Sản phẩm của người lãnh đạo là các quyết định. Quyết định có “đắt giá” hay không lại phụ thuộc vào tư chất và tính cách của người lãnh đạo. Quyết định của người càng có vai trò và địa vị cao thì mức độ ảnh hưởng đối với cộng đồng, xã hội càng lớn, thậm chí có thể liên quan tới sự tồn vong của một quốc gia, một dân tộc.
Thời hậu Hán, năm 128 sau công nguyên, để đốc thúc quân sĩ phải thắng không được thua, chỉ được phép tiến chứ không được phép lùi trong các cuộc giao chiến với quân Thục, vốn độc đoán, tàn nhẫn, Tào Tháo ra lệnh đốt đường sạn đạo – là những con đường độc đạo làm bằng tre trúc, ván gỗ bám vào sườn núi hiểm trở dẫn từ đất Ngụy sang đất Thục. Vì không còn đường lui nên quân sĩ Ngụy bằng mọi giá liều chết phải giành phần thắng trong cuộc chiến. Chính bởi thế, đội quân Tào luôn là nỗi khiếp sợ của rất nhiều nước chư hầu nằm trên dải đất Trung Hoa cổ rộng lớn. “Cao nhân tất hữu cao nhân trị” (người cao tay sẽ có người cao tay khác trị được), đội quân mà Tào Tháo luôn phải gờm mặt, không dành được vị trí “quán quân” chính là quân đội của Lưu Bị, chiếm cứ vùng đất Thục rộng lớn với 2 người em kết nghĩa Trương Phi, Quan Công và người quân sư huyền thoại Khổng Minh (Gia Cát Lượng). Với bốn nhân vật này, mỗi người đều có những quyết định “lưu danh thiên cổ”. Để thu phục nhân tâm viên tướng trẻ tài năng mà nhiều đạo quân khác ngấp nghé lôi kéo, mua chuộc- Triệu Tử Long, khi viên tướng này “mở đường máu” cứu được “ấu chứa”- đứa con trai sơ sinh duy nhất của chủ tướng thoát khỏi vòng tên đạn của quân Tào, trao tận tay bố nó là Lưu Bị. Nếu là những người bố khác thì tất nhiên họ sẽ ôm riết lấy con mình, mừng vui khôn siết và tập trung tất cả tâm trí vào nựng nịu đứa con bé bỏng vừa thoát nạn. Nhưng Lưu Bị thì khác, vừa đón đứa trẻ từ tay Triệu Tử Long, Lưu Bị đùng đùng nổi giận, vừa tung bổng đứa trẻ lên trời vừa quát: ” Vì mày mà tí nữa tao thì mất một viên đại tướng!”. Hành động “thiên vị” ấy khiến Triệu Tử Long cảm động đến thấu tâm can và nung nấu tâm nguyện sẽ trọn đời đi theo vị thủ lĩnh đất Thục. Trong tình thế nguy cấp, quân ít, bị đuổi sát nút, Trương Phi đã buộc sau đuôi những con ngựa của tàn quân của mình rồi cho phi ngựa cách quân Tào Tháo một đoạn, bụi cát mù mịt bay lên khiến quân đối phương nhầm tưởng có nhiều kẻ thù phía trước, có thể có cả quân mai phục nên đội quân của viên tướng đa nghi đã không dám đuổi theo mà lẳng lặng lui quân khiến quân Trương Phi thoát nạn trong gang tấc. Trong thời gian làm con tin của Tào Tháo, dù được hứa rất nhiều đặc quyền, đặc lợi nhưng Quan Công không những không bị vật chất quyền lực cám dỗ mà còn ngang nhiên vượt qua 5 ải, chém chết 6 tướng của Tào Tháo rồi tìm đường quay về với chủ soái Lưu Bị của mình. Để trừ hậu họa, trước khi chết, Khổng Minh để lại cho viên bộ hạ thân tín của mình là Mã Đại ba túi gấm, trong mỗi túi có một mẹo mực để bày kế cho quân Thục trong lúc nguy cấp nhất thoát hiểm. Cũng nhờ thế, khi Ngụy Diên dẫn đạo quân chủ lực của Lưu Bị sang hàng Tào Tháo, đứng trước nguy cơ diệt vong một vương quốc, trong tình thế nguy ngập, Mã Đại đã mở một túi gấm “bảo bối” của Khổng Minh thì được bày cách giải nguy: Hãy thách Ngụy Diên hô to 3 lần “Ai dám giết ta!”. Vốn bản tính ngạo mạn, chủ quan, khinh thường đối phương, Ngụy Diên vươn cổ gào to thách thức, cần cổ viên tướng hở rộng qua khe áo giáp, Mã Đại đứng đằng sau dùng kiếm lách qua khe hở, hét to: “Tao dám giết mày!” rồi thẳng tay chém bay đầu kẻ phản phúc.
Trong trận chiến giữa quân đội Pháp do Napoléon chỉ huy, quân đội Nga dưới sự chỉ huy của tướng M. I. Kutuzov diễn ra tại vùng Borodino – ngoại ô Moskva vào ngày 7 tháng 9 năm 1812. Đây được coi là trận chiến lớn thứ 3 và đẫm máu nhất trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Napoléon Bonaparte, với sự tham gia của trên 25 vạn quân từ cả hai phía và số thương vong ít nhất trên 7 vạn người. Đêm trước xảy ra giao tranh, đại tướng quân M. I. Kutuzov sau một hồi bàn bạc với các tướng lĩnh về chiến thuật đối đầu với quân Pháp ngày mai nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết thì đột ngột đại tướng quân đứng lên cắt đứt mọi cuộc tranh luận của các tướng lĩnh dưới quyền và kết luận: “Sáng sớm mai ra trận rồi, theo tôi nên dừng cuộc họp ở đây để mọi người ngủ một giấc đẫy mắt để còn có sức chiến đấu”. Một câu nói tưởng như không ăn nhập với không khí cuộc họp nhưng lại thật bình dị, rõ ràng và rất khoa học, sáng suốt.
Ở Việt Nam, xét theo chiều dài bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, cả trong chính sử lẫn dã sử đã có rất nhiều quyết định trọng đại lưu danh hậu thế.
Thành Hoa Lư vốn là một kinh đô nhỏ của triều Đinh, Tiền Lê tại một thung lũng chật hẹp nhưng dễ phòng thủ phía nam vùng thượng du của đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Lúc lên ngôi, Lý Thái Tổ cho rằng “Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp”, muốn dời đô về Đại La (nay là Hà Nội) để có đất rộng, có thế đất “hổ chầu, rồng cuộn” thuận tiện mở mang buôn bán, lập nhiều công trình kiến trúc trong vùng cư dân. Tháng 7 năm 1010 thì khởi sự dời đô. Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế đặt tên là Thăng Long (rồng bay lên). Quyết định sáng suốt của vị lãnh đạo tối cao của dân tộc được con cháu đời đời biết ơn vì hậu thế được hưởng thụ di sản lịch sử quý báu của cha ông từ thời kì mở nước xa xưa ấy.
Đứng trước trận chiến sống còn với quân Mông Nguyên, Lý Thường Kiệt đã phải dùng mẹo: dùng mỡ lợn thay mực viết một bài thơ khích lệ quân sĩ chiến đấu lên các chiếc lá rồi để kiến đục theo nét chữ và thả lá khắp nơi. Song song với việc đó là vào nửa đêm, ông cho người vào Đền Trương Hống Trương Hác đọc bài thơ vang vọng trên mặt dòng sông nơi quân sĩ nhà Trần đóng đại bản doanh để mọi người tin rằng thần phật phán quyết kết cục trận chiến. Việc làm ấy khiến quân sĩ như được tăng thêm quyết tâm chiến đấu và đã chiến thắng kẻ thù. Người đời sau gọi đó là bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt: “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành địa phận ở sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm lược. Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!”.
Năm 1224, Lý Huệ Tông không có con trai, quan thái sư Trần Thủ Độ thấy vận nước mong manh vì không có trụ cột nối dõi nên ông bàn bạc với các đại thần và ra quyết định hoàng tộc là phải lập Chiêu Thánh công chúa làm Hoàng thái nữ (nữ hoàng), rồi truyền ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, với tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Sau đó, sắp xếp cho Trần Cảnh (là con quan Thái úy Trần Thừa) lấy Chiêu Hoàng rồi chuyển giao triều chính bằng cách để Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Từ đó, nhà Trần được thành lập.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, chính thức chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam hơn 1.000 năm. Huế vừa là kinh đô của nhà nước phong kiến Việt Nam, vừa là thủ phủ của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, là nơi đặt cơ quan cai trị của quân đội Nhật và được xem là trung tâm chính trị của mảnh đất Trung Kỳ. Bảo Đại- vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến đã ban chiếu thoái vị vào ngày 25/8/1945, chấm dứt thời đại quân chủ Việt Nam, bằng một câu nói nổi tiếng: “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”. Đó chính là một quyết định hợp thời, tất yếu.
Một năm sau Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp tuy thất bại nhưng chúng vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Sau những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Cuối năm 1946, Pháp gây hấn ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Trước vận mệnh “ngàn cân treo sợi tóc” của dân tộc, Bác Hồ đã quyết định ban bố lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946 :”Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”. Đây vừa là lời hiệu triệu toàn dân đứng dạy đánh giặc vừa là lời tuyên ngôn độc lập thứ 2 của cả dân tộc Việt Nam.
Chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng rồi cũng kết thúc thắng lợi. Có được hòa bình là cả một kì tích của dân tộc Việt Nam. Trong đó không thể không kể đến công lao của vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp. Ông đã từng kể lại trong hồi ký của mình về “một quyết định khó khăn”. Ngày 5 tháng 1 năm 1954, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận với lời dặn đanh thép của Bác Hồ: “Chỉ được đánh thắng!”. Trên mặt trận Điện Biên Phủ, lúc đầu quân ta quyết định vận dụng phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, tập trung toàn bộ chủ lực, tổ chức hiệp đồng giữa các binh chủng, mở cuộc tiến công từ một số hướng, tiêu diệt toàn bộ quân địch trong thời gian ba đêm hai ngày. Tại sao lại đưa ra phương châm đó? Thứ nhất là do vấn đề tiếp tế khó khăn, thứ hai là nếu thời gian chuẩn bị kéo dài, địch sẽ tăng thêm quân, tập đoàn cứ điểm ngày càng mạnh, sẽ làm ta mất cơ hội tiêu diệt địch, thứ ba mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần nên sẽ đem kết quả thắng lợi. Tuy nhiên, sau khi đi khảo sát thực địa, nắm rõ thực lực đối phương, Đại tướng quyết định phải thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” thì chiến dịch mới kết thúc thắng lợi. Với quyết định trọng đại ấy mà ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ Cátxtơri. Hơn một vạn quân địch ở Mường Thanh kéo cờ trắng đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy quyết định của người lãnh đạo chính là sản phẩm tinh thần vô cùng quý báu được đúc rút từ lý luận, thực tiễn lại vừa là sản phẩm của nhân cách, tâm lý, kinh nghiệm, tầm nhìn của người lãnh đạo. Đây không chỉ là vấn đề mới mà là điều muôn thửa từ thời hồng hoang cho đến mãi muôn đời sau.
Lào Cai, ngày 19 tháng 01 năm 2017
Tống Thị Hải Lý – Trưởng khoa Bồi dưỡng
Kỹ năng ra quyết định của người lãnh đạo
Sản phẩm của người lãnh đạo là các quyết định. Quyết định có “đắt giá” hay không lại phụ thuộc vào tư chất và tính cách của người lãnh đạo. Quyết định của người càng có vai trò và địa vị cao thì mức độ ảnh hưởng đối với cộng đồng, xã hội càng lớn, thậm chí có thể liên quan tới sự tồn vong của một quốc gia, một dân tộc.
Thời hậu Hán, năm 128 sau công nguyên, để đốc thúc quân sĩ phải thắng không được thua, chỉ được phép tiến chứ không được phép lùi trong các cuộc giao chiến với quân Thục, vốn độc đoán, tàn nhẫn, Tào Tháo ra lệnh đốt đường sạn đạo – là những con đường độc đạo làm bằng tre trúc, ván gỗ bám vào sườn núi hiểm trở dẫn từ đất Ngụy sang đất Thục. Vì không còn đường lui nên quân sĩ Ngụy bằng mọi giá liều chết phải giành phần thắng trong cuộc chiến. Chính bởi thế, đội quân Tào luôn là nỗi khiếp sợ của rất nhiều nước chư hầu nằm trên dải đất Trung Hoa cổ rộng lớn. “Cao nhân tất hữu cao nhân trị” (người cao tay sẽ có người cao tay khác trị được), đội quân mà Tào Tháo luôn phải gờm mặt, không dành được vị trí “quán quân” chính là quân đội của Lưu Bị, chiếm cứ vùng đất Thục rộng lớn với 2 người em kết nghĩa Trương Phi, Quan Công và người quân sư huyền thoại Khổng Minh (Gia Cát Lượng). Với bốn nhân vật này, mỗi người đều có những quyết định “lưu danh thiên cổ”. Để thu phục nhân tâm viên tướng trẻ tài năng mà nhiều đạo quân khác ngấp nghé lôi kéo, mua chuộc- Triệu Tử Long, khi viên tướng này “mở đường máu” cứu được “ấu chứa”- đứa con trai sơ sinh duy nhất của chủ tướng thoát khỏi vòng tên đạn của quân Tào, trao tận tay bố nó là Lưu Bị. Nếu là những người bố khác thì tất nhiên họ sẽ ôm riết lấy con mình, mừng vui khôn siết và tập trung tất cả tâm trí vào nựng nịu đứa con bé bỏng vừa thoát nạn. Nhưng Lưu Bị thì khác, vừa đón đứa trẻ từ tay Triệu Tử Long, Lưu Bị đùng đùng nổi giận, vừa tung bổng đứa trẻ lên trời vừa quát: ” Vì mày mà tí nữa tao thì mất một viên đại tướng!”. Hành động “thiên vị” ấy khiến Triệu Tử Long cảm động đến thấu tâm can và nung nấu tâm nguyện sẽ trọn đời đi theo vị thủ lĩnh đất Thục. Trong tình thế nguy cấp, quân ít, bị đuổi sát nút, Trương Phi đã buộc sau đuôi những con ngựa của tàn quân của mình rồi cho phi ngựa cách quân Tào Tháo một đoạn, bụi cát mù mịt bay lên khiến quân đối phương nhầm tưởng có nhiều kẻ thù phía trước, có thể có cả quân mai phục nên đội quân của viên tướng đa nghi đã không dám đuổi theo mà lẳng lặng lui quân khiến quân Trương Phi thoát nạn trong gang tấc. Trong thời gian làm con tin của Tào Tháo, dù được hứa rất nhiều đặc quyền, đặc lợi nhưng Quan Công không những không bị vật chất quyền lực cám dỗ mà còn ngang nhiên vượt qua 5 ải, chém chết 6 tướng của Tào Tháo rồi tìm đường quay về với chủ soái Lưu Bị của mình. Để trừ hậu họa, trước khi chết, Khổng Minh để lại cho viên bộ hạ thân tín của mình là Mã Đại ba túi gấm, trong mỗi túi có một mẹo mực để bày kế cho quân Thục trong lúc nguy cấp nhất thoát hiểm. Cũng nhờ thế, khi Ngụy Diên dẫn đạo quân chủ lực của Lưu Bị sang hàng Tào Tháo, đứng trước nguy cơ diệt vong một vương quốc, trong tình thế nguy ngập, Mã Đại đã mở một túi gấm “bảo bối” của Khổng Minh thì được bày cách giải nguy: Hãy thách Ngụy Diên hô to 3 lần “Ai dám giết ta!”. Vốn bản tính ngạo mạn, chủ quan, khinh thường đối phương, Ngụy Diên vươn cổ gào to thách thức, cần cổ viên tướng hở rộng qua khe áo giáp, Mã Đại đứng đằng sau dùng kiếm lách qua khe hở, hét to: “Tao dám giết mày!” rồi thẳng tay chém bay đầu kẻ phản phúc.
Trong trận chiến giữa quân đội Pháp do Napoléon chỉ huy, quân đội Nga dưới sự chỉ huy của tướng M. I. Kutuzov diễn ra tại vùng Borodino – ngoại ô Moskva vào ngày 7 tháng 9 năm 1812. Đây được coi là trận chiến lớn thứ 3 và đẫm máu nhất trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Napoléon Bonaparte, với sự tham gia của trên 25 vạn quân từ cả hai phía và số thương vong ít nhất trên 7 vạn người. Đêm trước xảy ra giao tranh, đại tướng quân M. I. Kutuzov sau một hồi bàn bạc với các tướng lĩnh về chiến thuật đối đầu với quân Pháp ngày mai nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết thì đột ngột đại tướng quân đứng lên cắt đứt mọi cuộc tranh luận của các tướng lĩnh dưới quyền và kết luận: “Sáng sớm mai ra trận rồi, theo tôi nên dừng cuộc họp ở đây để mọi người ngủ một giấc đẫy mắt để còn có sức chiến đấu”. Một câu nói tưởng như không ăn nhập với không khí cuộc họp nhưng lại thật bình dị, rõ ràng và rất khoa học, sáng suốt.
Ở Việt Nam, xét theo chiều dài bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, cả trong chính sử lẫn dã sử đã có rất nhiều quyết định trọng đại lưu danh hậu thế.
Thành Hoa Lư vốn là một kinh đô nhỏ của triều Đinh, Tiền Lê tại một thung lũng chật hẹp nhưng dễ phòng thủ phía nam vùng thượng du của đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Lúc lên ngôi, Lý Thái Tổ cho rằng “Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp”, muốn dời đô về Đại La (nay là Hà Nội) để có đất rộng, có thế đất “hổ chầu, rồng cuộn” thuận tiện mở mang buôn bán, lập nhiều công trình kiến trúc trong vùng cư dân. Tháng 7 năm 1010 thì khởi sự dời đô. Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế đặt tên là Thăng Long (rồng bay lên). Quyết định sáng suốt của vị lãnh đạo tối cao của dân tộc được con cháu đời đời biết ơn vì hậu thế được hưởng thụ di sản lịch sử quý báu của cha ông từ thời kì mở nước xa xưa ấy.
Đứng trước trận chiến sống còn với quân Mông Nguyên, Lý Thường Kiệt đã phải dùng mẹo: dùng mỡ lợn thay mực viết một bài thơ khích lệ quân sĩ chiến đấu lên các chiếc lá rồi để kiến đục theo nét chữ và thả lá khắp nơi. Song song với việc đó là vào nửa đêm, ông cho người vào Đền Trương Hống Trương Hác đọc bài thơ vang vọng trên mặt dòng sông nơi quân sĩ nhà Trần đóng đại bản doanh để mọi người tin rằng thần phật phán quyết kết cục trận chiến. Việc làm ấy khiến quân sĩ như được tăng thêm quyết tâm chiến đấu và đã chiến thắng kẻ thù. Người đời sau gọi đó là bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt: “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành địa phận ở sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm lược. Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!”.
Năm 1224, Lý Huệ Tông không có con trai, quan thái sư Trần Thủ Độ thấy vận nước mong manh vì không có trụ cột nối dõi nên ông bàn bạc với các đại thần và ra quyết định hoàng tộc là phải lập Chiêu Thánh công chúa làm Hoàng thái nữ (nữ hoàng), rồi truyền ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, với tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Sau đó, sắp xếp cho Trần Cảnh (là con quan Thái úy Trần Thừa) lấy Chiêu Hoàng rồi chuyển giao triều chính bằng cách để Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Từ đó, nhà Trần được thành lập.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, chính thức chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam hơn 1.000 năm. Huế vừa là kinh đô của nhà nước phong kiến Việt Nam, vừa là thủ phủ của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, là nơi đặt cơ quan cai trị của quân đội Nhật và được xem là trung tâm chính trị của mảnh đất Trung Kỳ. Bảo Đại- vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến đã ban chiếu thoái vị vào ngày 25/8/1945, chấm dứt thời đại quân chủ Việt Nam, bằng một câu nói nổi tiếng: “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”. Đó chính là một quyết định hợp thời, tất yếu.
Một năm sau Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp tuy thất bại nhưng chúng vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Sau những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Cuối năm 1946, Pháp gây hấn ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Trước vận mệnh “ngàn cân treo sợi tóc” của dân tộc, Bác Hồ đã quyết định ban bố lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946 :”Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”. Đây vừa là lời hiệu triệu toàn dân đứng dạy đánh giặc vừa là lời tuyên ngôn độc lập thứ 2 của cả dân tộc Việt Nam.
Chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng rồi cũng kết thúc thắng lợi. Có được hòa bình là cả một kì tích của dân tộc Việt Nam. Trong đó không thể không kể đến công lao của vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp. Ông đã từng kể lại trong hồi ký của mình về “một quyết định khó khăn”. Ngày 5 tháng 1 năm 1954, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận với lời dặn đanh thép của Bác Hồ: “Chỉ được đánh thắng!”. Trên mặt trận Điện Biên Phủ, lúc đầu quân ta quyết định vận dụng phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, tập trung toàn bộ chủ lực, tổ chức hiệp đồng giữa các binh chủng, mở cuộc tiến công từ một số hướng, tiêu diệt toàn bộ quân địch trong thời gian ba đêm hai ngày. Tại sao lại đưa ra phương châm đó? Thứ nhất là do vấn đề tiếp tế khó khăn, thứ hai là nếu thời gian chuẩn bị kéo dài, địch sẽ tăng thêm quân, tập đoàn cứ điểm ngày càng mạnh, sẽ làm ta mất cơ hội tiêu diệt địch, thứ ba mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần nên sẽ đem kết quả thắng lợi. Tuy nhiên, sau khi đi khảo sát thực địa, nắm rõ thực lực đối phương, Đại tướng quyết định phải thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” thì chiến dịch mới kết thúc thắng lợi. Với quyết định trọng đại ấy mà ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ Cátxtơri. Hơn một vạn quân địch ở Mường Thanh kéo cờ trắng đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy quyết định của người lãnh đạo chính là sản phẩm tinh thần vô cùng quý báu được đúc rút từ lý luận, thực tiễn lại vừa là sản phẩm của nhân cách, tâm lý, kinh nghiệm, tầm nhìn của người lãnh đạo. Đây không chỉ là vấn đề mới mà là điều muôn thửa từ thời hồng hoang cho đến mãi muôn đời sau.
Lào Cai, ngày 19 tháng 01 năm 2017
Tống Thị Hải Lý – Trưởng khoa Bồi dưỡng
Các bài mới
- PHẠM THỊ MINH THÚY, NỮ TRƯỞNG KHOA VỚI NHỮNG Ý TƯỞNG, ĐỘT PHÁ MỚI (20/06)
- Tổng kết các lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Mầm non khoa 13, Tiểu học khóa 18 và THCS khóa 15 (23/11)
- Cảm nhận từ một chuyến tham quan, thực tế (10/11)
- Cảm nhận từ hoạt động trải nghiệm thực tế (10/11)
- Cảm nhận từ một chuyến đi (31/10)
- Giá trị gợi hình của các câu thành ngữ (19/04)
- Sinh viên “đi phượt”, một trải nghiệm trẻ trung, năng động và bổ ích? (22/03)
Các bài đã đăng
- Tôi bận đọc – Dành tặng các sinh viên năm thứ nhất (16/01)
- Cách dùng từ đồng nghĩa của người Việt (20/12)
- Tổng kết các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở (27/11)
- Sự đa dạng về thể loại của thơ Nguyễn Đình Thi (02/06)
- Luận về ANH HÙNG! (22/02)
- Bài hát đồng điệu bao tâm hồn các thế hệ! (05/01)
- Giới thiệu khoa Bồi dưỡng (02/01)
- Lễ khai giảng lớp Đại học Sư phạm Âm nhạc và Đại học Sư phạm Mỹ thuật, khóa 2015-2017 (28/12)