Qui chế 25/2006-BGDĐT – Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui

Số tư liệu:25/2006/QĐ-BGDĐ
T
Ngày ban hành:26-06-2006
Tệp đính kèm: QC252006.pdf 

QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY  
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2006/QĐ-BGDĐT
ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)  

Chương I   NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG   Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy về tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp.

2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên các khóa đào tạo hệ chính quy ở các trình độ đại học và cao đẳng trong các đại học, học viện, trường đại học và trường cao đẳng (sau đây gọi tắt là trường), thực hiện theo học chế mềm dẻo kết hợp niên chế với học phần.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Điều 2. Chương trình giáo dục đại học

1. Chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

2. Chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Mỗi chương trình khung tương ứng với một ngành đào tạo ở một trình độ đào tạo cụ thể. Mỗi chương trình có thể gắn với một ngành hoặc với một vài ngành đào tạo.

3. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

Điều 3. Học phần và đơn vị học trình

1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho người học tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 5 đơn vị học trình, được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã riêng do trường quy định.

2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.

a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy.
b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

3. Đơn vị học trình được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một đơn vị học trình được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; bằng 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hay thảo luận; bằng 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; hoặc bằng 45-60 giờ làm tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một đơn vị học trình sinh viên phải dành ít nhất 15 giờ chuẩn bị cá nhân. Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường mình.

4. Một tiết học được tính bằng 45 phút.

(Toàn văn xin download tệp đính kèm..)

Qui chế 25/2006-BGDĐT – Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui

Gửi vào: 10:37 01/11/2012

Số tư liệu:25/2006/QĐ-BGDĐ
T
Ngày ban hành:26-06-2006
Tệp đính kèm: QC252006.pdf 

QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY  
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2006/QĐ-BGDĐT
ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)  

Chương I   NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG   Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy về tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp.

2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên các khóa đào tạo hệ chính quy ở các trình độ đại học và cao đẳng trong các đại học, học viện, trường đại học và trường cao đẳng (sau đây gọi tắt là trường), thực hiện theo học chế mềm dẻo kết hợp niên chế với học phần.

Điều 2. Chương trình giáo dục đại học

1. Chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

2. Chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Mỗi chương trình khung tương ứng với một ngành đào tạo ở một trình độ đào tạo cụ thể. Mỗi chương trình có thể gắn với một ngành hoặc với một vài ngành đào tạo.

3. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

Điều 3. Học phần và đơn vị học trình

1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho người học tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 5 đơn vị học trình, được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã riêng do trường quy định.

2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.

a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy.
b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

3. Đơn vị học trình được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một đơn vị học trình được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; bằng 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hay thảo luận; bằng 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; hoặc bằng 45-60 giờ làm tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một đơn vị học trình sinh viên phải dành ít nhất 15 giờ chuẩn bị cá nhân. Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường mình.

4. Một tiết học được tính bằng 45 phút.

(Toàn văn xin download tệp đính kèm..)


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Hướng dẫn công tác kiểm tra, đánh giá năm học 2015-2016 (08/12)
  • Quyết định Hội đồng Giáo viên chủ nhiệm, Cố vấn học tập năm học 2015-2016 (26/10)
  • Ban hành Quy định đối với học viên các lớp đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học và các lớp bồi dưỡng tại Trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai (08/07)
  • Quy chế đào tạo cao đẳng liên thông theo hệ thống tín chỉ (24/06)
  • Quy định cụ thể một số nội dung trong Quy chế đào tạo TCCN ban hành tại Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT (24/12)
  • Thông tư ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (24/07)
  • Quy chế 394 /QĐ-CĐSP – Đào tạo cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (10/09)
  • Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế 256 (05/07)
Các bài đã đăng
  • Quy chế 40/2007/QĐ-BGDĐT – Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (01/11)
  • Quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT – Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (30/10)
  • Quy chế 256/2010 – CĐSP – Đào tạo cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (28/10)
  • Quy chế 36/2007/QĐ-BGD&ĐT – Đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học (27/10)
  • Thông tư 46/2011/TT-BGDĐT – Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức Vừa làm vừa học (17/10)
  • Quy chế 60/2007/QĐ-BGDĐT – Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (03/10)
  • Quy chế 62/2008/QĐ-BGDĐT – Tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa học vừa làm (02/10)
  • Quy chế 05/2008/QĐ-BGDĐT – Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (02/10)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin