Dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ, vai trò của giáo dục trải nghiệm trong quá trình học tập của trẻ cho thấy sự phù hợp giữa phương pháp và mô hình để mang lại một kết quả tố

Tóm tắt: Giáo dục mầm non là giai đoạn giáo dục đầu đời của con người, có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 rồi sau đó bước vào đời… Một câu hỏi được đặt ra là làm sao để phát triển tốt nhất các kĩ năng của trẻ?Việc tổ chức giáo dục khoa học cho trẻ nhằm phát triển nhận thức và kĩ năng đã trở thành nội dung được chú trọng. Giáo dục khoa học phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận được những tri thức tiền khoa học và thúc đẩy trẻ tích cực hoạt động nhận thức. Giáo dục khoa học cho trẻ mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm giáo dục Montessori là một hướng đi mới có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ.
Pre- school education is the first stage of human education, which is extremely important for children to develop comprehensively and form the first elements of personality, preparing children to enter the primary school and live independently. The question is how to develop the best skills of the child? The organization of science education for children to develop cognition and skills have become focused point. Appropriate science education will help children find new things, access pre- scientific knowledge, and motivate them to become active in cognitive activities. Science education for preschool children through experiential education from the perspective of Montessori is a new direction that has many advantages and stimulates the intellectual potential of children.
Từ khoá: Trải nghiệm, Montessori, Giáo dục khoa học.
1. MỞ ĐẦU
Sáu năm đầu đời được coi là thời kỳ phát triển “vàng” đối với cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, giáo dục mầm non tốt sẽ là tiền đề để hình thành một cá nhân toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục sớm đối với trẻ em, công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non ngày càng được chú trọng. Dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ. Phương pháp dạy học trải nghiệm được sử dụng trong nhiều mô hình ngoài mô hình giáo dục truyền thống như: mô hình giáo dục của Shichida Makoto (Nhật Bản), Glenn Doman (Mỹ), Phùng Đức Toàn (Trung Quốc), phương pháp giáo dục Montessori. Montessori là phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nền tảng tự do, cho phép trẻ được tự tiếp xúc, ứng xử, khám phá một cách một cách tự nhiên với môi trường xung quanh. Tinh thần giáo dục Montessori đã khẳng định một cách rõ ràng vai trò của giáo dục trải nghiệm trong quá trình học tập của trẻ, cho thấy sự phù hợp giữa phương pháp và mô hình để mang lại một kết quả tốt hơn. Để phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý trẻ, nội dung chương trình giáo dục khoa học cho trẻ ở các trường Mầm non cũng có những thay đổi. Tuy vậy, quá trình này vẫn còn có những hạn chế như ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá, quy trình khám phá đơn điệu, nhàm chán,trẻ học một cách thụ động… “Giáo dục khoa học cho trẻ mầm non theo phương pháp Montessori”là một lựa cần thiết giúp giáo viên giải quyết những hạn chế trên và giúp giáo viên có một cái nhìn đúng đắn về trẻ em và các phương pháp dạy học mới.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề về giáo dục trải nghiệm
2.1.1. Trải nghiệm
Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi…) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó,chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.
1.1.2. Giáo dục trải nghiệm
Ngay từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Ở phương Đông, hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551- 479 TCN) nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Ở phương Tây, Aristotle (384- 332TCN) cho rằng: “Những điều chúng ta phải học trước rồi mới làm, chúng ta học thông qua làm việc đó” [11, tr41]
Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về giáo dục trải nghiệm, không thể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori. Montessori khẳng định: “Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với môi trường” [4, tr60]. Có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải “thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài”, thông qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường. Một trong những tư tưởng triết lý của Montessori là chúng ta “không nên coi trọng trí óc hơn là đôi tay, mà phải kết hợp cả hoạt động của trí óc với đôi tay tạo thành một hoạt động sáng tạo song hành” [4, tr59]. Montessori gọi đôi tay là công cụ của trí tuệ và nhận định “đôi tay phối hợp với bộ não để tạo nên trí thông minh của trẻ”. Như vậy, “trải nghiệm” theo quan điểm Montessori nhấn mạnh việc học được thực hiện thông qua các tương tác với môi trường bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lý tính (sự phối hợp của đôi tay và trí óc) và cho rằng đó là một phần không thể thiếu để trẻ phát triển và hoàn thiện. Vai trò của trẻ trong quá trình trải nghiệm không chỉ là người tham gia mà chính là chủ thể thực hiện các tương tác với đối tượng; thông qua quá trình tương tác này mà kiến tạo những kiến thức mới trở thành kinh nghiệm của bản thân.
1.1.3. Đặc trưng của giáo dục trải nghiệm
Học tập được tiếp nhận tốt nhất trong quá trình, không phải ở kết quả. Nghĩa là giáo dục trải nghiệm không chỉ quan tâm đến kết quả của việc học đó ra sao mà quan trọng hơn là trẻ học như thế nào trong quá trình học tập đó. Như vậy, kết quả không phải là yếu tố quyết định tất cả về việc học mà cần quan tâm cả quá trình đi đến kết quả đó.
Học tập trải nghiệm là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo ra tri thức. Có nghĩa là nguồn gốc những kiến thức mà trẻ có được xuất phát từ thực hành chứ không phải là một lý thuyết. Từ những kinh nghiệm đã có đó, kết hợp với những gì mà trẻ cảm nhận được bằng các giác quan để xây dựng, một kiến thức mới hoặc mở rộng kiến thức của bản thân trẻ chứ không phải chỉ là ghi nhớ những gì trẻ thấy.
Học tập trải nghiệm bao gồm các tương tác giữa con người với đối tượng. Nghĩa là kiến thức mà trẻ thu được không phải nhờ vào việc cô truyền thụ cho trẻ hay trẻ bị động, ngồi yên, mà cách duy nhất để học tập thông qua giáo dục trải nghiệm là trẻ phải chủ động, tích cực tiếp xúc, tác động tới môi trường đó.
Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục trải nghiệm. Trong quá trình trải nghiệm, trẻ là trung tâm là chủ thể của hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, giáo dục trải nghiệm đòi hỏi trẻ phải có nhu cầu, hứng thú, sự tò mò với đối tượng trải nghiệm. Bởi vì chính sự hứng thú, tò mò sẽ trở thành động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào quá trình trải nghiệm và tự trải nghiệm để tìm hiểu thế giới xung quanh. Cùng với trẻ, giáo viên là người dẫn dắt, hướng trẻ vào môi trường trải nghiệm, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà trẻ thu được quá trải nghiệm.
Môi trường trải nghiệm là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình trải nghiệm. Môi trường trải nghiệm phải khai thác được hết kinh nghiệm của trẻ; đảm bảo an toàn, đầy đủ đối tượng trải nghiệm để trẻ có thể chủ động, tích cực tương tác với môi trường.
Tóm lại, giáo dục trải nghiệm là việc giáo viên tổ chức cho trẻ tương tác với đối tượng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của “trí óc” và “đôi tay”. Quá trình tổ chức trải nghiệm đó cần được thiết kế dựa trên vốn kinh nghiệm của trẻ và khơi gợi sự hứng thú, trí tò mò thúc đẩy trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Trong hoạt động trải nghiệm, việc trẻ tích cực, chủ động tiến hành trải nghiệm quan trọng hơn kết quả của quá trình đó.
2.2. Giáo dục trải nghiệm cho trẻ mầm non theo quan điểm Montessori
2.2.1. Phương pháp Montessori
Montessori (1870 – 1952) là nữ tiến sĩ y khoa đầu tiên của Italia. Tuy nhiên, bà được biết đến nhiều hơn với vai trò của một nhà giáo dục, bà “là một trong những người đi tiên phong và có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử giáo dục mầm non” [2, tr8,9]. Phương pháp Montessori hay triết lý giáo dục Montessori được hình thành trên cơ sở thực nghiệm, quan sát và nghiên cứu về trẻ em của bà Montessori. “Nó cho rằng tiền đề của sự phát triển là tôn trọng đặc thù của trẻ, trẻ có thể đạt được hiệu quả học tập cao nhất khi được tự do hoạt động trong môi trường xã hội” [2, tr8]. Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nền tảng tự do, cho phép trẻ được tự do tiếp xúc, tương tác, ứng xử với môi trường xung quanh một cách tự nhiên. Qua đó, trẻ sẽ tăng cường được vốn hiểu biết, có cơ hội rèn luyện, hoàn thiện các kĩ năng phục vụ cho cuộc sống, có thái độ đúng đắn và tiếp thu được các quy tắc ứng xử xã hội; góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ (trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất).
2.2.2. Đặc điểm giáo dục trải nghiệm cho trẻ mầm non theo quan điểm Montessori
Giáo dục trải nghiệm theo Montessori có những đặc điểm sau:
– Giáo dục trải nghiệm theo Montessori là một hoạt động tương tác giữa trẻ với đối tượng học. Việc tương tác với môi trường đòi hỏi trẻ phải sử dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu về đối tượng.
– Không chỉ chú trọng vào vai trò của tương tác bằng các giác quan, Montessori đặc biệt nhấn mạnh vai đến vai trò của đôi tay. Giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori đòi hỏi môi trường trải nghiệm phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định với mục đích rõ ràng, cụ thể phải được đặt trong tầm với của trẻ.
– Giáo cụ là một yếu tố bắt buộc trong giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori. Mỗi giáo cụ đều được đưa ra một cách có mục đích.
– Trong giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori trẻ học tập với tư cách là “một nhà khoa học”. Giáo viên chỉ là một phần trong môi trường trải nghiệm của trẻ, còn lại trẻ phải tự làm tất cả trong quá trình trải nghiệm. Montessori đề cao yếu tố trẻ “tự làm” chứ trẻ không phải là một nhân tố tham gia vào quá trình trải nghiệm. Có nghĩa là trẻ là một người thử nghiệm, một người quan sát, trải nghiệm…
2.3. Biện pháp giáo dục khoa học cho trẻ mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori
2.3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục khoa học cho trẻ mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori
Giáo dục khoa học cho trẻ mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori để đề xuất một số biện pháp giáo dục khoa học cần tuân theo một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác, nguyên tắc đảm bảo tính tư do kỷ luật, nguyên tắc đảm bảo một môi trường trải nghiệm được chuẩn bị
2.3.2. Một số biện pháp tổ chức giáo dục khoa học cho trẻ mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori
2.3.2.1. Xây dựng môi trường trải nghiệm lớp học theo quan điểm giáo dục Montessori
Môi trường lớp học gồm các yếu tố về không gian lớp học; các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi trong lớp và yếu tố con người (cô giáo và các bạn). Một trong các yếu tố thiết yếu để thực hiện triết lí và phương pháp Montessori là cần có một “môi trường được chuẩn bị”. Để xây dựng môi trường trải nghiệm ở lớp học theo quan điểm Montessori, giáo viên chia lớp thành các góc tùy chủ đề/lĩnh vực giáo dục (góc phân vai, góc học tập, góc tự nhiên, góc khoa học, góc xây dựng, góc nghệ thuật… ) song cần có ý tưởng về cách sắp xếp, số lượng của đối tượng trong các góc, về cách sử dụng và mục đích sử dụng các đồ dùng, dụng cụ trong từng góc sao cho tạo được môi trường trải nghiệm tốt nhất cho trẻ. Nhìn chung, môi trường trải nghiệm lớp học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Thiết kế và tổ chức môi trường cho trẻ học tập trải nghiệm cần đảm bảo tính mục đích, tính giáo dục, yếu tố thẩm mĩ và sự tự do của trẻ.
– Môi trường Montessori cần gần gũi, thân thiện (Montessori gọi là đó “ngôi nhà trẻ thơ”) với không gian thoáng mát, trang trí sinh động hấp dẫn và nhất thiết cần có các yếu tố tự nhiên như giỏ hoa, cây xanh, con vật nhỏ…
– Môi trường cần bố cục, sắp xếp có trật tự và trật tự đó phải đảm bảo được duy trì (vì trẻ 2 – 4 tuổi đang trong thời kì nhạy cảm về trình tự).
– Mỗi giáo cụ, đồ dùng, vật dụng là một phần của môi trường mà trẻ làm việc và là công cụ để trẻ hoạt động, tương tác, trải nghiệm, khám phá. Do đó, mỗi giáo cụ, đồ dùng được đưa vào các góc, các khu vực và trong phạm vi lớp học phải có chủ đích và phải nhằm giải quyết các mục đích cụ thể.
– Mỗi loại giáo cụ (dùng cho một chủ đề/, lĩnh vực hay nội dung cho trẻ khám phá) chỉ nên có một bộ duy nhất, và các giáo cụ cần phải được sắp xếp theo trật tự.
– Mỗi giáo cụ khi được đưa ra sử dụng là nhằm giúp trẻ thực hiện một công việc nào đó.
– Các giáo cụ là đối tượng trẻ tìm hiểu, thao tác nên có màu sắc nổi bật, các vật chứa đối tượng nên có màu sắc trung tính.
2.3.2.2 Thiết kế hoạt động giáo dục khoa học cho trẻ mầm non theo quan điểm Montessori
Bước 1: Xác định chủ đề, lĩnh vực phát triển, đề tài, lứa tuổi, thời gian.
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học trải nghiệm được xác định dựa vào Chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm phát triển của trẻ và điều kiện thực tiễn. Mục tiêu bài học giáo dục khoa học cho trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm bao gồm về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Trong quá trình giáo dục trẻ, Montessori tập trung hơn cả vào các mục tiêu, trong đó bà xác định mục tiêu giáo dục trẻ là “sự phát triển của một con người hoàn thiện, hướng về môi trường, biết thích nghi với thời gian, không gian và nền văn hóa mà con người đó sinh sống”.
Bước 3: Xây dựng nội dung và hoạt động trải nghiệm
– Lựa chọn và xây dựng nội dung cho trẻ trải nghiệm ở trường mầm non cho phù hợp
– Dự kiến hình thức tiến hành bài học trải nghiệm cho phù hợp thực tiễn
– Xác định các hoạt động cụ thể sẽ tổ chức cho trẻ khi tiến hành bài học.
(1) Hoạt động thực hành trải nghiệm (hoạt động có chủ đích)
(2) Hoạt động kết hợp (hoạt động tiếp nối).
– Xác định các phương pháp, hình thức tổ chức và điều kiện, phương tiện để tiến hành các hoạt động đó
Bước 4: Thiết kế môi trường trải nghiệm.
– Không gian phòng học trải nghiệm cần thoáng mát, thân thiện, có cây xanh tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thoái mái và gần gũi như “ngôi nhà trẻ thơ”.
– Chuẩn bị đối tượng cho trẻ tương tác, khám phá: đối tượng phù hợp mục tiêu, nội dung bài học, đẹp, sinh động, màu sắc thu hút trẻ; đảm bảo về số lượng đối tượng với số trẻ trong lớp (nếu cho trẻ tìm hiểu cá nhân hay nhóm 2- 3 trẻ…)
– Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện hỗ trợ khác (tùy theo hoạt động cụ thể): về loại, số lượng, tính chất, đặc điểm…
– Cách bố cục, sắp xếp, vị trí và thứ tự sử dụng các đối tượng, đồ dùng, phương tiện.
Bước 5: Thiết kế các hoạt động giáo dục khoa học cho trẻ thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori
Bài học trải nghiệm có thể được tiến hành với nhiều hình thức khác nhau (tiết học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc…) song giáo viên có thể mô tả kế hoạch bài học theo cấu trúc chung sau:
I. Mục tiêu
II. Môi trường trải nghiệm
III. Các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu nội dung
Giáo viên cho trẻ khởi động nhẹ nhàng bằng vận động đơn giản, ca hát, nhịp phách, kể các mẩu chuyện ngắn, trò chuyện tạo cảm xúc… Có thể cho trẻ khởi động nhóm (circle time – dành cho kiểu hoạt động nhóm chung của lớp học Montessori) bằng cách cho trẻ đi thành hàng quanh một đường tròn được thiết kế sẵn trong lớp, sau đó trẻ sẽ cùng ngồi quanh đường tròn (đối diện nhau), cùng hát hay trò chuyện về một vấn đề/đối tượng (một bức tranh, đồ vật…) theo hướng dẫn của cô.
Yêu cầu hoạt động cần đơn giản, ngắn gọn, tạo hứng thú vui vẻ cho trẻ.
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành trải nghiệm
Giáo viên có thể sử dụng các biện pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học để tổ chức cho trẻ khám phá, phán đoán, suy luận về các sự vật, hiện tượng.
Hoạt động 3: Hoạt động kết hợp
GV linh hoạt lựa chọn các hoạt động tiếp nối để giúp trẻ củng cố các ấn tượng về đối tượng hay tình huống trẻ trải nghiệm như:
– Hoạt động âm nhạc
– Hoạt động tạo hình
– Hoạt động chơi trò chơi
– Hoạt động với đồ vật
– Hoạt động thực hành, luyện tập, làm bộ sưu tập, làm sách tranh…
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá, kết thúc
2.3.3. Minh họa tiến trình tổ chức cho trẻ khám phá khoa học theo phương pháp Montessori
* Minh họa thiết kế hoạt động giáo dục
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đề tài: Khám phá các loại quả
Lứa tuổi: 3- 4 tuổi
Số trẻ: 15- 20 trẻ
Thời gian: 15- 20 phút
Mục tiêu
Kiến thức
– Trẻ biết tên gọi, biết các đặc điểm (hình dạng, màu sắc, mùi, vị, cấu tạo…) và tác dụng của một số loại quả.
– Mở rộng hiểu biết về các loại quả.
Kĩ năng
– Rèn luyện và phối hợp các giác quan: trẻ quan sát, tri giác, khám phá đặc điểm các loại quả
– Rèn kĩ năng tư duy: trẻ nhận biết, phân biệt, so sánh các loại quả theo các tiêu chí khác nhau (về màu sắc, hình dạng, bề mặt, trọng lượng…) bằng cảm nhận của các giác quan.
– Rèn kĩ năng thao tác và điều chỉnh các thao tác tay trong hoạt động thực hành trải nghiệm, khám phá các loại quả.
– Phát triển ngôn ngữ: sử dụng từ, câu đơn giản để miêu tả về đặc điểm các loại quả; diễn đạt và thể hiện cảm xúc
– Rèn các kĩ năng: kĩ năng vận động, kĩ năng tích hợp (âm nhạc, tạo hình), kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng xã hội (chia sẻ, chờ đợi theo lượt).
Thái độ
Giáo dục trẻ thích ăn các loại quả, yêu quý và trân trọng môi trường, chăm sóc và bảo vệ tự nhiên (tưới cây, nhổ cỏ…).
Môi trường trải nghiệm
– Địa điểm: lớp học có không gian thoáng mát, có các giỏ cây trang trí.
– Tường lớp: có treo tranh tĩnh vật hoa quả và có sẵn các khung trống để trẻ treo tranh vẽ quả sau bài học (mỗi trẻ một khung tranh).
– Sàn lớp vẽ sẵn một đường tròn sử dụng cho hoạt động khởi động nhóm.
– Bố trí lớp: Trong lớp có từ 5- 7 bộ bàn ghế (bàn hình chữ nhật cho 3 trẻ ngồi trải nghiệm theo nhóm, xếp thứ tự hình chữ U; ghế đủ cho các trẻ).
– Đồ dùng, giáo cụ:
+ Một tranh tĩnh vật hoa quả.
+ Bộ giáo cụ về quả: giỏ gồm các quả cam, táo, chuối, nho.
+ Bộ hộp dao, dĩa gọt hoa quả (2 – 3 bộ) (việc sử dụng bộ giáo cụ này có sự hỗ trợ của GV).
+ Bộ tranh tô màu các loại quả (15- 20 trah).
+ Màu vẽ các loại
Các hoạt động trải nghiệm
Hoạt động 1: Khởi động
– Cho trẻ vận động theo nhạc bài “Quả” và đi thành hàng quanh một đường tròn (được thiết kế sẵn trong lớp).
– Cô cho trẻ ngồi xung quanh đường tròn và trò truyện và hướng trẻ vào nội dung hoạt động.
Cho trẻ đi theo hàng và chia nhóm 3 trẻ ngồi lần lượt theo các bàn.
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành trải nghiệm
Trải nghiệm khám phá đối tượng bằng các giác quan
Cho trẻ lấy bộ giáo cụ về quả mà cô đã chuẩn bị về nhóm để khám phá.
Cô nêu yêu cầu: Các con hãy tìm hiểu xem các quả này có đặc điểm gì?
Trẻ tự do khám phá các loại quả bằng các giác quan theo ý thích.
Giáo viên linh hoạt hướng dẫn trẻ/nhóm trẻ sử dụng các giác quan để nhận biết đặc điểm các loại quả bằng các yêu cầu:
+ Đây là những quả gì? Vì sao con biết?
+ Con nhìn xem nó có đặc điểm gì?
+ Con hãy nhắm mắt, rồi hãy sờ xung quanh quả xem thế nào? Con cảm thấy gì?
+ Con thử cào vỏ quả xem nó có mùi gì? Con có nhận ra đây là quả gì không?
+ Con hãy cầm một quả nữa và cảm nhận xem chúng khác nhau thế nào?
Giáo viên giới thiệu bộ dụng cụ gọt hoa quả và lần lượt hỗ trợ các nhóm sử dụng thao tác với các loại quả của nhóm mình; trẻ thao tác để nhận biết cấu tạo bên trong và mùi vị của các loại quả.
Câu hỏi hướng dẫn:
+ Con hãy bổ quả và xem bên trong quả có gì?
+ Con hãy chia cho các bạn cùng ăn thử xem quả có vị gì?
+ Các con hãy cất quả của mình về giỏ và nhớ lại xem mình đã tìm hiểu những quả gì, chúng có đặc điểm gì?
Trò chuyện, thảo luận về các loại quả
– Cho trẻ ngồi tại vị trí nhóm, hướng về phía giáo viên và cùng thảo luận về các loại quả.
– Giáo viên mời đại diện trẻ (3- 4 trẻ) lên giới thiệu về đặc điểm loại quả mà trẻ vừa khám phá.
+ Con vừa tìm hiểu về quả gì?
+ Nó có đặc điểm gì? (trẻ trả lời tự do)
– Giáo viên trò chuyện cùng trẻ:
+ Chúng mình đã biết thêm rất nhiều các loại quả.
+ Bạn nào hãy giúp cô phân biệt cam và táo? (chuối và nho)
+ Con còn biết những loại quả nào khác? Hãy kể cho cô và các bạn.
+ Vì sao ba mẹ hay mua quả về cho chúng mình ăn nhỉ? Ăn quả có tác dụng gì?
+ Giáo viên (giáo dục trẻ): Ăn quả có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, chúng mình hãy ăn nhiều quả nhé.
Hoạt động kết hợp:
– Cho trẻ vẽ tô màu loại quả mà trẻ thích, mỗi trẻ tô một tranh.
– Cho trẻ vận động theo nhạc đứng thành hàng quanh vòng tròn khởi động; cô cùng trò chuyện với trẻ:
+ Chúng mình đã cùng học rất vui phải không nào!
+ Con đã vẽ tranh về quả gì? Hãy giới thiệu với cô và các bạn.
+ Giáo viên: Chúng mình vẽ những bức tranh rất đẹp đấy. Hãy cùng gắn những bức tranh này trên tường lớp nhé (cho trẻ đi gắn tranh lên các khung tranh đã chuẩn bị sẵn).
Hoạt động kết thúc:
– Cho trẻ vận động tự do theo nhạc và kết thúc bài học
3. KẾT LUẬN
Giáo dục mầm non là giai đoạn giáo dục đầu đời của con người, có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 rồi sau đó bước vào đời… Dạy học thông qua trải nghiệm theo quan điểm Montessori có ý nghĩa rất to lớn đối với giáo dục, nhất là đối với giáo dục bậc mầm non. Nếu vận dụng một cách nghiêm túc phương pháp trải nghiệm theo quan điểm Montessori vào tổ chức giáo dục khoa học cho trẻ mầm non sẽ đem lại kết quả rất cao. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc dạy học bằng các hoạt động trải nghiệm theo quan điểm Montessori nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở mầm non.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John Deway(2008), Dân chủ và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), NXB Trí thức, Hà Nội.
2. Ngô Hiểu Huy (2013), Phương pháp giáo dục Montessori- Phương pháp giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0- 6 tuổi (Thành Trung dịch), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Lê Thu Hương (2012), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong các trường mầm non theo chủ đề theo chương trình giáo dục mầm non mới (chủ biên), NXBGD Việt Nam, Hà Nội.
4. Paula Polk Lillard (1996), Phương pháp Montessori ngày nay (Nguyễn Thúy Uyên Phương dịch), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
5. Lý Lợi (chủ biên) (2014), Phương pháp giáo dục Montessori thời kì nhạy cảm của trẻ (Thanh Loan dịch), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6. Nguyễn Minh (2014), Phương pháp Montessori: Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao (biên soạn), NXB Lao Động, Hà Nội.
7. Maria Montessori (2013), Bí ẩn tuổi thơ (Nghiêm Phương Mai dịch), NXB Tri thức, Hà Nội.
8. Maria Montessori , Trí tuệ thẩm thấu- bí quyết kiến thiết trí tuệ và nhân cách cho trẻ (Thanh Vân dịch), NXB Lao động, Hà Nội.
9. Hoàng Thị Phương (2012), Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
10. Trần Thị Ngọc Trâm (2014), Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
11. Tạp chí công nghệ giáo dục số 2, tháng 6/ 2014
Một số trang web: http://sakuramontessori.edu.vn, https://vi.wikipedia.org

La Thị Bích Ngọc

GV khoa TH – MN

Dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ, vai trò của giáo dục trải nghiệm trong quá trình học tập của trẻ cho thấy sự phù hợp giữa phương pháp và mô hình để mang lại một kết quả tố

Gửi vào: 08:18 09/11/2017

Tóm tắt: Giáo dục mầm non là giai đoạn giáo dục đầu đời của con người, có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 rồi sau đó bước vào đời… Một câu hỏi được đặt ra là làm sao để phát triển tốt nhất các kĩ năng của trẻ?Việc tổ chức giáo dục khoa học cho trẻ nhằm phát triển nhận thức và kĩ năng đã trở thành nội dung được chú trọng. Giáo dục khoa học phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận được những tri thức tiền khoa học và thúc đẩy trẻ tích cực hoạt động nhận thức. Giáo dục khoa học cho trẻ mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm giáo dục Montessori là một hướng đi mới có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ.
Pre- school education is the first stage of human education, which is extremely important for children to develop comprehensively and form the first elements of personality, preparing children to enter the primary school and live independently. The question is how to develop the best skills of the child? The organization of science education for children to develop cognition and skills have become focused point. Appropriate science education will help children find new things, access pre- scientific knowledge, and motivate them to become active in cognitive activities. Science education for preschool children through experiential education from the perspective of Montessori is a new direction that has many advantages and stimulates the intellectual potential of children.
Từ khoá: Trải nghiệm, Montessori, Giáo dục khoa học.
1. MỞ ĐẦU
Sáu năm đầu đời được coi là thời kỳ phát triển “vàng” đối với cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, giáo dục mầm non tốt sẽ là tiền đề để hình thành một cá nhân toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục sớm đối với trẻ em, công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non ngày càng được chú trọng. Dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ. Phương pháp dạy học trải nghiệm được sử dụng trong nhiều mô hình ngoài mô hình giáo dục truyền thống như: mô hình giáo dục của Shichida Makoto (Nhật Bản), Glenn Doman (Mỹ), Phùng Đức Toàn (Trung Quốc), phương pháp giáo dục Montessori. Montessori là phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nền tảng tự do, cho phép trẻ được tự tiếp xúc, ứng xử, khám phá một cách một cách tự nhiên với môi trường xung quanh. Tinh thần giáo dục Montessori đã khẳng định một cách rõ ràng vai trò của giáo dục trải nghiệm trong quá trình học tập của trẻ, cho thấy sự phù hợp giữa phương pháp và mô hình để mang lại một kết quả tốt hơn. Để phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý trẻ, nội dung chương trình giáo dục khoa học cho trẻ ở các trường Mầm non cũng có những thay đổi. Tuy vậy, quá trình này vẫn còn có những hạn chế như ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá, quy trình khám phá đơn điệu, nhàm chán,trẻ học một cách thụ động… “Giáo dục khoa học cho trẻ mầm non theo phương pháp Montessori”là một lựa cần thiết giúp giáo viên giải quyết những hạn chế trên và giúp giáo viên có một cái nhìn đúng đắn về trẻ em và các phương pháp dạy học mới.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề về giáo dục trải nghiệm
2.1.1. Trải nghiệm
Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi…) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó,chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.
1.1.2. Giáo dục trải nghiệm
Ngay từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Ở phương Đông, hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551- 479 TCN) nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Ở phương Tây, Aristotle (384- 332TCN) cho rằng: “Những điều chúng ta phải học trước rồi mới làm, chúng ta học thông qua làm việc đó” [11, tr41]
Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về giáo dục trải nghiệm, không thể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori. Montessori khẳng định: “Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với môi trường” [4, tr60]. Có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải “thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài”, thông qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường. Một trong những tư tưởng triết lý của Montessori là chúng ta “không nên coi trọng trí óc hơn là đôi tay, mà phải kết hợp cả hoạt động của trí óc với đôi tay tạo thành một hoạt động sáng tạo song hành” [4, tr59]. Montessori gọi đôi tay là công cụ của trí tuệ và nhận định “đôi tay phối hợp với bộ não để tạo nên trí thông minh của trẻ”. Như vậy, “trải nghiệm” theo quan điểm Montessori nhấn mạnh việc học được thực hiện thông qua các tương tác với môi trường bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lý tính (sự phối hợp của đôi tay và trí óc) và cho rằng đó là một phần không thể thiếu để trẻ phát triển và hoàn thiện. Vai trò của trẻ trong quá trình trải nghiệm không chỉ là người tham gia mà chính là chủ thể thực hiện các tương tác với đối tượng; thông qua quá trình tương tác này mà kiến tạo những kiến thức mới trở thành kinh nghiệm của bản thân.
1.1.3. Đặc trưng của giáo dục trải nghiệm
Học tập được tiếp nhận tốt nhất trong quá trình, không phải ở kết quả. Nghĩa là giáo dục trải nghiệm không chỉ quan tâm đến kết quả của việc học đó ra sao mà quan trọng hơn là trẻ học như thế nào trong quá trình học tập đó. Như vậy, kết quả không phải là yếu tố quyết định tất cả về việc học mà cần quan tâm cả quá trình đi đến kết quả đó.
Học tập trải nghiệm là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo ra tri thức. Có nghĩa là nguồn gốc những kiến thức mà trẻ có được xuất phát từ thực hành chứ không phải là một lý thuyết. Từ những kinh nghiệm đã có đó, kết hợp với những gì mà trẻ cảm nhận được bằng các giác quan để xây dựng, một kiến thức mới hoặc mở rộng kiến thức của bản thân trẻ chứ không phải chỉ là ghi nhớ những gì trẻ thấy.
Học tập trải nghiệm bao gồm các tương tác giữa con người với đối tượng. Nghĩa là kiến thức mà trẻ thu được không phải nhờ vào việc cô truyền thụ cho trẻ hay trẻ bị động, ngồi yên, mà cách duy nhất để học tập thông qua giáo dục trải nghiệm là trẻ phải chủ động, tích cực tiếp xúc, tác động tới môi trường đó.
Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục trải nghiệm. Trong quá trình trải nghiệm, trẻ là trung tâm là chủ thể của hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, giáo dục trải nghiệm đòi hỏi trẻ phải có nhu cầu, hứng thú, sự tò mò với đối tượng trải nghiệm. Bởi vì chính sự hứng thú, tò mò sẽ trở thành động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào quá trình trải nghiệm và tự trải nghiệm để tìm hiểu thế giới xung quanh. Cùng với trẻ, giáo viên là người dẫn dắt, hướng trẻ vào môi trường trải nghiệm, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà trẻ thu được quá trải nghiệm.
Môi trường trải nghiệm là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình trải nghiệm. Môi trường trải nghiệm phải khai thác được hết kinh nghiệm của trẻ; đảm bảo an toàn, đầy đủ đối tượng trải nghiệm để trẻ có thể chủ động, tích cực tương tác với môi trường.
Tóm lại, giáo dục trải nghiệm là việc giáo viên tổ chức cho trẻ tương tác với đối tượng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của “trí óc” và “đôi tay”. Quá trình tổ chức trải nghiệm đó cần được thiết kế dựa trên vốn kinh nghiệm của trẻ và khơi gợi sự hứng thú, trí tò mò thúc đẩy trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Trong hoạt động trải nghiệm, việc trẻ tích cực, chủ động tiến hành trải nghiệm quan trọng hơn kết quả của quá trình đó.
2.2. Giáo dục trải nghiệm cho trẻ mầm non theo quan điểm Montessori
2.2.1. Phương pháp Montessori
Montessori (1870 – 1952) là nữ tiến sĩ y khoa đầu tiên của Italia. Tuy nhiên, bà được biết đến nhiều hơn với vai trò của một nhà giáo dục, bà “là một trong những người đi tiên phong và có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử giáo dục mầm non” [2, tr8,9]. Phương pháp Montessori hay triết lý giáo dục Montessori được hình thành trên cơ sở thực nghiệm, quan sát và nghiên cứu về trẻ em của bà Montessori. “Nó cho rằng tiền đề của sự phát triển là tôn trọng đặc thù của trẻ, trẻ có thể đạt được hiệu quả học tập cao nhất khi được tự do hoạt động trong môi trường xã hội” [2, tr8]. Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nền tảng tự do, cho phép trẻ được tự do tiếp xúc, tương tác, ứng xử với môi trường xung quanh một cách tự nhiên. Qua đó, trẻ sẽ tăng cường được vốn hiểu biết, có cơ hội rèn luyện, hoàn thiện các kĩ năng phục vụ cho cuộc sống, có thái độ đúng đắn và tiếp thu được các quy tắc ứng xử xã hội; góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ (trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất).
2.2.2. Đặc điểm giáo dục trải nghiệm cho trẻ mầm non theo quan điểm Montessori
Giáo dục trải nghiệm theo Montessori có những đặc điểm sau:
– Giáo dục trải nghiệm theo Montessori là một hoạt động tương tác giữa trẻ với đối tượng học. Việc tương tác với môi trường đòi hỏi trẻ phải sử dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu về đối tượng.
– Không chỉ chú trọng vào vai trò của tương tác bằng các giác quan, Montessori đặc biệt nhấn mạnh vai đến vai trò của đôi tay. Giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori đòi hỏi môi trường trải nghiệm phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định với mục đích rõ ràng, cụ thể phải được đặt trong tầm với của trẻ.
– Giáo cụ là một yếu tố bắt buộc trong giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori. Mỗi giáo cụ đều được đưa ra một cách có mục đích.
– Trong giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori trẻ học tập với tư cách là “một nhà khoa học”. Giáo viên chỉ là một phần trong môi trường trải nghiệm của trẻ, còn lại trẻ phải tự làm tất cả trong quá trình trải nghiệm. Montessori đề cao yếu tố trẻ “tự làm” chứ trẻ không phải là một nhân tố tham gia vào quá trình trải nghiệm. Có nghĩa là trẻ là một người thử nghiệm, một người quan sát, trải nghiệm…
2.3. Biện pháp giáo dục khoa học cho trẻ mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori
2.3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục khoa học cho trẻ mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori
Giáo dục khoa học cho trẻ mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori để đề xuất một số biện pháp giáo dục khoa học cần tuân theo một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác, nguyên tắc đảm bảo tính tư do kỷ luật, nguyên tắc đảm bảo một môi trường trải nghiệm được chuẩn bị
2.3.2. Một số biện pháp tổ chức giáo dục khoa học cho trẻ mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori
2.3.2.1. Xây dựng môi trường trải nghiệm lớp học theo quan điểm giáo dục Montessori
Môi trường lớp học gồm các yếu tố về không gian lớp học; các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi trong lớp và yếu tố con người (cô giáo và các bạn). Một trong các yếu tố thiết yếu để thực hiện triết lí và phương pháp Montessori là cần có một “môi trường được chuẩn bị”. Để xây dựng môi trường trải nghiệm ở lớp học theo quan điểm Montessori, giáo viên chia lớp thành các góc tùy chủ đề/lĩnh vực giáo dục (góc phân vai, góc học tập, góc tự nhiên, góc khoa học, góc xây dựng, góc nghệ thuật… ) song cần có ý tưởng về cách sắp xếp, số lượng của đối tượng trong các góc, về cách sử dụng và mục đích sử dụng các đồ dùng, dụng cụ trong từng góc sao cho tạo được môi trường trải nghiệm tốt nhất cho trẻ. Nhìn chung, môi trường trải nghiệm lớp học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Thiết kế và tổ chức môi trường cho trẻ học tập trải nghiệm cần đảm bảo tính mục đích, tính giáo dục, yếu tố thẩm mĩ và sự tự do của trẻ.
– Môi trường Montessori cần gần gũi, thân thiện (Montessori gọi là đó “ngôi nhà trẻ thơ”) với không gian thoáng mát, trang trí sinh động hấp dẫn và nhất thiết cần có các yếu tố tự nhiên như giỏ hoa, cây xanh, con vật nhỏ…
– Môi trường cần bố cục, sắp xếp có trật tự và trật tự đó phải đảm bảo được duy trì (vì trẻ 2 – 4 tuổi đang trong thời kì nhạy cảm về trình tự).
– Mỗi giáo cụ, đồ dùng, vật dụng là một phần của môi trường mà trẻ làm việc và là công cụ để trẻ hoạt động, tương tác, trải nghiệm, khám phá. Do đó, mỗi giáo cụ, đồ dùng được đưa vào các góc, các khu vực và trong phạm vi lớp học phải có chủ đích và phải nhằm giải quyết các mục đích cụ thể.
– Mỗi loại giáo cụ (dùng cho một chủ đề/, lĩnh vực hay nội dung cho trẻ khám phá) chỉ nên có một bộ duy nhất, và các giáo cụ cần phải được sắp xếp theo trật tự.
– Mỗi giáo cụ khi được đưa ra sử dụng là nhằm giúp trẻ thực hiện một công việc nào đó.
– Các giáo cụ là đối tượng trẻ tìm hiểu, thao tác nên có màu sắc nổi bật, các vật chứa đối tượng nên có màu sắc trung tính.
2.3.2.2 Thiết kế hoạt động giáo dục khoa học cho trẻ mầm non theo quan điểm Montessori
Bước 1: Xác định chủ đề, lĩnh vực phát triển, đề tài, lứa tuổi, thời gian.
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học trải nghiệm được xác định dựa vào Chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm phát triển của trẻ và điều kiện thực tiễn. Mục tiêu bài học giáo dục khoa học cho trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm bao gồm về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Trong quá trình giáo dục trẻ, Montessori tập trung hơn cả vào các mục tiêu, trong đó bà xác định mục tiêu giáo dục trẻ là “sự phát triển của một con người hoàn thiện, hướng về môi trường, biết thích nghi với thời gian, không gian và nền văn hóa mà con người đó sinh sống”.
Bước 3: Xây dựng nội dung và hoạt động trải nghiệm
– Lựa chọn và xây dựng nội dung cho trẻ trải nghiệm ở trường mầm non cho phù hợp
– Dự kiến hình thức tiến hành bài học trải nghiệm cho phù hợp thực tiễn
– Xác định các hoạt động cụ thể sẽ tổ chức cho trẻ khi tiến hành bài học.
(1) Hoạt động thực hành trải nghiệm (hoạt động có chủ đích)
(2) Hoạt động kết hợp (hoạt động tiếp nối).
– Xác định các phương pháp, hình thức tổ chức và điều kiện, phương tiện để tiến hành các hoạt động đó
Bước 4: Thiết kế môi trường trải nghiệm.
– Không gian phòng học trải nghiệm cần thoáng mát, thân thiện, có cây xanh tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thoái mái và gần gũi như “ngôi nhà trẻ thơ”.
– Chuẩn bị đối tượng cho trẻ tương tác, khám phá: đối tượng phù hợp mục tiêu, nội dung bài học, đẹp, sinh động, màu sắc thu hút trẻ; đảm bảo về số lượng đối tượng với số trẻ trong lớp (nếu cho trẻ tìm hiểu cá nhân hay nhóm 2- 3 trẻ…)
– Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện hỗ trợ khác (tùy theo hoạt động cụ thể): về loại, số lượng, tính chất, đặc điểm…
– Cách bố cục, sắp xếp, vị trí và thứ tự sử dụng các đối tượng, đồ dùng, phương tiện.
Bước 5: Thiết kế các hoạt động giáo dục khoa học cho trẻ thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori
Bài học trải nghiệm có thể được tiến hành với nhiều hình thức khác nhau (tiết học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc…) song giáo viên có thể mô tả kế hoạch bài học theo cấu trúc chung sau:
I. Mục tiêu
II. Môi trường trải nghiệm
III. Các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu nội dung
Giáo viên cho trẻ khởi động nhẹ nhàng bằng vận động đơn giản, ca hát, nhịp phách, kể các mẩu chuyện ngắn, trò chuyện tạo cảm xúc… Có thể cho trẻ khởi động nhóm (circle time – dành cho kiểu hoạt động nhóm chung của lớp học Montessori) bằng cách cho trẻ đi thành hàng quanh một đường tròn được thiết kế sẵn trong lớp, sau đó trẻ sẽ cùng ngồi quanh đường tròn (đối diện nhau), cùng hát hay trò chuyện về một vấn đề/đối tượng (một bức tranh, đồ vật…) theo hướng dẫn của cô.
Yêu cầu hoạt động cần đơn giản, ngắn gọn, tạo hứng thú vui vẻ cho trẻ.
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành trải nghiệm
Giáo viên có thể sử dụng các biện pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học để tổ chức cho trẻ khám phá, phán đoán, suy luận về các sự vật, hiện tượng.
Hoạt động 3: Hoạt động kết hợp
GV linh hoạt lựa chọn các hoạt động tiếp nối để giúp trẻ củng cố các ấn tượng về đối tượng hay tình huống trẻ trải nghiệm như:
– Hoạt động âm nhạc
– Hoạt động tạo hình
– Hoạt động chơi trò chơi
– Hoạt động với đồ vật
– Hoạt động thực hành, luyện tập, làm bộ sưu tập, làm sách tranh…
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá, kết thúc
2.3.3. Minh họa tiến trình tổ chức cho trẻ khám phá khoa học theo phương pháp Montessori
* Minh họa thiết kế hoạt động giáo dục
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đề tài: Khám phá các loại quả
Lứa tuổi: 3- 4 tuổi
Số trẻ: 15- 20 trẻ
Thời gian: 15- 20 phút
Mục tiêu
Kiến thức
– Trẻ biết tên gọi, biết các đặc điểm (hình dạng, màu sắc, mùi, vị, cấu tạo…) và tác dụng của một số loại quả.
– Mở rộng hiểu biết về các loại quả.
Kĩ năng
– Rèn luyện và phối hợp các giác quan: trẻ quan sát, tri giác, khám phá đặc điểm các loại quả
– Rèn kĩ năng tư duy: trẻ nhận biết, phân biệt, so sánh các loại quả theo các tiêu chí khác nhau (về màu sắc, hình dạng, bề mặt, trọng lượng…) bằng cảm nhận của các giác quan.
– Rèn kĩ năng thao tác và điều chỉnh các thao tác tay trong hoạt động thực hành trải nghiệm, khám phá các loại quả.
– Phát triển ngôn ngữ: sử dụng từ, câu đơn giản để miêu tả về đặc điểm các loại quả; diễn đạt và thể hiện cảm xúc
– Rèn các kĩ năng: kĩ năng vận động, kĩ năng tích hợp (âm nhạc, tạo hình), kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng xã hội (chia sẻ, chờ đợi theo lượt).
Thái độ
Giáo dục trẻ thích ăn các loại quả, yêu quý và trân trọng môi trường, chăm sóc và bảo vệ tự nhiên (tưới cây, nhổ cỏ…).
Môi trường trải nghiệm
– Địa điểm: lớp học có không gian thoáng mát, có các giỏ cây trang trí.
– Tường lớp: có treo tranh tĩnh vật hoa quả và có sẵn các khung trống để trẻ treo tranh vẽ quả sau bài học (mỗi trẻ một khung tranh).
– Sàn lớp vẽ sẵn một đường tròn sử dụng cho hoạt động khởi động nhóm.
– Bố trí lớp: Trong lớp có từ 5- 7 bộ bàn ghế (bàn hình chữ nhật cho 3 trẻ ngồi trải nghiệm theo nhóm, xếp thứ tự hình chữ U; ghế đủ cho các trẻ).
– Đồ dùng, giáo cụ:
+ Một tranh tĩnh vật hoa quả.
+ Bộ giáo cụ về quả: giỏ gồm các quả cam, táo, chuối, nho.
+ Bộ hộp dao, dĩa gọt hoa quả (2 – 3 bộ) (việc sử dụng bộ giáo cụ này có sự hỗ trợ của GV).
+ Bộ tranh tô màu các loại quả (15- 20 trah).
+ Màu vẽ các loại
Các hoạt động trải nghiệm
Hoạt động 1: Khởi động
– Cho trẻ vận động theo nhạc bài “Quả” và đi thành hàng quanh một đường tròn (được thiết kế sẵn trong lớp).
– Cô cho trẻ ngồi xung quanh đường tròn và trò truyện và hướng trẻ vào nội dung hoạt động.
Cho trẻ đi theo hàng và chia nhóm 3 trẻ ngồi lần lượt theo các bàn.
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành trải nghiệm
Trải nghiệm khám phá đối tượng bằng các giác quan
Cho trẻ lấy bộ giáo cụ về quả mà cô đã chuẩn bị về nhóm để khám phá.
Cô nêu yêu cầu: Các con hãy tìm hiểu xem các quả này có đặc điểm gì?
Trẻ tự do khám phá các loại quả bằng các giác quan theo ý thích.
Giáo viên linh hoạt hướng dẫn trẻ/nhóm trẻ sử dụng các giác quan để nhận biết đặc điểm các loại quả bằng các yêu cầu:
+ Đây là những quả gì? Vì sao con biết?
+ Con nhìn xem nó có đặc điểm gì?
+ Con hãy nhắm mắt, rồi hãy sờ xung quanh quả xem thế nào? Con cảm thấy gì?
+ Con thử cào vỏ quả xem nó có mùi gì? Con có nhận ra đây là quả gì không?
+ Con hãy cầm một quả nữa và cảm nhận xem chúng khác nhau thế nào?
Giáo viên giới thiệu bộ dụng cụ gọt hoa quả và lần lượt hỗ trợ các nhóm sử dụng thao tác với các loại quả của nhóm mình; trẻ thao tác để nhận biết cấu tạo bên trong và mùi vị của các loại quả.
Câu hỏi hướng dẫn:
+ Con hãy bổ quả và xem bên trong quả có gì?
+ Con hãy chia cho các bạn cùng ăn thử xem quả có vị gì?
+ Các con hãy cất quả của mình về giỏ và nhớ lại xem mình đã tìm hiểu những quả gì, chúng có đặc điểm gì?
Trò chuyện, thảo luận về các loại quả
– Cho trẻ ngồi tại vị trí nhóm, hướng về phía giáo viên và cùng thảo luận về các loại quả.
– Giáo viên mời đại diện trẻ (3- 4 trẻ) lên giới thiệu về đặc điểm loại quả mà trẻ vừa khám phá.
+ Con vừa tìm hiểu về quả gì?
+ Nó có đặc điểm gì? (trẻ trả lời tự do)
– Giáo viên trò chuyện cùng trẻ:
+ Chúng mình đã biết thêm rất nhiều các loại quả.
+ Bạn nào hãy giúp cô phân biệt cam và táo? (chuối và nho)
+ Con còn biết những loại quả nào khác? Hãy kể cho cô và các bạn.
+ Vì sao ba mẹ hay mua quả về cho chúng mình ăn nhỉ? Ăn quả có tác dụng gì?
+ Giáo viên (giáo dục trẻ): Ăn quả có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, chúng mình hãy ăn nhiều quả nhé.
Hoạt động kết hợp:
– Cho trẻ vẽ tô màu loại quả mà trẻ thích, mỗi trẻ tô một tranh.
– Cho trẻ vận động theo nhạc đứng thành hàng quanh vòng tròn khởi động; cô cùng trò chuyện với trẻ:
+ Chúng mình đã cùng học rất vui phải không nào!
+ Con đã vẽ tranh về quả gì? Hãy giới thiệu với cô và các bạn.
+ Giáo viên: Chúng mình vẽ những bức tranh rất đẹp đấy. Hãy cùng gắn những bức tranh này trên tường lớp nhé (cho trẻ đi gắn tranh lên các khung tranh đã chuẩn bị sẵn).
Hoạt động kết thúc:
– Cho trẻ vận động tự do theo nhạc và kết thúc bài học
3. KẾT LUẬN
Giáo dục mầm non là giai đoạn giáo dục đầu đời của con người, có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 rồi sau đó bước vào đời… Dạy học thông qua trải nghiệm theo quan điểm Montessori có ý nghĩa rất to lớn đối với giáo dục, nhất là đối với giáo dục bậc mầm non. Nếu vận dụng một cách nghiêm túc phương pháp trải nghiệm theo quan điểm Montessori vào tổ chức giáo dục khoa học cho trẻ mầm non sẽ đem lại kết quả rất cao. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc dạy học bằng các hoạt động trải nghiệm theo quan điểm Montessori nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở mầm non.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John Deway(2008), Dân chủ và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), NXB Trí thức, Hà Nội.
2. Ngô Hiểu Huy (2013), Phương pháp giáo dục Montessori- Phương pháp giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0- 6 tuổi (Thành Trung dịch), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Lê Thu Hương (2012), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong các trường mầm non theo chủ đề theo chương trình giáo dục mầm non mới (chủ biên), NXBGD Việt Nam, Hà Nội.
4. Paula Polk Lillard (1996), Phương pháp Montessori ngày nay (Nguyễn Thúy Uyên Phương dịch), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
5. Lý Lợi (chủ biên) (2014), Phương pháp giáo dục Montessori thời kì nhạy cảm của trẻ (Thanh Loan dịch), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6. Nguyễn Minh (2014), Phương pháp Montessori: Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao (biên soạn), NXB Lao Động, Hà Nội.
7. Maria Montessori (2013), Bí ẩn tuổi thơ (Nghiêm Phương Mai dịch), NXB Tri thức, Hà Nội.
8. Maria Montessori , Trí tuệ thẩm thấu- bí quyết kiến thiết trí tuệ và nhân cách cho trẻ (Thanh Vân dịch), NXB Lao động, Hà Nội.
9. Hoàng Thị Phương (2012), Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
10. Trần Thị Ngọc Trâm (2014), Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
11. Tạp chí công nghệ giáo dục số 2, tháng 6/ 2014
Một số trang web: http://sakuramontessori.edu.vn, https://vi.wikipedia.org

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

La Thị Bích Ngọc

GV khoa TH – MN


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Khoa Tiểu học Mầm non tổ chức chương trình “Gặp mặt các thế hệ giảng viên, học sinh sinh viên” nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Trường, 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (23/11)
  • Giao lưu “Miền ký ức” – chương trình xúc động và đầy ý nghĩa (23/11)
  • Cô giáo và mái trường (23/11)
  • Lớp CĐ16MN1 tổ chức lễ tri ân Kỉ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam (23/11)
  • Tri ân thầy cô giáo nhân dịp chào mừng 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20-11-1982, 20/11/2017) (17/11)
  • Lớp CĐ16MN2 tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (17/11)
  • Sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non luyện tập văn nghệ chào mừng Hội khoa nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Trường (11/11)
  • Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của lớp TC16MN tại trường Mần non Bình Minh – Thành phố Lào Cai (10/11)
Các bài đã đăng
  • Trải nghiệm về hoạt động “Sinh hoạt chiều” của trẻ ở trường mầm non Ánh Hồng (07/11)
  • Kế hoạch Hội khoa – Khoa Tiểu học – Mầm non chào mừng 25 năm thành lập trường (06/11)
  • Trải nghiệm về hoạt động trả trẻ ở Trường mầm non Ánh hồng, phường Bình Minh, Thành phố Lào Cai (04/11)
  • Sinh viên lớp CĐ15MN2 tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm học phần Phương Pháp Giáo Dục Thể Chất (03/11)
  • Bồi dưỡng giáo viên mầm non hạn chế năng lực: Tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ tỉnh Lào cai (02/11)
  • Cảm nhận về hoạt động thể dục sáng của các bé ở trường mầm non Bắc Cường (02/11)
  • Đôi điều cảm nhận về Hội thảo chuyên đề “Học sinh, sinh viên ngành mầm non với hoạt động nghiên cứu khoa học” (31/10)
  • Thực trạng và giải pháp đảm bảo tỷ lệ chuyên cần cho học sinh sinh viên trường CĐSP Lào Cai (31/10)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin