Cách dùng từ đồng nghĩa của người Việt

Có rất nhiều giai thoại cười đến chảy nước mắt về việc dùng từ đồng nghĩa. Và sau các giai thoại thú vị ấy thì rất nhiều người gật gù nhận xét: “Đúng là ngôn từ của cha ông ta vừa thâm thúy, sâu sắc vừa phong phú đa dạng thật!”. Vậy từ đồng nghĩa là gì, làm thế nào để dùng nó cho đúng?

Theo từ điển tiếng Việt – Nguyễn Như Ý chủ biên. NXB Giáo dục, 2001 định nghĩa: “Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,… nào đó, hoặc đồng thời cả hai. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa”. Trong đất nước có 54 dân tộc anh em, định cư từ địa đầu Đồng Văn đến điểm mút của dải đất hình chữ S là Mũi Cà Mau thì mỗi dân tộc đều có một kho tàng các từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn, tác giả bài viết chỉ xin đi sâu tìm hiểu về cách đùng từ đồng nghĩa của người Việt định cư chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thuộc châu thổ sông Hồng.

Đầu tiên, ta hãy lấy từ “đen” làm minh chứng. Đen là có màu như màu của than, của mực tàu , có màu tối, không sáng. Đó là một định nghĩa có tính trung hòa, phổ biến nhất, có thể dùng chung cho các trường hợp. Nhưng nếu dùng từ này trong một số trường hợp thì nó không lột tả được hết ý nghĩa và thể hiện hết giá trị của nó. Muốn miêu tả lòng đôi mắt có hàng lông mi dày, dài và làm rợp bóng thêm con ngươi to có màu thật sậm, thật tối nhưng lại hắt lên ánh nhìn lóng lánh chỉ có ở tuổi trẻ, sức khỏe, nét duyên dáng, mềm mại của các cô gái tuổi trăng tròn thì chỉ có thể dùng từ “huyền” trong “mắt huyền”, mắt nhung. Sẽ thật “đắt” nếu ta dùng từ “thâm” khi muốn thể hiện nét chân quê trong y phục áo, khăn của những người nghề nông trong lễ hội làng quê- “khăn thâm”, “áo thâm”. Ít ai gọi trần trụi, khô khan là áo đen, khăn đen khiến người đọc dễ liên tưởng tới màu trang phục trong các đám hiếu. Không thể gọi con chó đen là con chó “ô” mặc dù “ô” cũng có nghĩa là đen. Nhưng lại có thể gọi con ngựa là “ngựa ô” khi lông nó có màu đen tuyền để phân biệt với con ngựa bạch có bộ lông trắng như tuyết. Với những chú chó có bộ lông đen thì nghiễm nhiên nó được đặt tên bằng một từ độc nhất vô nhị không lẫn với con vật nào được- “con chó mực”. Đã từng có ông Tây theo học tiếng Việt và đã thử dùng các từ đồng nghĩa đen với các đối tượng khác nhau (ngựa, mắt, chó, áo khăn) khiến thày giáo tiếng Việt bật cười lắc đầu để ngầm thán phục, tự hào về kho tàng từ ngữ giàu có vô biên của dân tộc mình.

Trường hợp thứ hai, chúng ta hãy lấy từ “chết” để xem xét. Chết nghĩa là mất khả năng sống, không có biểu hiện của sự sống. Chết có rất nhiều từ đồng nghĩa, và không phải các từ này có thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp. Vì thế, người dùng từ phải căn cứ vào văn cảnh để phát huy hiệu quả của nó. Một người cao tuổi, được kính trọng chết thì có thể dùng từ từ trần, khuất núi, hai năm mươi, theo tổ tiên, về với ông bà ông vải. Có thể dùng tịch nếu người chết đã trung tuổi, được kính trọng trong cộng đồng, thường là người theo Phật giáo (VD: Sư cụ đã tịch). Chết vì đất nước, vì nghĩa vụ và lí tưởng cao đẹp thì được gọi là hy sinh. Còn đối với những kẻ không được tôn trọng, bị rẻ khinh, coi thường, miệt thị, cái chết như một sự trả giá, đền tội thì tùy vào từng trường hợp cụ thể có thể dùng tỏi, toi, ngỏm, nghẻo, rồi đời, tong đời (VD: Hắn đã nghẻo từ mùa xuân năm ngoái rồi)

