Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học

Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Đổi mới đào tạo giáo viên tại các cơ sở giáo dục miền núi phía Bắc đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới”

Nhằm giúp các cơ sở giáo dục miền núi phía Bắc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; đồng thời, trao đổi làm rõ vai trò, nhiệm vụ của các trường sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiên nay, ngày 24/8/2018, Trường CĐSP Lào Cai và Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đổi mới đào tạo giáo viên tại các cơ sở giáo dục miền núi phía Bắc đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới” .
Hội thảo đã nhận được 46 bài viết của các nhà khoa học, nhà giáo trong cả nước gửi đến Hội thảo. Trong phạm vi Hội thảo, Ban Tổ chức đã chọn 31 bài viết có chất lượng, phù hợp với chủ đề đăng trên Tạp chí Quản lý Giáo dục các số 3,4,6,7,8/2018. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức đã biên tập kỷ yếu tóm tắt (Tiếng Việt – Tiếng Anh) để phục vụ cho Hội thảo.
Hội thảo vinh dự được đón tiếp 187 Đại biểu đến từ các cơ sở giáo dục và đào tạo: Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam; Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Lao động Xã hội; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Hùng Vương; Trường Đại học Tân Trào; Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2; Trường Đại học sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội; Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên; Trường Đại học Đồng Tháp; Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai; Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc; Trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên; Trường Cao đẳng Long An; Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang; Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình; Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyên: Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Sa Pa, Mường Khương và thành phố Lào Cai; Một số trường phổ thông, mầm non trên địa bàn tỉnh; Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Lào Cai; Các trường chuyên nghiệp của tỉnh Lào Cai; Sở Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai; Trường TH Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và CBGV Trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai.
Hội thảo được tiến hành dưới sự điều hành của PGS.TS Trần Kiều, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam; TS. Hoàng Văn Dương, Hiệu trưởng Trường CĐSP Lào Cai và TS. Vũ Thị Bình, Phó hiệu trưởng Trường CĐSP Lào Cai. 

Tiến sĩ Hoàng Văn Dương, Hiệu trưởng trường CĐSP Lào Cai, phát biểu khai mạc Hội thảo

Sau phát biểu khai mạc của Hiệu trưởng Trường CĐSP Lào Cai và Phát biểu của Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, có 8 báo cáo được trình bày:
(1) Báo cáo 1: “Giới thiệu Chương trình giáo dục phổ thông mới” của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
(2) Báo cáo 2: “Đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học vùng cao đáp ứng yêu cầu chương trình, sách giáo khoa mới“, TS. Vũ Thị Bình, Phó hiệu trưởng, trường CĐSP Lào Cai.
(3) Báo cáo 3: “Sự bất cập năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên – thách thức lớn đối với thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới“, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam.
(4) Báo cáo 4: “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và cách mạng công nghệ 4.0”, TS. Nguyễn Ngọc Hiền, Trưởng Khoa Giáo dục, trường Đại học Vinh.
(5) Báo cáo 5: “Tiến tới xây dựng một quy trình đào tạo giáo viên theo hướng đồng bộ và thống nhất“, ThS. Mai Văn Cẩn, Trường ĐHSP Thái Nguyên.
(6) Báo cáo 6: “Đảm bảo chất lượng giáo dục chuyên nghiệp Việt Nam: suy nghĩ kinh nghiệm đảm bảo chất lượng Úc”, TS. Đồng Ngọc Sơn, trường CĐSP Lào Cai.
(7) Báo cáo 7: “Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Cần Thơ“, ThS. Nguyễn Thị Nhung, Trường Đại học Cần Thơ.
(8) Báo cáo 8: “Một số vấn đề về giáo dục định hướng tiếp cận kết quả đầu ra trong đào tạo sinh viên trình độ CĐSP”, ThS. Nguyễn Kim Chung, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc.
Ngoài 8 báo cáo nêu trên, Hội thảo còn tiến hành 2 phiên thảo luận với 23 lượt ý kiến phát biểu trao đổi, thảo luận xoay quanh các nội dung cơ bản sau:
(1) Những quan điểm mới về đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
(2) Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực.
(3) Phân tích thực trạng công tác đào tạo giáo viên hiện nay.
(4) Đề xuất giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới ở khu vực miền núi phía Bắc.
(5) Đề xuất mô hình, định hướng phát triển các trường sư phạm khu vực miền núi phía Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Từ các góc độ khác nhau, các đại biểu, các nhà quản lý giáo dục, các nhà khoa học đã cùng nhau thảo luận sôi nổi, đầy trách nhiệm. Các ý kiến đưa ra khá đa dạng, phong phú, được tham chiếu trên nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau để tìm ra được các giải pháp then chốt, hữu hiệu, phù hợp với điều kiện của mỗi cơ sở giáo dục & đào tạo; đồng thời đề xuất và thiết lập những cơ chế, phương thức phối hợp phù hợp để cùng hợp tác, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản – toàn diện giáo dục & đào tạo; đặc biệt, là việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hội thảo đã đạt được mục tiêu đề ra:
– Đã cung cấp nhiều luận chứng, luận cứ để làm rõ hơn và khẳng định vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục & đào tạo, đặc biệt đáp ứng yêu cầu việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
– Làm rõ nguyên nhân để có được những thành tựu và chỉ ra thực trạng của việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên trong các trường Cao đẳng, Đại học miền núi phía Bắc, đáp ứng yêu cầu đổi mới và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
– Hội thảo cũng đã thống nhất được một số giải pháp, những kinh nghiệm hay của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước và quốc tế có thể vận dụng được trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Đặc biệt, trong đó phải kể đến những giải pháp xây dựng chương trình, chuẩn đầu ra các ngành đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo.
– Hội thảo đã góp phần đáng kể trong việc xác định cơ sở khoa học, cung cấp ngữ liệu, tài liệu thiết thực cho việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước, đặc biệt là các cơ sở giáo dục & đào tạo miền núi phía Bắc.
Để kết quả của Hội thảo thực sự có hiệu quả, đi vào hoạt động thực tiễn tại các cơ sở giáo dục & đào tạo trong cả nước,thay mặt đoàn chủ tịch, TS. Hoàng Văn Dương đã tổng kết hội thảo và đưa ra những đề xuất, kiến nghị đối với cấp trên và các cơ sở giáo dục & đào tạo trong và ngoài tỉnh:
(1) Bộ Giáo dục & Đào tạo, các Sở Giáo dục & Đào tạo cần tổ chức nhiều lớp tập huấn hơn nữa để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ, giáo viên các cơ sở giáo dục ở khu vực miền núi phía Bắc, để từ đó mỗi người xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình để nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
(2) Các cơ sở đào tạo giáo viên cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đảm bảo yêu cầu đổi mới giáo dục, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới gắn với thực tiễn địa phương.
(3) Các Sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ sở đào tạo giáo viên tại địa phương để tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, mầm non với hình thức đa dạng, phong phú, trực tiếp, trực tuyến, bồi dưỡng theo chuyên đề, theo tín chỉ… để cán bộ, giáo viên đạt được những năng lực cần thiết để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
(4) Các cơ sở đào tạo giáo viên tại địa phương phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên, từ đó phân loại, bồi dưỡng giáo viên còn yếu, thiếu về các năng lực chuyên môn cần thiết.
(5) Bên cạnh các hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên phổ thông, Mầm non, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có phương án để bồi dưỡng cho giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên để họ đi cùng, không bị tụt hậu trong quá trình đổi mới. Mặt khác, việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên cũng cần xuất phát từ gốc rễ, ngay khi họ còn học tại các trường sư phạm.
(6) Đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo, chính quyền các địa phương có chính sách hỗ trợ để giúp các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; chính sách động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để họ nâng cao được năng lực chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
(7) Đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo có lộ trình phù hợp trong quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên tại địa phương, để các cơ sở này có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các cấp đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới./.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

      

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

(Bài: Đặng Thị Oanh
Ảnh: Nguyễn Cao Đăng)

Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học

Gửi vào: 15:41 06/09/2018

Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Đổi mới đào tạo giáo viên tại các cơ sở giáo dục miền núi phía Bắc đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới”

Nhằm giúp các cơ sở giáo dục miền núi phía Bắc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; đồng thời, trao đổi làm rõ vai trò, nhiệm vụ của các trường sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiên nay, ngày 24/8/2018, Trường CĐSP Lào Cai và Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đổi mới đào tạo giáo viên tại các cơ sở giáo dục miền núi phía Bắc đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới” .
Hội thảo đã nhận được 46 bài viết của các nhà khoa học, nhà giáo trong cả nước gửi đến Hội thảo. Trong phạm vi Hội thảo, Ban Tổ chức đã chọn 31 bài viết có chất lượng, phù hợp với chủ đề đăng trên Tạp chí Quản lý Giáo dục các số 3,4,6,7,8/2018. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức đã biên tập kỷ yếu tóm tắt (Tiếng Việt – Tiếng Anh) để phục vụ cho Hội thảo.
Hội thảo vinh dự được đón tiếp 187 Đại biểu đến từ các cơ sở giáo dục và đào tạo: Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam; Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Lao động Xã hội; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Hùng Vương; Trường Đại học Tân Trào; Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2; Trường Đại học sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội; Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên; Trường Đại học Đồng Tháp; Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai; Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc; Trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên; Trường Cao đẳng Long An; Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang; Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình; Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyên: Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Sa Pa, Mường Khương và thành phố Lào Cai; Một số trường phổ thông, mầm non trên địa bàn tỉnh; Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Lào Cai; Các trường chuyên nghiệp của tỉnh Lào Cai; Sở Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai; Trường TH Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và CBGV Trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai.
Hội thảo được tiến hành dưới sự điều hành của PGS.TS Trần Kiều, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam; TS. Hoàng Văn Dương, Hiệu trưởng Trường CĐSP Lào Cai và TS. Vũ Thị Bình, Phó hiệu trưởng Trường CĐSP Lào Cai. 

Tiến sĩ Hoàng Văn Dương, Hiệu trưởng trường CĐSP Lào Cai, phát biểu khai mạc Hội thảo

Sau phát biểu khai mạc của Hiệu trưởng Trường CĐSP Lào Cai và Phát biểu của Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, có 8 báo cáo được trình bày:
(1) Báo cáo 1: “Giới thiệu Chương trình giáo dục phổ thông mới” của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
(2) Báo cáo 2: “Đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học vùng cao đáp ứng yêu cầu chương trình, sách giáo khoa mới“, TS. Vũ Thị Bình, Phó hiệu trưởng, trường CĐSP Lào Cai.
(3) Báo cáo 3: “Sự bất cập năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên – thách thức lớn đối với thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới“, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam.
(4) Báo cáo 4: “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và cách mạng công nghệ 4.0”, TS. Nguyễn Ngọc Hiền, Trưởng Khoa Giáo dục, trường Đại học Vinh.
(5) Báo cáo 5: “Tiến tới xây dựng một quy trình đào tạo giáo viên theo hướng đồng bộ và thống nhất“, ThS. Mai Văn Cẩn, Trường ĐHSP Thái Nguyên.
(6) Báo cáo 6: “Đảm bảo chất lượng giáo dục chuyên nghiệp Việt Nam: suy nghĩ kinh nghiệm đảm bảo chất lượng Úc”, TS. Đồng Ngọc Sơn, trường CĐSP Lào Cai.
(7) Báo cáo 7: “Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Cần Thơ“, ThS. Nguyễn Thị Nhung, Trường Đại học Cần Thơ.
(8) Báo cáo 8: “Một số vấn đề về giáo dục định hướng tiếp cận kết quả đầu ra trong đào tạo sinh viên trình độ CĐSP”, ThS. Nguyễn Kim Chung, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc.
Ngoài 8 báo cáo nêu trên, Hội thảo còn tiến hành 2 phiên thảo luận với 23 lượt ý kiến phát biểu trao đổi, thảo luận xoay quanh các nội dung cơ bản sau:
(1) Những quan điểm mới về đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
(2) Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực.
(3) Phân tích thực trạng công tác đào tạo giáo viên hiện nay.
(4) Đề xuất giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới ở khu vực miền núi phía Bắc.
(5) Đề xuất mô hình, định hướng phát triển các trường sư phạm khu vực miền núi phía Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Từ các góc độ khác nhau, các đại biểu, các nhà quản lý giáo dục, các nhà khoa học đã cùng nhau thảo luận sôi nổi, đầy trách nhiệm. Các ý kiến đưa ra khá đa dạng, phong phú, được tham chiếu trên nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau để tìm ra được các giải pháp then chốt, hữu hiệu, phù hợp với điều kiện của mỗi cơ sở giáo dục & đào tạo; đồng thời đề xuất và thiết lập những cơ chế, phương thức phối hợp phù hợp để cùng hợp tác, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản – toàn diện giáo dục & đào tạo; đặc biệt, là việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hội thảo đã đạt được mục tiêu đề ra:
– Đã cung cấp nhiều luận chứng, luận cứ để làm rõ hơn và khẳng định vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục & đào tạo, đặc biệt đáp ứng yêu cầu việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
– Làm rõ nguyên nhân để có được những thành tựu và chỉ ra thực trạng của việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên trong các trường Cao đẳng, Đại học miền núi phía Bắc, đáp ứng yêu cầu đổi mới và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
– Hội thảo cũng đã thống nhất được một số giải pháp, những kinh nghiệm hay của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước và quốc tế có thể vận dụng được trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Đặc biệt, trong đó phải kể đến những giải pháp xây dựng chương trình, chuẩn đầu ra các ngành đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo.
– Hội thảo đã góp phần đáng kể trong việc xác định cơ sở khoa học, cung cấp ngữ liệu, tài liệu thiết thực cho việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước, đặc biệt là các cơ sở giáo dục & đào tạo miền núi phía Bắc.
Để kết quả của Hội thảo thực sự có hiệu quả, đi vào hoạt động thực tiễn tại các cơ sở giáo dục & đào tạo trong cả nước,thay mặt đoàn chủ tịch, TS. Hoàng Văn Dương đã tổng kết hội thảo và đưa ra những đề xuất, kiến nghị đối với cấp trên và các cơ sở giáo dục & đào tạo trong và ngoài tỉnh:
(1) Bộ Giáo dục & Đào tạo, các Sở Giáo dục & Đào tạo cần tổ chức nhiều lớp tập huấn hơn nữa để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ, giáo viên các cơ sở giáo dục ở khu vực miền núi phía Bắc, để từ đó mỗi người xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình để nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
(2) Các cơ sở đào tạo giáo viên cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đảm bảo yêu cầu đổi mới giáo dục, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới gắn với thực tiễn địa phương.
(3) Các Sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ sở đào tạo giáo viên tại địa phương để tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, mầm non với hình thức đa dạng, phong phú, trực tiếp, trực tuyến, bồi dưỡng theo chuyên đề, theo tín chỉ… để cán bộ, giáo viên đạt được những năng lực cần thiết để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
(4) Các cơ sở đào tạo giáo viên tại địa phương phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên, từ đó phân loại, bồi dưỡng giáo viên còn yếu, thiếu về các năng lực chuyên môn cần thiết.
(5) Bên cạnh các hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên phổ thông, Mầm non, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có phương án để bồi dưỡng cho giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên để họ đi cùng, không bị tụt hậu trong quá trình đổi mới. Mặt khác, việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên cũng cần xuất phát từ gốc rễ, ngay khi họ còn học tại các trường sư phạm.
(6) Đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo, chính quyền các địa phương có chính sách hỗ trợ để giúp các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; chính sách động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để họ nâng cao được năng lực chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
(7) Đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo có lộ trình phù hợp trong quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên tại địa phương, để các cơ sở này có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các cấp đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới./.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

      

(Bài: Đặng Thị Oanh
Ảnh: Nguyễn Cao Đăng)


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
Các bài đã đăng
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, THCS TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (07/02)
  • Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại Trường CĐSP Lào Cai (12/10)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin