NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TỈNH LÀO CAI

Năm 2017 đã khép lại với nhiều kết quả và thành tựu nổi bật ghi dấu sự nỗ lực phấn đấu của thầy và trò Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lào Cai, đánh dấu sự thành công trong các hoạt động đổi mới giáo dục đào tạo hướng tới hội nhập quốc tế: Đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo góp phần nâng cao hiệu quả trong việc điều hành các hoạt động. Công tác tuyển sinh có nhiều đổi mới đa dạng hóa các biện pháp tuyển sinh; chất lượng đào tạo và bồi dưỡng được nâng cao; công tác nghiên cứu khoa học tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy ngày càng được quan tâm, chú trọng. Với những thành tích đạt được, Nhà trường vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen ” Có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2012-2013 đến năm học 2016-2017, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc”. Để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo trong thời gian tới, Nhà trường có những định hướng, nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Định hướng, nhiệm vụ chủ yếu
– Tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong trường học. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt các phong trào thi đua và nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
– Nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai; rà soát, điều chỉnh cơ cấu đào tạo cho phù hợp; Nâng cao trách nhiệm của toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và HSSV trong công tác tuyển sinh; tăng cường các giải pháp, đa dạng hóa hình thức để nâng cao hiệu quả tuyển sinh.
– Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là đánh giá năng lực ngoại ngữ, tin học của HSSV theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình đào tạo; đẩy mạnh rèn luyện kỹ năng thực hành nghề, rèn luyện NVSP cho HSSV, gắn công tác giáo dục, đào tạo của Trường với thực tiễn của các trường mầm non và phổ thông trong tỉnh; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ mới, tiếng dân tộc; xây dựng chương trình và học liệu dạy và học ngoại tăng cường, chuyên ngữ, song ngữ ở các trình độ đào tạo.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học: Tập trung đề xuất các giải pháp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, tăng cường hợp tác quốc tế; lựa chọn các nhóm nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu theo định hướng NCKH ứng dụng và NCKH thực tiễn trong HSSV và giảng viên; Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học khu vực và quốc tế. Tăng cường viết tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo; lựa chọn các đề tài NCKH có chất lượng in thành tài liệu lưu hành nội bộ.
– Tiếp tục bổ sung đội ngũ giảng viên; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp, chức danh lãnh đạo, quản lý; thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, bố trí, sắp xếp, tinh giản biên chế, quản lý CBVC theo vị trí việc làm; tăng cường trao đổi giáo viên với các trường đại học trong và ngoài nước để tích lũy kinh nghiệm.
– Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà trường theo hướng tự chủ; đổi mới toàn diện công tác quản lý theo hướng giao quyền và trách nhiệm cho các đầu mối nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các phòng, khoa, tổ, trung tâm; nâng cao tính chủ động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm của mỗi giảng viên, nhân viên. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục đào tạo.
– Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm định và công khai chất lượng giáo dục, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra chuyên môn, chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp, tiếp xúc, lấy ý kiến phản hồi của người học đối với giảng viên và quy trình đào tạo của nhà trường; thực hiện tự đánh và đánh giá ngoài chất lượng giáo dục của Nhà trường; công khai chất lượng giáo dục, chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo.
– Tăng cường hiệu quả công tác HSSV, đặc biệt là quản lý HSSV ngoại trú; chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn việc làm cho HSSV, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; tăng cường vai trò của GVCN và CVHT; đổi mới các hoạt động của Đoàn thanh niên và phong trào thanh niên, Hội sinh viên.
– Chủ động trong hợp tác giáo dục với các trường đại học, cao đẳng trong nước; Tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển chương trình hợp tác trao đổi sinh viên, giảng viên, đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, đồng cấp bằng với các trường đại học được kiểm định của nước ngoài, tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình và tổ chức đào tạo, NCKH; Tăng cường hợp tác với các Phòng Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện cho giảng viên, HSSV của Nhà trường có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với thực tiễn giáo dục mầm non và phổ thông. Thực hiện mô hình phối hợp giữa Trường CĐSP với các Trường phổ thông và TT GDNN & GDTX trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Tích cực liên kết với các trường đại học, học viện, cơ sở đào tạo có uy tín trong nước để đào tạo trình độ đại học liên thông, tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh.
-Tăng cường các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, đề án để tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo; tăng cường xã hội hóa và hợp tác với doanh nghiệp theo mô hình phối thuộc để đầu tư các phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập để nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Giải pháp trọng tâm
– Chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành giáo dục, của tỉnh Lào Cai, các chủ trương, định hướng của Nhà trường đến toàn thể CBVC và HSSV để thống nhất về nhận thức và hành động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
– Phát động phong trào thi đua kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện của Ngành của địa phương và dân tộc. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học, công bằng, dân chủ; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
– Tiếp tục rà soát sắp xếp tổ chức, bộ máy, phân công nhiệm vụ khoa học, phù hợp và phát huy được năng lực sở trường của cán bộ viên chức ở các đơn vị để xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, kịp thời kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, điều hành có hiệu quả gắn với thực hiện Đề án vị trí việc làm, Đề án tinh giảm biên chế theo Nghị định 108/NĐ-CP. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên để nâng cao trình độ chuyên, nghiệp vụ, đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đạt chuẩn chức danh theo yêu cầu của ngành đào tạo.
– Tăng cường và đa dạng hóa các biện pháp tuyển sinh, phân cấp cho các khoa trong công tác tuyển sinh đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu, đặc biệt ở một số ngành khó tuyển. Đẩy mạnh tuyển sinh các hệ tại chức và liên thông.
– Đổi mới phương pháp giáo dục, PPGD, công tác NCKH, mở rộng các loại hình Đào tạo, bồi dưỡng, mở rộng quy mô Đào tạo: Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các Chương trình, ĐCCT các ngành đào tạo; Gắn kết chặt chẽ giữa trang bị lý thuyết, rèn luyện kỹ năng tại trường Sư phạm với thực hành, thực tập nghề tại các cơ sở giáo dục; Thành lập nhóm nghiên cứu và phát triển chương trình gắn với giáo dục phổ thông để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường ý thức tự học của HSSV.
– Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực: trao đổi tư vấn tuyển sinh, du học, trao đổi giảng viên, trao đổi NCKH, thực hiện các chương trình, đề án của BGD&ĐT, của tỉnh Lào Cai, của Đại sứ quán Hoa Kỳ: Fulbright, tình bạn hữu trẻ em, Đề án Ngoại ngữ 2020, đảm bảo chất lượng giáo dục, Dự án đào tạo giáo viên dạy tiếng Mông (SEQAP…). Tích cực tham gia Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng lưu vực Sông Hồng. Tiếp tục hợp tác với Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động: Thực hành, thực tập sư phạm, dạy mẫu minh họa cho HSSV.
– Quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài chính để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; đảm bảo công khai, minh bạch, chống lãng phí.Tăng cường các nguồn lực đầu tư của tỉnh, của các chương trình, dự án cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và các hoạt động sự nghiệp.
Phát huy kết quả đã đạt được, trên cơ sở xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu; với tinh thần chủ động, sáng tạo, toàn thể cán bộ giảng viên và HSSV trong Trường quyết tâm, nỗ lực vượt qua những khó khăn thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đào tạo, chuẩn bị mọi điều kiện để sáp nhập cùng với các các trường khác trên địa bàn để thành lập trường Đại học đa ngành dưới sự quản lý của tỉnh. Từ đó, từng bước khẳng định được vai trò, vị thế của Trường CĐSP Lào Cai đối với sự nghiệp giáo dục Lào Cai./.

P.TC-HC

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TỈNH LÀO CAI

Gửi vào: 19:53 30/01/2018

Năm 2017 đã khép lại với nhiều kết quả và thành tựu nổi bật ghi dấu sự nỗ lực phấn đấu của thầy và trò Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lào Cai, đánh dấu sự thành công trong các hoạt động đổi mới giáo dục đào tạo hướng tới hội nhập quốc tế: Đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo góp phần nâng cao hiệu quả trong việc điều hành các hoạt động. Công tác tuyển sinh có nhiều đổi mới đa dạng hóa các biện pháp tuyển sinh; chất lượng đào tạo và bồi dưỡng được nâng cao; công tác nghiên cứu khoa học tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy ngày càng được quan tâm, chú trọng. Với những thành tích đạt được, Nhà trường vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen ” Có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2012-2013 đến năm học 2016-2017, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc”. Để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo trong thời gian tới, Nhà trường có những định hướng, nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Định hướng, nhiệm vụ chủ yếu
– Tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong trường học. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt các phong trào thi đua và nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
– Nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai; rà soát, điều chỉnh cơ cấu đào tạo cho phù hợp; Nâng cao trách nhiệm của toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và HSSV trong công tác tuyển sinh; tăng cường các giải pháp, đa dạng hóa hình thức để nâng cao hiệu quả tuyển sinh.
– Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là đánh giá năng lực ngoại ngữ, tin học của HSSV theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình đào tạo; đẩy mạnh rèn luyện kỹ năng thực hành nghề, rèn luyện NVSP cho HSSV, gắn công tác giáo dục, đào tạo của Trường với thực tiễn của các trường mầm non và phổ thông trong tỉnh; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ mới, tiếng dân tộc; xây dựng chương trình và học liệu dạy và học ngoại tăng cường, chuyên ngữ, song ngữ ở các trình độ đào tạo.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học: Tập trung đề xuất các giải pháp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, tăng cường hợp tác quốc tế; lựa chọn các nhóm nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu theo định hướng NCKH ứng dụng và NCKH thực tiễn trong HSSV và giảng viên; Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học khu vực và quốc tế. Tăng cường viết tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo; lựa chọn các đề tài NCKH có chất lượng in thành tài liệu lưu hành nội bộ.
– Tiếp tục bổ sung đội ngũ giảng viên; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp, chức danh lãnh đạo, quản lý; thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, bố trí, sắp xếp, tinh giản biên chế, quản lý CBVC theo vị trí việc làm; tăng cường trao đổi giáo viên với các trường đại học trong và ngoài nước để tích lũy kinh nghiệm.
– Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà trường theo hướng tự chủ; đổi mới toàn diện công tác quản lý theo hướng giao quyền và trách nhiệm cho các đầu mối nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các phòng, khoa, tổ, trung tâm; nâng cao tính chủ động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm của mỗi giảng viên, nhân viên. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục đào tạo.
– Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm định và công khai chất lượng giáo dục, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra chuyên môn, chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp, tiếp xúc, lấy ý kiến phản hồi của người học đối với giảng viên và quy trình đào tạo của nhà trường; thực hiện tự đánh và đánh giá ngoài chất lượng giáo dục của Nhà trường; công khai chất lượng giáo dục, chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo.
– Tăng cường hiệu quả công tác HSSV, đặc biệt là quản lý HSSV ngoại trú; chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn việc làm cho HSSV, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; tăng cường vai trò của GVCN và CVHT; đổi mới các hoạt động của Đoàn thanh niên và phong trào thanh niên, Hội sinh viên.
– Chủ động trong hợp tác giáo dục với các trường đại học, cao đẳng trong nước; Tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển chương trình hợp tác trao đổi sinh viên, giảng viên, đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, đồng cấp bằng với các trường đại học được kiểm định của nước ngoài, tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình và tổ chức đào tạo, NCKH; Tăng cường hợp tác với các Phòng Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện cho giảng viên, HSSV của Nhà trường có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với thực tiễn giáo dục mầm non và phổ thông. Thực hiện mô hình phối hợp giữa Trường CĐSP với các Trường phổ thông và TT GDNN & GDTX trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Tích cực liên kết với các trường đại học, học viện, cơ sở đào tạo có uy tín trong nước để đào tạo trình độ đại học liên thông, tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh.
-Tăng cường các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, đề án để tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo; tăng cường xã hội hóa và hợp tác với doanh nghiệp theo mô hình phối thuộc để đầu tư các phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập để nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Giải pháp trọng tâm
– Chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành giáo dục, của tỉnh Lào Cai, các chủ trương, định hướng của Nhà trường đến toàn thể CBVC và HSSV để thống nhất về nhận thức và hành động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
– Phát động phong trào thi đua kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện của Ngành của địa phương và dân tộc. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học, công bằng, dân chủ; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
– Tiếp tục rà soát sắp xếp tổ chức, bộ máy, phân công nhiệm vụ khoa học, phù hợp và phát huy được năng lực sở trường của cán bộ viên chức ở các đơn vị để xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, kịp thời kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, điều hành có hiệu quả gắn với thực hiện Đề án vị trí việc làm, Đề án tinh giảm biên chế theo Nghị định 108/NĐ-CP. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên để nâng cao trình độ chuyên, nghiệp vụ, đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đạt chuẩn chức danh theo yêu cầu của ngành đào tạo.
– Tăng cường và đa dạng hóa các biện pháp tuyển sinh, phân cấp cho các khoa trong công tác tuyển sinh đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu, đặc biệt ở một số ngành khó tuyển. Đẩy mạnh tuyển sinh các hệ tại chức và liên thông.
– Đổi mới phương pháp giáo dục, PPGD, công tác NCKH, mở rộng các loại hình Đào tạo, bồi dưỡng, mở rộng quy mô Đào tạo: Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các Chương trình, ĐCCT các ngành đào tạo; Gắn kết chặt chẽ giữa trang bị lý thuyết, rèn luyện kỹ năng tại trường Sư phạm với thực hành, thực tập nghề tại các cơ sở giáo dục; Thành lập nhóm nghiên cứu và phát triển chương trình gắn với giáo dục phổ thông để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường ý thức tự học của HSSV.
– Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực: trao đổi tư vấn tuyển sinh, du học, trao đổi giảng viên, trao đổi NCKH, thực hiện các chương trình, đề án của BGD&ĐT, của tỉnh Lào Cai, của Đại sứ quán Hoa Kỳ: Fulbright, tình bạn hữu trẻ em, Đề án Ngoại ngữ 2020, đảm bảo chất lượng giáo dục, Dự án đào tạo giáo viên dạy tiếng Mông (SEQAP…). Tích cực tham gia Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng lưu vực Sông Hồng. Tiếp tục hợp tác với Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động: Thực hành, thực tập sư phạm, dạy mẫu minh họa cho HSSV.
– Quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài chính để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; đảm bảo công khai, minh bạch, chống lãng phí.Tăng cường các nguồn lực đầu tư của tỉnh, của các chương trình, dự án cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và các hoạt động sự nghiệp.
Phát huy kết quả đã đạt được, trên cơ sở xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu; với tinh thần chủ động, sáng tạo, toàn thể cán bộ giảng viên và HSSV trong Trường quyết tâm, nỗ lực vượt qua những khó khăn thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đào tạo, chuẩn bị mọi điều kiện để sáp nhập cùng với các các trường khác trên địa bàn để thành lập trường Đại học đa ngành dưới sự quản lý của tỉnh. Từ đó, từng bước khẳng định được vai trò, vị thế của Trường CĐSP Lào Cai đối với sự nghiệp giáo dục Lào Cai./.

P.TC-HC

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài đã đăng
  • Điều lệ Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật HSSV trường CĐSP Lào Cai lần thứ nhất”, năm học 2016-2017 (10/03)
  • Kế hoạch Tổ chức các hoạt động Khoa học và Công nghệ năm học 2015 – 2016 (25/08)
  • Kế hoạch tổ chức các hoạt động Khoa học và Công nghệ năm học 2014-2015 (26/09)
  • Kế hoạch tổ chức các hoạt động NCKH năm học 2012 – 2013 (02/11)
  • Quy định quản lý hoạt động khoa học của trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai (02/11)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin