Trò chơi âm nhạc theo tiết tấu với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Tổ chức hoạt động Âm nhạc là một trong những hoạt động của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Đây là hoạt động thuộc lĩnh vực Giáo dục thẩm mỹ, bao gồm 4 hoạt động âm nhạc: Ca hát; Nghe nhạc – nghe hát; Vận động theo nhạc – múa và Trò chơi âm nhạc. Có rất nhiều hình thức để tổ chức các hoạt động Âm nhạc, tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động Âm nhạc như ca hát, vận động, nghe… dưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, thường được trẻ yêu thích. Trong thực tế, các loại trò chơi âm nhạc được lồng vào quá trình học hát, vận động và cũng có thể có cấu trúc riêng. Dù ở hình thức nào, trò chơi âm nhạc cũng tuân theo nguyên tắc: Âm nhạc quyết định nội dung và tính chất các hoạt động nhằm phát triển cảm giác nghe nhạy bén. Trẻ được tự do tìm cách thể hiện nhân vật, thể hiện bản thân, hoạt động tích cực, sáng tạo. Việc tham gia chơi cùng nhau giúp trẻ có sự tưởng tượng phong phú, có tinh thần tập thể, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn.
Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu là một trong những loại Trò chơi Âm nhạc chủ yếu dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, trò chơi lấy yếu tố tiết tấu trong cách chơi và luật chơi. Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu là hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, không chỉ rèn luyện kỹ năng âm nhạc, ghi nhớ tác phẩm…mà còn là hình thức thuận lợi để giáo dục trẻ tình đoàn kết, hiểu biết, quan tâm đến nhau, tự tin, mạnh dạn.
Với mục đích nâng cao hiệu quả của việc sử dụng Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nâng cao kỹ năng âm nhạc. Chúng tôi xin chia sẻ cách sử dụng 1 số trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:
1) Lựa chọn và xây dựng 1 số trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Xác định các chủ đề để lựa chọn Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu: Chủ đề thế giới thực vật, chủ đề thế giới động vật, chủ đề giao thông, chủ đề gia đình, chủ đề nghề nghiệp…..
Lựa chọn và xây dựng Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu phù hợp với từng nội dung chủ đề, có đầy đủ, rõ ràng về tên trò chơi, mục đích chơi, cách chơi, luật chơi.
1.1.Trò chơi 1:
Chủ đề lớn: Gia đình
Chủ đề nhỏ: Những người thân trong gia đình
Trò chơi: Hát theo hình vẽ
* Mục đích
– Trẻ biết vỗ tay đúng theo tiết tấu và phù hợp theo nhịp điệu của bài hát.
– Rèn sự mềm mại của các ngón tay, khớp tay và cổ tay.
– Trẻ yêu thích âm nhạc và biết tên một số người thân.
– Trẻ tham gia tích cực, hứng thú khi chơi trò chơi và trẻ chơi trò chơi đúng luật chơi.
* Cách tiến hành
– Cách chơi
Cô có các tranh vẽ: Bố, mẹ, ông, bà, em bé. Cô đánh số sau các bức tranh theo thứ tự và dán lên bảng. Cô chia lớp làm 2 đội và mời lần lượt đội trưởng của từng đội lên khám phá các ô số. Các ô số khi được khám phá ra có hình vẽ về thành viên nào trong gia đình thì trẻ của đội đó sẽ phải hát một bài hát có nhắc tới thành viên đó và chọn kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phù hợp với bài hát đó.
– Luật chơi
Đội nào không hát được bài hát nói về con vật mà đội mình vừa khám phá được kết hợp vỗ tay theo tiết tấu thì sẽ là đội thua cuộc và phải hát tặng lớp một bài hát.
1.2. Trò chơi 2:
Chủ đề lớn: Thế giới động vật
Chủ đề nhỏ: Một số con vật sống dưới nước
Trò chơi: Tìm đồ vật theo tiếng vỗ tay
* Mục đích
– Giúp trẻ phát triển thính giác âm nhạc,trẻ phản ứng nhanh với các tiếng vỗ tay phát ra.
– Trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi, trẻ yêu thích âm nhạc.
– Trẻ chơi đúng trò chơi theo luật chơi.
* Cách tiến hành:
– Cách chơi
+ Cô có một rổ các con vật sống dưới nước: tôm, cua, cá…Cô mời một trẻ lên chơi đội mũ chóp che kín mặt, cô vừa đi vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm và giấu các con vật sống dưới nước vào phía sau các bạn ngồi ở phía dưới. Khi cô giấu xong trẻ sẽ bỏ mũ chóp ra và đi tìm xem cô giấu vật ở đâu.
+ Các bạn ở dưới giúp bạn tìm bằng cách, khi bạn ở xa vật thì chúng mình sẽ vỗ tay theo tiết tấu chậm, khi trẻ đến gần vật thì chúng mình sẽ vỗ tay theo tiết tấu phối hợp để báo hiệu cho bạn.
– Luật chơi
Bạn nào tìm được vật sẽ giành chiến thắng và nhận được một phần quà, bạn nào không tìm được vật sẽ phải hát tặng lớp một bài hát.
1.3. Trò chơi 3:
Chủ đề lớn: Thế giới thực vật
Chủ đề nhỏ: Một số loài hoa
Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
* Mục đích
– Phát triển thính giác cho trẻ, trẻ phản ứng nhanh với tiếng vỗ tay được phát ra.
– Trẻ yêu thích âm nhạc, thấy được vẻ đẹp của các loài hoa thông qua bài hát.
– Trẻ tích cực khi tham gia trò chơi và chơi đúng luật chơi.
– Rèn sự phối hợp của tay, chân, sự phối hợp giữa các giác quan.
* Cách tiến hành:
– Cách chơi
+ Cô mời lần lượt 3 đến 4 nhóm trẻ lên chơi, mỗi nhóm trẻ gồm 4 đến 5 trẻ, trẻ sẽ đóng vai là những bông hoa màu sắc khác nhau xếp thành hàng ngang và cô và trẻ hát vang bài hát “Màu hoa’ của nhạc sĩ Hồng Đăng. Nhiệm vụ của chúng ta là khi cô vỗ tay theo tiết tấu chậm thì 2 tay trẻ giả làm hoa nở chậm về phía trước, khi cô vỗ tay theo tiết tấu nhanh thì 2 tay trẻ giả làm hoa nở nhanh ra phía trước.
– Luật chơi
Trẻ đóng bông hoa nào làm hoa nở không đúng theo tiếng vỗ tay của cô thì sẽ phải nhảy lò cò.
2) Tiến hành tổ chức trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Khi đã lựa chọn và xây dựng trò chơi âm nhạc theo tiết tấu phù hợp với từng nội dung chủ đề thì tiến hành tổ chức trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo trình tự cụ thể:
– Giới thiệu tên trò chơi.
– Giải thích cách chơi, luật chơi.
– Cô cho trẻ chơi thử.
– Hướng dẫn trẻ và cho trẻ chơi.
Yêu cầu: Khi tổ chức cho trẻ chơi cần
+ Khuyến khích động viên trẻ chơi.
+ Nâng cao dần yêu cầu trong các lần chơi sau.
+ Trò chơi mới cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi. Trò chơi cũ cô có thể cho trẻ nói cách chơi, luật chơi.
+ Tổ chức cho tất cả trẻ cùng được chơi.
3) Đánh giá kỹ năng âm nhạc của trẻ khi chơi trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Sau khi tổ chức trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, giáo viên cần đánh giá để biết được hiệu quả của việc sử dụng trò chơi âm nhạc theo tiết tấu nâng cao được kỹ năng âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Việc đánh giá cần căn cứ vào các tiêu chí sau:
– Về kỹ năng âm nhạc (hát, vận động, nghe…) khi tham gia Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu: Thực hiện đúng và chính xác các kỹ năng âm nhạc (hát, vận động, nghe…) theo yêu cầu của trò chơi.
– Về thực hiện Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu: Thực hiện đúng trình tự cách chơi và luật chơi.
– Về khả năng phối hợp các kỹ năng âm nhạc (hát, vận động, nghe…) với trình tự cách chơi và luật chơi khi tham gia trò chơi âm nhạc theo tiết tấu: Phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng khi tham gia trò chơi âm nhạc theo tiết tấu.
Việc sử dụng Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu trong tổ chức tiết học Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm cho tiết học của trẻ trở lên phong phú, đa dạng. Trẻ hứng thú, tích cực hơn và đặc biệt thông qua chơi trò chơi âm nhạc theo tiết tấu giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được nâng cao kỹ năng âm nhạc. Do đó, trong thực tiễn học sinh, sinh viên ngành giáo dục mầm non cần tự thiết kế, sưu tầm và sử dụng thường xuyên trò chơi âm nhạc theo tiết tấu trong tổ chức các tiết học âm nhạc theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi phù hợp với thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Hòa (2009), Giáo trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non (dành cho hệ Cao đẳng sư phạm mầm non), NXB Giáo dục.
2. Lý Thu Hiền – Nguyễn Cẩm Bích (2007). Trò chơi âm nhạc cho trẻ từ 2 – 6 tuổi theo hướng tích hợp chủ đề. NXB Giáo dục.
3. Trung tâm nghiên cứu Giáo dục mầm non (2010), Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề từ 3 – 6 tuổi, NXB Giáo dục.
4. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non (2006), Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, NXB Bản Đồ.
5. Http://mamnon.vn/

ThS. Đặng Thị Bích Diệp
Giảng viên Khoa Tiểu học Mầm non

Trò chơi âm nhạc theo tiết tấu với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Gửi vào: 15:05 10/11/2017

Tổ chức hoạt động Âm nhạc là một trong những hoạt động của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Đây là hoạt động thuộc lĩnh vực Giáo dục thẩm mỹ, bao gồm 4 hoạt động âm nhạc: Ca hát; Nghe nhạc – nghe hát; Vận động theo nhạc – múa và Trò chơi âm nhạc. Có rất nhiều hình thức để tổ chức các hoạt động Âm nhạc, tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động Âm nhạc như ca hát, vận động, nghe… dưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, thường được trẻ yêu thích. Trong thực tế, các loại trò chơi âm nhạc được lồng vào quá trình học hát, vận động và cũng có thể có cấu trúc riêng. Dù ở hình thức nào, trò chơi âm nhạc cũng tuân theo nguyên tắc: Âm nhạc quyết định nội dung và tính chất các hoạt động nhằm phát triển cảm giác nghe nhạy bén. Trẻ được tự do tìm cách thể hiện nhân vật, thể hiện bản thân, hoạt động tích cực, sáng tạo. Việc tham gia chơi cùng nhau giúp trẻ có sự tưởng tượng phong phú, có tinh thần tập thể, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn.
Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu là một trong những loại Trò chơi Âm nhạc chủ yếu dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, trò chơi lấy yếu tố tiết tấu trong cách chơi và luật chơi. Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu là hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, không chỉ rèn luyện kỹ năng âm nhạc, ghi nhớ tác phẩm…mà còn là hình thức thuận lợi để giáo dục trẻ tình đoàn kết, hiểu biết, quan tâm đến nhau, tự tin, mạnh dạn.
Với mục đích nâng cao hiệu quả của việc sử dụng Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nâng cao kỹ năng âm nhạc. Chúng tôi xin chia sẻ cách sử dụng 1 số trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:
1) Lựa chọn và xây dựng 1 số trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Xác định các chủ đề để lựa chọn Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu: Chủ đề thế giới thực vật, chủ đề thế giới động vật, chủ đề giao thông, chủ đề gia đình, chủ đề nghề nghiệp…..
Lựa chọn và xây dựng Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu phù hợp với từng nội dung chủ đề, có đầy đủ, rõ ràng về tên trò chơi, mục đích chơi, cách chơi, luật chơi.
1.1.Trò chơi 1:
Chủ đề lớn: Gia đình
Chủ đề nhỏ: Những người thân trong gia đình
Trò chơi: Hát theo hình vẽ
* Mục đích
– Trẻ biết vỗ tay đúng theo tiết tấu và phù hợp theo nhịp điệu của bài hát.
– Rèn sự mềm mại của các ngón tay, khớp tay và cổ tay.
– Trẻ yêu thích âm nhạc và biết tên một số người thân.
– Trẻ tham gia tích cực, hứng thú khi chơi trò chơi và trẻ chơi trò chơi đúng luật chơi.
* Cách tiến hành
– Cách chơi
Cô có các tranh vẽ: Bố, mẹ, ông, bà, em bé. Cô đánh số sau các bức tranh theo thứ tự và dán lên bảng. Cô chia lớp làm 2 đội và mời lần lượt đội trưởng của từng đội lên khám phá các ô số. Các ô số khi được khám phá ra có hình vẽ về thành viên nào trong gia đình thì trẻ của đội đó sẽ phải hát một bài hát có nhắc tới thành viên đó và chọn kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phù hợp với bài hát đó.
– Luật chơi
Đội nào không hát được bài hát nói về con vật mà đội mình vừa khám phá được kết hợp vỗ tay theo tiết tấu thì sẽ là đội thua cuộc và phải hát tặng lớp một bài hát.
1.2. Trò chơi 2:
Chủ đề lớn: Thế giới động vật
Chủ đề nhỏ: Một số con vật sống dưới nước
Trò chơi: Tìm đồ vật theo tiếng vỗ tay
* Mục đích
– Giúp trẻ phát triển thính giác âm nhạc,trẻ phản ứng nhanh với các tiếng vỗ tay phát ra.
– Trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi, trẻ yêu thích âm nhạc.
– Trẻ chơi đúng trò chơi theo luật chơi.
* Cách tiến hành:
– Cách chơi
+ Cô có một rổ các con vật sống dưới nước: tôm, cua, cá…Cô mời một trẻ lên chơi đội mũ chóp che kín mặt, cô vừa đi vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm và giấu các con vật sống dưới nước vào phía sau các bạn ngồi ở phía dưới. Khi cô giấu xong trẻ sẽ bỏ mũ chóp ra và đi tìm xem cô giấu vật ở đâu.
+ Các bạn ở dưới giúp bạn tìm bằng cách, khi bạn ở xa vật thì chúng mình sẽ vỗ tay theo tiết tấu chậm, khi trẻ đến gần vật thì chúng mình sẽ vỗ tay theo tiết tấu phối hợp để báo hiệu cho bạn.
– Luật chơi
Bạn nào tìm được vật sẽ giành chiến thắng và nhận được một phần quà, bạn nào không tìm được vật sẽ phải hát tặng lớp một bài hát.
1.3. Trò chơi 3:
Chủ đề lớn: Thế giới thực vật
Chủ đề nhỏ: Một số loài hoa
Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
* Mục đích
– Phát triển thính giác cho trẻ, trẻ phản ứng nhanh với tiếng vỗ tay được phát ra.
– Trẻ yêu thích âm nhạc, thấy được vẻ đẹp của các loài hoa thông qua bài hát.
– Trẻ tích cực khi tham gia trò chơi và chơi đúng luật chơi.
– Rèn sự phối hợp của tay, chân, sự phối hợp giữa các giác quan.
* Cách tiến hành:
– Cách chơi
+ Cô mời lần lượt 3 đến 4 nhóm trẻ lên chơi, mỗi nhóm trẻ gồm 4 đến 5 trẻ, trẻ sẽ đóng vai là những bông hoa màu sắc khác nhau xếp thành hàng ngang và cô và trẻ hát vang bài hát “Màu hoa’ của nhạc sĩ Hồng Đăng. Nhiệm vụ của chúng ta là khi cô vỗ tay theo tiết tấu chậm thì 2 tay trẻ giả làm hoa nở chậm về phía trước, khi cô vỗ tay theo tiết tấu nhanh thì 2 tay trẻ giả làm hoa nở nhanh ra phía trước.
– Luật chơi
Trẻ đóng bông hoa nào làm hoa nở không đúng theo tiếng vỗ tay của cô thì sẽ phải nhảy lò cò.
2) Tiến hành tổ chức trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Khi đã lựa chọn và xây dựng trò chơi âm nhạc theo tiết tấu phù hợp với từng nội dung chủ đề thì tiến hành tổ chức trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo trình tự cụ thể:
– Giới thiệu tên trò chơi.
– Giải thích cách chơi, luật chơi.
– Cô cho trẻ chơi thử.
– Hướng dẫn trẻ và cho trẻ chơi.
Yêu cầu: Khi tổ chức cho trẻ chơi cần
+ Khuyến khích động viên trẻ chơi.
+ Nâng cao dần yêu cầu trong các lần chơi sau.
+ Trò chơi mới cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi. Trò chơi cũ cô có thể cho trẻ nói cách chơi, luật chơi.
+ Tổ chức cho tất cả trẻ cùng được chơi.
3) Đánh giá kỹ năng âm nhạc của trẻ khi chơi trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Sau khi tổ chức trò chơi âm nhạc theo tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, giáo viên cần đánh giá để biết được hiệu quả của việc sử dụng trò chơi âm nhạc theo tiết tấu nâng cao được kỹ năng âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Việc đánh giá cần căn cứ vào các tiêu chí sau:
– Về kỹ năng âm nhạc (hát, vận động, nghe…) khi tham gia Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu: Thực hiện đúng và chính xác các kỹ năng âm nhạc (hát, vận động, nghe…) theo yêu cầu của trò chơi.
– Về thực hiện Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu: Thực hiện đúng trình tự cách chơi và luật chơi.
– Về khả năng phối hợp các kỹ năng âm nhạc (hát, vận động, nghe…) với trình tự cách chơi và luật chơi khi tham gia trò chơi âm nhạc theo tiết tấu: Phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng khi tham gia trò chơi âm nhạc theo tiết tấu.
Việc sử dụng Trò chơi Âm nhạc theo tiết tấu trong tổ chức tiết học Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm cho tiết học của trẻ trở lên phong phú, đa dạng. Trẻ hứng thú, tích cực hơn và đặc biệt thông qua chơi trò chơi âm nhạc theo tiết tấu giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được nâng cao kỹ năng âm nhạc. Do đó, trong thực tiễn học sinh, sinh viên ngành giáo dục mầm non cần tự thiết kế, sưu tầm và sử dụng thường xuyên trò chơi âm nhạc theo tiết tấu trong tổ chức các tiết học âm nhạc theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi phù hợp với thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Hòa (2009), Giáo trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non (dành cho hệ Cao đẳng sư phạm mầm non), NXB Giáo dục.
2. Lý Thu Hiền – Nguyễn Cẩm Bích (2007). Trò chơi âm nhạc cho trẻ từ 2 – 6 tuổi theo hướng tích hợp chủ đề. NXB Giáo dục.
3. Trung tâm nghiên cứu Giáo dục mầm non (2010), Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề từ 3 – 6 tuổi, NXB Giáo dục.
4. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non (2006), Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, NXB Bản Đồ.
5. Http://mamnon.vn/

ThS. Đặng Thị Bích Diệp
Giảng viên Khoa Tiểu học Mầm non

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Khoa Tiểu học Mầm non tổ chức chương trình “Gặp mặt các thế hệ giảng viên, học sinh sinh viên” nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Trường, 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (23/11)
  • Giao lưu “Miền ký ức” – chương trình xúc động và đầy ý nghĩa (23/11)
  • Cô giáo và mái trường (23/11)
  • Lớp CĐ16MN1 tổ chức lễ tri ân Kỉ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam (23/11)
  • Tri ân thầy cô giáo nhân dịp chào mừng 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20-11-1982, 20/11/2017) (17/11)
  • Lớp CĐ16MN2 tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (17/11)
  • Sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non luyện tập văn nghệ chào mừng Hội khoa nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Trường (11/11)
  • Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của lớp TC16MN tại trường Mần non Bình Minh – Thành phố Lào Cai (10/11)
Các bài đã đăng
  • Dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ, vai trò của giáo dục trải nghiệm trong quá trình học tập của trẻ cho thấy sự phù hợp giữa phương pháp và mô hình để mang lại một kết quả tố (09/11)
  • Trải nghiệm về hoạt động “Sinh hoạt chiều” của trẻ ở trường mầm non Ánh Hồng (07/11)
  • Kế hoạch Hội khoa – Khoa Tiểu học – Mầm non chào mừng 25 năm thành lập trường (06/11)
  • Trải nghiệm về hoạt động trả trẻ ở Trường mầm non Ánh hồng, phường Bình Minh, Thành phố Lào Cai (04/11)
  • Sinh viên lớp CĐ15MN2 tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm học phần Phương Pháp Giáo Dục Thể Chất (03/11)
  • Bồi dưỡng giáo viên mầm non hạn chế năng lực: Tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ tỉnh Lào cai (02/11)
  • Cảm nhận về hoạt động thể dục sáng của các bé ở trường mầm non Bắc Cường (02/11)
  • Đôi điều cảm nhận về Hội thảo chuyên đề “Học sinh, sinh viên ngành mầm non với hoạt động nghiên cứu khoa học” (31/10)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin