Bài viết nhân tổng kết 10 năm thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục
Năm 1991 khi mới tái lập, Lào Cai còn 14 xã không có trường, lớp học; hầu hết các xã không có đến lớp 5. Đến năm 2000, giáo dục của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tỉnh Lào Cai được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ; 100% số xã có trường tiểu học hoàn chỉnh; tỷ lệ trẻ 11 tuổi tốt nghiệp tiểu học đạt 37,6%, tỷ lệ người từ 15 -18 tuổi có Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 47,2%; toàn tỉnh có 16/180 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTH-ĐĐT), 9/180 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (PCGDTHCS), 31 xã chưa có trường, lớp THCS hoàn chỉnh. Đây là một thách thức lớn trong việc thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục của tỉnh.
Đến năm 2010, 100% số xã, phường, thị trấn đã có đủ hệ thống trường học từ mẫu giáo đến THCS hoàn chỉnh, tất cả các huyện đều có trường THPT (huyện ít nhất có 2 trường THPT), đáp ứng yêu cầu học tập của con em các dân tộc, làm thay đổi rõ rệt trình độ dân trí và tạo được nguồn đào tạo nhân lực cho tỉnh. 164/164 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTH-ĐĐT và PCGDTHCS. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học lớp mẫu giáo đạt 99,8%; tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 98,3%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 11- 14 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,3%, tăng 21,7%; tỷ lệ người 15 -18 tuổi có Bằng tốt nghiệp THCS đạt 87,8%, tăng 40,6% so với năm 2001. Phong trào giáo dục vùng cao phát triển mạnh, học sinh đi học đông và đều hơn; nhiều trường vùng cao có nền nếp tốt, cảnh quan sạch, đẹp, hoạt động giáo dục sôi nổi, đảm bảo yêu cầu về chất lượng giáo dục, trong đó có những trường đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng; cơ bản đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy, cơ cấu giáo viên đồng bộ, hợp lý và không ngừng trưởng thành cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục. Giáo viên trong tỉnh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, tâm huyết, tận tụy với sự nghiệp, gắn bó với đồng bào các dân tộc vùng cao.
Một lớp học vùng cao
Cơ sở vật chất, thiết bị trường học đã được đầu tư nhiều hơn, cơ bản đáp ứng được các điều kiện cho dạy và học. Kinh phí Nhà nước đầu tư cho giáo dục được tăng cường, cùng với các nguồn lực xã hội hoá giáo dục đã đảm bảo được những điều kiện cơ bản để phát triển giáo dục, thực hiện phổ cập giáo dục.
Đồng thời, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã nhận thức rõ và đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; nhiều nơi, cấp uỷ, chính quyền đã xác định phát triển giáo dục để xoá đói, giảm nghèo; từ đó, đã đề ra chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sâu sát đối với công tác giáo dục. Nhân dân, nhất là các dân tộc vùng cao tin tưởng ở nhà trường, hiểu và quan tâm hơn đến quyền lợi và nghĩa vụ học tập của con em mình; tự giác, tạo điều kiện cho con em đến trường, tích cực tham gia các hoạt động nhà trường. Các ban, ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tham gia tích cực và hiệu quả vào công tác giáo dục, trường học thực sự trở thành ”Nhà trường của dân, do dân và vì dân”.
Kinh nghiệm thực hiện thành công công tác phổ cập giáo dục của tỉnh chính là: Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng vào cuộc để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và rõ ràng về vai trò của công tác phổ cập giáo dục đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói, giảm nghèo của địa phương; từ đó, quán triệt chủ trương, xác định rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục. Công tác chỉ đạo phải kiên trì, quyết liệt, thường xuyên và cụ thể; có cách thức tổ chức phù hợp đối với từng thời điểm, từng địa phương.
Ngành giáo dục giữ vai trò nòng cốt trong tham mưu, chủ động phối hợp các lực lượng, tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục; cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên phải nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trong việc tham mưu, phối hợp và tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục.
Công tác tuyên truyền có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục, để hệ thống chính trị, chính quyền, người dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm và cùng tham gia thực hiện các nhiệm vụ phổ cập giáo dục.
Phải xây dựng trường học trở thành “Trung tâm chính trị, tư tưởng, văn hoá, giáo dục” nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trường học thực sự trở thành “Nhà trường của dân, do dân và vì dân”, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, từ đó mới thu hút được sự quan tâm, tham gia của người dân và toàn xã hội vào thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
Trương Kim Minh
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
(Theo Báo Lao Cai)
Phòng đào tạo |
Phòng TCHC |
Phòng công tác HSSV |
Thư viện |
Kế hoạch tuần 27
Kế hoạch tuần 28
Phổ cập giáo dục – những kết quả và bài học kinh nghiệm
Bài viết nhân tổng kết 10 năm thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục
Năm 1991 khi mới tái lập, Lào Cai còn 14 xã không có trường, lớp học; hầu hết các xã không có đến lớp 5. Đến năm 2000, giáo dục của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tỉnh Lào Cai được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ; 100% số xã có trường tiểu học hoàn chỉnh; tỷ lệ trẻ 11 tuổi tốt nghiệp tiểu học đạt 37,6%, tỷ lệ người từ 15 -18 tuổi có Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 47,2%; toàn tỉnh có 16/180 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTH-ĐĐT), 9/180 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (PCGDTHCS), 31 xã chưa có trường, lớp THCS hoàn chỉnh. Đây là một thách thức lớn trong việc thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục của tỉnh.
Đến năm 2010, 100% số xã, phường, thị trấn đã có đủ hệ thống trường học từ mẫu giáo đến THCS hoàn chỉnh, tất cả các huyện đều có trường THPT (huyện ít nhất có 2 trường THPT), đáp ứng yêu cầu học tập của con em các dân tộc, làm thay đổi rõ rệt trình độ dân trí và tạo được nguồn đào tạo nhân lực cho tỉnh. 164/164 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTH-ĐĐT và PCGDTHCS. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học lớp mẫu giáo đạt 99,8%; tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 98,3%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 11- 14 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,3%, tăng 21,7%; tỷ lệ người 15 -18 tuổi có Bằng tốt nghiệp THCS đạt 87,8%, tăng 40,6% so với năm 2001. Phong trào giáo dục vùng cao phát triển mạnh, học sinh đi học đông và đều hơn; nhiều trường vùng cao có nền nếp tốt, cảnh quan sạch, đẹp, hoạt động giáo dục sôi nổi, đảm bảo yêu cầu về chất lượng giáo dục, trong đó có những trường đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng; cơ bản đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy, cơ cấu giáo viên đồng bộ, hợp lý và không ngừng trưởng thành cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục. Giáo viên trong tỉnh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, tâm huyết, tận tụy với sự nghiệp, gắn bó với đồng bào các dân tộc vùng cao.
Một lớp học vùng cao
Cơ sở vật chất, thiết bị trường học đã được đầu tư nhiều hơn, cơ bản đáp ứng được các điều kiện cho dạy và học. Kinh phí Nhà nước đầu tư cho giáo dục được tăng cường, cùng với các nguồn lực xã hội hoá giáo dục đã đảm bảo được những điều kiện cơ bản để phát triển giáo dục, thực hiện phổ cập giáo dục.
Đồng thời, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã nhận thức rõ và đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; nhiều nơi, cấp uỷ, chính quyền đã xác định phát triển giáo dục để xoá đói, giảm nghèo; từ đó, đã đề ra chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sâu sát đối với công tác giáo dục. Nhân dân, nhất là các dân tộc vùng cao tin tưởng ở nhà trường, hiểu và quan tâm hơn đến quyền lợi và nghĩa vụ học tập của con em mình; tự giác, tạo điều kiện cho con em đến trường, tích cực tham gia các hoạt động nhà trường. Các ban, ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tham gia tích cực và hiệu quả vào công tác giáo dục, trường học thực sự trở thành ”Nhà trường của dân, do dân và vì dân”.
Kinh nghiệm thực hiện thành công công tác phổ cập giáo dục của tỉnh chính là: Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng vào cuộc để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và rõ ràng về vai trò của công tác phổ cập giáo dục đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói, giảm nghèo của địa phương; từ đó, quán triệt chủ trương, xác định rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục. Công tác chỉ đạo phải kiên trì, quyết liệt, thường xuyên và cụ thể; có cách thức tổ chức phù hợp đối với từng thời điểm, từng địa phương.
Ngành giáo dục giữ vai trò nòng cốt trong tham mưu, chủ động phối hợp các lực lượng, tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục; cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên phải nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trong việc tham mưu, phối hợp và tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục.
Công tác tuyên truyền có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục, để hệ thống chính trị, chính quyền, người dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm và cùng tham gia thực hiện các nhiệm vụ phổ cập giáo dục.
Phải xây dựng trường học trở thành “Trung tâm chính trị, tư tưởng, văn hoá, giáo dục” nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trường học thực sự trở thành “Nhà trường của dân, do dân và vì dân”, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, từ đó mới thu hút được sự quan tâm, tham gia của người dân và toàn xã hội vào thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
Trương Kim Minh
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
(Theo Báo Lao Cai)
Các bài đã đăng
- Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai mở hội Lồng Tồng (22/02)
- Tuổi trẻ Lao Cai với phòng trào “4 đồng hành, 5 xung kích” (19/02)