Cuối cùng, từ “ăn” là một ví dụ tiêu biểu. Ăn là tự cho vào cơ thể thức để nuôi sống. Cũng như chết, nó cũng có rất nhiều từ đồng nghĩa và được sử dụng với nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Gọi là tọng, đớp, khợp, nốc là để diễn tả việc ăn ngay, ăn nhiều trong thời gian ngắn một cách thô tục (VD: Loáng một cái nó đã nốc đủ 3 bát cơm). Với người cao tuổi hoặc để tỏ sự lịch sự, tôn trọng người ta dùng từ xơi, mời cơm (VD: Mời bác ở lại xơi với vợ chồng em bữa cơm rau rồi hãy đi!). Nếu với bạn bè bằng vai phải lứa lại pha chút tếu táo thì có thể dùng từ chén, đánh chén khi muốn mời họ ăn cỗ, ăn tiệc. Khi muốn mời món ngon, mới, lạ hoặc thử món do mình trổ tài thì có thể dùng thưởng thức. Những lúc tâm trạng vui vẻ, gặp vận may mắn nào đó hay muốn trả nghĩa một ai đó thì có thể dùng thết đãi. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bản thân từ ngữ đã bao hàm nghĩa của hoạt động ăn, đó là dự tiệc, dùng bữa, dùng cơm.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Còn rất nhiều trường hợp khác, người ta luôn phải cân nhắc giữa các cặp đồng nghĩa để sử dụng cho hiệu quả: Nhà thơ –> thi sĩ; Mổ xẻ –> phân tích; Của cải –> tài sản; Nước ngoài –> ngoại quốc; Chó biển –> hải cẩu; Đòi hỏi –> yêu cầu; Năm học –> niên khóa; Loài người –> nhân loại; Thay mặt –> đại diện; Phụ nữ –> đàn bà… Bởi vì, câu chữ không những lột tả hình thể, trạng thái của sự vật, hiện tượng mà nó còn biểu lộ thái độ, tấm lòng của người nói, người viết với người khác, sự vật hiện tượng khác.

Xem thế, dân gian vẫn nôm na nhận xét: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” quả là chí lý trong những trường hợp trên. Đó cũng là lời nhắc nhở nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị của các bậc tiền bối với thế hệ hậu bối về việc sử dụng lời ăn tiếng nói sao cho đúng, cho đẹp và luôn thể hiện là người con của đất nước có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, xứng đáng là hậu duệ của tổ tiên Con Rồng, Cháu Tiên.

Lào Cai, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Tác giả: Tống Thị Hải Lý

Cách dùng từ đồng nghĩa của người Việt

Gửi vào: 15:56 20/12/2016

Có rất nhiều giai thoại cười đến chảy nước mắt về việc dùng từ đồng nghĩa. Và sau các giai thoại thú vị ấy thì rất nhiều người gật gù nhận xét: “Đúng là ngôn từ của cha ông ta vừa thâm thúy, sâu sắc vừa phong phú đa dạng thật!”. Vậy từ đồng nghĩa là gì, làm thế nào để dùng nó cho đúng?

Theo từ điển tiếng Việt – Nguyễn Như Ý chủ biên. NXB Giáo dục, 2001 định nghĩa: “Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,… nào đó, hoặc đồng thời cả hai. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa”. Trong đất nước có 54 dân tộc anh em, định cư từ địa đầu Đồng Văn đến điểm mút của dải đất hình chữ S là Mũi Cà Mau thì mỗi dân tộc đều có một kho tàng các từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn, tác giả bài viết chỉ xin đi sâu tìm hiểu về cách đùng từ đồng nghĩa của người Việt định cư chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thuộc châu thổ sông Hồng.

Đầu tiên, ta hãy lấy từ “đen” làm minh chứng. Đen là có màu như màu của than, của mực tàu , có màu tối, không sáng. Đó là một định nghĩa có tính trung hòa, phổ biến nhất, có thể dùng chung cho các trường hợp. Nhưng nếu dùng từ này trong một số trường hợp thì nó không lột tả được hết ý nghĩa và thể hiện hết giá trị của nó. Muốn miêu tả lòng đôi mắt có hàng lông mi dày, dài và làm rợp bóng thêm con ngươi to có màu thật sậm, thật tối nhưng lại hắt lên ánh nhìn lóng lánh chỉ có ở tuổi trẻ, sức khỏe, nét duyên dáng, mềm mại của các cô gái tuổi trăng tròn thì chỉ có thể dùng từ “huyền” trong “mắt huyền”, mắt nhung. Sẽ thật “đắt” nếu ta dùng từ “thâm” khi muốn thể hiện nét chân quê trong y phục áo, khăn của những người nghề nông trong lễ hội làng quê- “khăn thâm”, “áo thâm”. Ít ai gọi trần trụi, khô khan là áo đen, khăn đen khiến người đọc dễ liên tưởng tới màu trang phục trong các đám hiếu. Không thể gọi con chó đen là con chó “ô” mặc dù “ô” cũng có nghĩa là đen. Nhưng lại có thể gọi con ngựa là “ngựa ô” khi lông nó có màu đen tuyền để phân biệt với con ngựa bạch có bộ lông trắng như tuyết. Với những chú chó có bộ lông đen thì nghiễm nhiên nó được đặt tên bằng một từ độc nhất vô nhị không lẫn với con vật nào được- “con chó mực”. Đã từng có ông Tây theo học tiếng Việt và đã thử dùng các từ đồng nghĩa đen với các đối tượng khác nhau (ngựa, mắt, chó, áo khăn) khiến thày giáo tiếng Việt bật cười lắc đầu để ngầm thán phục, tự hào về kho tàng từ ngữ giàu có vô biên của dân tộc mình.

Trường hợp thứ hai, chúng ta hãy lấy từ “chết” để xem xét. Chết nghĩa là mất khả năng sống, không có biểu hiện của sự sống. Chết có rất nhiều từ đồng nghĩa, và không phải các từ này có thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp. Vì thế, người dùng từ phải căn cứ vào văn cảnh để phát huy hiệu quả của nó. Một người cao tuổi, được kính trọng chết thì có thể dùng từ từ trần, khuất núi, hai năm mươi, theo tổ tiên, về với ông bà ông vải. Có thể dùng tịch nếu người chết đã trung tuổi, được kính trọng trong cộng đồng, thường là người theo Phật giáo (VD: Sư cụ đã tịch). Chết vì đất nước, vì nghĩa vụ và lí tưởng cao đẹp thì được gọi là hy sinh. Còn đối với những kẻ không được tôn trọng, bị rẻ khinh, coi thường, miệt thị, cái chết như một sự trả giá, đền tội thì tùy vào từng trường hợp cụ thể có thể dùng tỏi, toi, ngỏm, nghẻo, rồi đời, tong đời (VD: Hắn đã nghẻo từ mùa xuân năm ngoái rồi)

Cuối cùng, từ “ăn” là một ví dụ tiêu biểu. Ăn là tự cho vào cơ thể thức để nuôi sống. Cũng như chết, nó cũng có rất nhiều từ đồng nghĩa và được sử dụng với nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Gọi là tọng, đớp, khợp, nốc là để diễn tả việc ăn ngay, ăn nhiều trong thời gian ngắn một cách thô tục (VD: Loáng một cái nó đã nốc đủ 3 bát cơm). Với người cao tuổi hoặc để tỏ sự lịch sự, tôn trọng người ta dùng từ xơi, mời cơm (VD: Mời bác ở lại xơi với vợ chồng em bữa cơm rau rồi hãy đi!). Nếu với bạn bè bằng vai phải lứa lại pha chút tếu táo thì có thể dùng từ chén, đánh chén khi muốn mời họ ăn cỗ, ăn tiệc. Khi muốn mời món ngon, mới, lạ hoặc thử món do mình trổ tài thì có thể dùng thưởng thức. Những lúc tâm trạng vui vẻ, gặp vận may mắn nào đó hay muốn trả nghĩa một ai đó thì có thể dùng thết đãi. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bản thân từ ngữ đã bao hàm nghĩa của hoạt động ăn, đó là dự tiệc, dùng bữa, dùng cơm.

Còn rất nhiều trường hợp khác, người ta luôn phải cân nhắc giữa các cặp đồng nghĩa để sử dụng cho hiệu quả: Nhà thơ –> thi sĩ; Mổ xẻ –> phân tích; Của cải –> tài sản; Nước ngoài –> ngoại quốc; Chó biển –> hải cẩu; Đòi hỏi –> yêu cầu; Năm học –> niên khóa; Loài người –> nhân loại; Thay mặt –> đại diện; Phụ nữ –> đàn bà… Bởi vì, câu chữ không những lột tả hình thể, trạng thái của sự vật, hiện tượng mà nó còn biểu lộ thái độ, tấm lòng của người nói, người viết với người khác, sự vật hiện tượng khác.

Xem thế, dân gian vẫn nôm na nhận xét: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” quả là chí lý trong những trường hợp trên. Đó cũng là lời nhắc nhở nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị của các bậc tiền bối với thế hệ hậu bối về việc sử dụng lời ăn tiếng nói sao cho đúng, cho đẹp và luôn thể hiện là người con của đất nước có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, xứng đáng là hậu duệ của tổ tiên Con Rồng, Cháu Tiên.

Lào Cai, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Tác giả: Tống Thị Hải Lý


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • PHẠM THỊ MINH THÚY, NỮ TRƯỞNG KHOA VỚI NHỮNG Ý TƯỞNG, ĐỘT PHÁ MỚI (20/06)
  • Tổng kết các lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Mầm non khoa 13, Tiểu học khóa 18 và THCS khóa 15 (23/11)
  • Cảm nhận từ một chuyến tham quan, thực tế (10/11)
  • Cảm nhận từ hoạt động trải nghiệm thực tế (10/11)
  • Cảm nhận từ một chuyến đi (31/10)
  • Giá trị gợi hình của các câu thành ngữ (19/04)
  • Sinh viên “đi phượt”, một trải nghiệm trẻ trung, năng động và bổ ích? (22/03)
  • Kỹ năng ra quyết định của người lãnh đạo (10/02)
Các bài đã đăng
  • Tổng kết các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở (27/11)
  • Sự đa dạng về thể loại của thơ Nguyễn Đình Thi (02/06)
  • Luận về ANH HÙNG! (22/02)
  • Bài hát đồng điệu bao tâm hồn các thế hệ! (05/01)
  • Giới thiệu khoa Bồi dưỡng (02/01)
  • Lễ khai giảng lớp Đại học Sư phạm Âm nhạc và Đại học Sư phạm Mỹ thuật, khóa 2015-2017 (28/12)
  • Lễ bế giảng và trao bằng đại học Ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Sinh học và giáo dục Mầm non khóa 2013 – 2015 (25/11)
  • Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán học và Sư phạm Tin học hệ vừa làm vừa học, khóa 2013 – 2015 (19/11)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin