hào quyết tâm bảo vệ bản sắc dân tộc của người Hà Nhì, trò chơi A quý cũng như kho tàng văn hóa dân gian của người Hà Nhì chắc chắn sẽ được bảo tồn được lưu truyền bền vững./.

Đặng Thị Oanh
Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa học

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
Các bài đã đăng
  • Đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường cao đẳng dạy nghề ở vùng cao, miền núi: Những cơ hội và thách thức (25/12)
  • Đồng dao của người Thái trắng Tây Bắc với việc giáo dục trẻ em hiện nay (19/11)
  • Biện pháp quản lý hoạt động tự học môn Cơ sở số học đối với sinh viên ngành Toán ở trường CĐSP Lào Cai trong đào tạo theo học chế tín chỉ (09/11)
  • Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Nghiệp vụ Sư phạm cho học sinh, sinh viên trường CĐSP Lào Cai (09/11)
  • Xét duyệt đề tài Nghiên cứu khoa học năm học 2014-2015 (06/10)
  • Tham dự Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 4 về khoa học và khoa học xã hội năm 2014 tại Thái Lan (30/09)
  • Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN; năm học 2013-2014 và triển khai hoạt động KH&CN; năm học 2014-2015. (29/08)
  • Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ GDĐT (22/02)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin