Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình trường học Việt Nam mới (VNE) tại các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Tóm tắt: Mô hình trường học mới VIETNAM ECUELA NUEVA (VNEN) là mô hình giáo dục tiên tiến, phù hợp nhất với Việt Nam. Hiện nay, Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức triển khai thử nghiệm mô hình trường học mới (VNEN) cho 63 tỉnh thành cả nước với tất cả các môn học, trong đó có môn Toán tại các trường tiểu học thành phố Lào Cai. Quá trình triển khai, công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình này còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN ở trường tiểu học cần điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN một cách phù hợp.

1. Đặt vấn đề

Mô hình trường học mới VNEN do nhà giáo Vicky Colbert triển khai khởi nguồn tại Côlômbia vào năm 1970 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh (HS) làm trung tâm. Năm 2009, UNESCO, UNICEF &WB giới thiệu mô hình trường học mới tại Hội nghị Giáo dục khu vực ở CEBU Philipin. Năm 2010, Bộ GD&ĐT cử đoàn tham quan mô hình tại Côlômbia và xây dựng Mô hình của Việt Nam. Dự án về sư phạm Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE-VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Dự án đã đầu tư cho một số trường tiểu học dạy thử nghiệm, năm học 2011- 2012, thử nghiệm tại 12 trường thuộc 6 tỉnh, trong đó có 4 trường tiểu học ở hai huyện Bát Xát và Sa Pa tỉnh Lào Cai. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản toàn diện, có tính hệ thống, bao gồm đổi mới cách dạy, cách học, hướng vào phát triển con người, biến hoạt động giáo dục của nhà trường thành hoạt động tự giáo dục của học sinh. Cách thức đánh giá, tổ chức quản lý lớp học, quản lý nhà trường, việc tổ chức hoạt động dạy học cần có sự tham gia của cha mẹ học sinh (CMHS), cộng đồng. Năm học 2013 – 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai đã triển khai thử nghiệm mô hình này tại 81 trường tiểu học, thành phố Lào Cai có 8 trường với tất cả các môn, trong đó có môn Toán. Trong quá trình triển khai, công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình trường học mới (VNEN) còn gặp nhiều khó khăn, cần điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình này một cách phù hợp.

2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai

2.1. Vài nét về tình hình phát triển giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai

Hiện nay 17 phường xã của thành phố Lào Cai đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. 100% các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch và thời gian của năm học. Hàng năm số HS đạt yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng đạt từ 90% trở lên. Số HS đạt giải học sinh giỏi, học sinh năng khiếu các cuộc thi giao lưu Văn, Toán tuổi thơ, giải Toán, tiếng Anh qua Internet, thi viết chữ đẹp các cấp luôn đứng đầu tỉnh.

Năm học 2013 – 2014 có 8/23 trường tiểu học trong thành phố tổ chức dạy học theo mô hình VNEN cho HS khối lớp 2, 3, 4 với 112 lớp với 3490 học sinh, đồng thời phòng GD&ĐT Lào Cai tiếp tục chỉ đạo các trường Tiểu học không tham gia dự án vận dụng nhân rộng mô hình (soạn và giảng theo tài liệu VNEN ít nhất 2 tiết/tuần), các trường THCS tiếp cận và làm quen với phương pháp dạy học theo mô hình này.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai

Qua khảo sát, thăm dò ý kiến của các CBQL, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh của 8 trường tiểu học áp dụng dạy học theo mô hình VNEN tại thành phố Lào Cai chúng tôi có nhận định như sau:

Các trường tiểu học thành phố Lào Cai đã chỉ đạo GV tham gia đầy đủ, chủ động và tích cực các hoạt động tập huấn do Dự án, Sở GD&ĐT và phòng Giáo dục thành phố Lào Cai tổ chức. Chú trọng công tác tập huấn tại đơn vị theo hướng minh họa thực hành trên đối tượng học sinh. Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề theo từng môn học, trong đó có môn Toán nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên (GV) như sinh hoạt chuyên môn nhóm ngang, nhóm năng lực, kiểm tra kiến thức giáo viên, dự giờ. Qua đó, GV được học tập kinh nghiệm của những GV dạy tốt, được trao đổi các khó khăn, vướng mắc khi dạy học môn Toán theo mô hình VNEN và cùng nhau bàn biện pháp tháo gỡ.
Hoạt động nâng cao nhận thức cho GV, HS, phụ huynh học sinh, cộng đồng được các trường tiểu học thành phố Lào Cai quan tâm và nhận được sự đồng tình, ủng hộ. Các trường đã tổ chức các cuộc họp với CMHS để giới thiệu, huy động họ phối hợp tham gia các hoạt động như hướng dẫn học sinh tự học – hoạt động ứng dụng – ở nhà, mời CMHS đến thăm lớp, dự giờ, tham gia một số hoạt động do Hội đồng tự quản tổ chức.

Phòng GD&ĐT tuyên truyền về mô hình VNEN tới các đơn vị trường học để CBQL, GV nhận thức đầy đủ về mô hình và sẵn sàng tiếp thu cái mới. Các trường đã xây dựng kế hoạch tổng thể của năm học trong đó lồng ghép kế hoạch dạy học theo mô hình trường học VNEN.
Các trường chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tự học tự bồi dưỡng phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp giảng dạy VNEN của giáo viên trên lớp vào việc bồi dưỡng giáo viên tại chỗ. Chú trọng dạy học tập trung vào người học, khả năng tự học, phát huy tính tích cực tìm tòi sáng tạo của HS, đổi mới cách kiểm tra đánh giá (KTĐG) là những nội dung được đa số GV tán thành. Bên cạnh đó, cần tăng cường sử dụng TBDH và linh hoạt trong việc sử dụng các logo vào giảng dạy Toán ở tiểu học còn nhiều GV chưa hưởng ứng.

Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học về cơ bản GV thực hiện tương đối tốt 5 bước giảng dạy theo mô hình VNEN, HS thực hiện mười bước học tập. GV dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS; HS được học theo tốc độ phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân; Nội dung học thiết thực, gắn kết với thực tiễn đời sống hàng ngày của HS; Kế hoạch dạy học được bố trí linh hoạt; Môi trường học tập thân thiện, phát huy tinh thần dân chủ, ý thức tập thể; Chú trọng kĩ năng làm việc theo nhóm hợp tác; Phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, cộng đồng và nhà trường.

Công tác KTĐG trong quá trình triển khai thực hiện dạy học môn Toán theo mô hình VNEN, CBQL và GV các trường đã hiểu được cách đánh giá HS đã có sự thay đổi căn bản: Đánh giá quá trình học tập kết hợp định lượng (bằng cách cho điểm) và định tính (bằng nhận xét) của GV, GV tạo mọi cơ hội để bản thân mỗi HS tự đánh giá mình, kết hợp sự đánh giá của CMHS và cộng đồng cùng tham gia đánh giá, sự đánh giá đó bao gồm cả việc đạt được mục tiêu kiến thức, sự tự giác, tự tin, ý thức, sự tương tác trong quá trình học tập. Tạo cho các em thói quen biết chia sẻ, đánh giá nhưng quan trọng hơn là biết động viên bạn tiến bộ kết hợp cả việc định tính với định lượng để kiểm soát chất lượng mang tính toàn diện hơn.

Nhiều trường tiểu học đã tổ chức cho CMHS được dự giờ các lớp học, tự đánh giá, nhận xét con em mình và cam kết với nhà trường trong quá trình phối hợp giáo dục. Các trường đã huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động giáo dục tại trường lớp: Xây dựng bản đồ cộng đồng, tham gia giúp học sinh tranh cử Hội đồng quả trị, hướng dẫn học sinh học theo nội dung hoạt động ứng dụng, hướng dẫn viết nhật kí học tập, tham gia vào việc đánh giá học sinh, trang trí lớp học, hỗ trợ thư viện lớp học, thư viện trường, giáo dục an toàn giao thông, môi trường, sức khỏe cho học sinh. Hỗ trợ cơ sở vật chất trường lớp bằng sức lực, vật chất.

Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ – thành phố Lào Cai

2.3. Một số tồn tại trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN

Mặc dù việc thực hiện dạy học môn Toán theo mô hình trường học VNEN của 8 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai trong năm học qua đã đạt được những thành tựu nhất định song vẫn còn nhiều tồn tại như:

CBQL các trường tiểu học đã có nhận thức đúng tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN, song còn có trường chưa quan tâm đầy đủ đến những yêu cầu trong quá trình dạy học nói chung và dạy học từng môn học trong đó có môn Toán nói riêng. Tư tưởng của một số GV còn dao động khi thấy thực hiện theo mô hình này gặp nhiều khó khăn, ngại khó trước những chủ trương mới và chưa thực sự nhiệt tình.

Một bộ phận GV còn lúng túng trong quá trình dạy học để vận dụng tốt qui trình 5 bước: chưa xác định được hoạt động nào là hoạt động tạo hứng thú, hoạt động nào là tổ chức cho HS trải nghiệm và hoạt động nào là rút ra kiến thức mới. Từ đó GV sử dụng thời gian chưa hợp lý cho các hoạt động làm ảnh hưởng đến thời gian dành cho nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động cơ bản xây dựng kiến thức mới chưa hợp lí. GV chưa phát huy hết khả năng của HS, chưa rèn cho HS thực hiện triệt để chỉ dẫn của 10 bước học tập, đôi khi còn làm thay cho nhóm khi lấy sẵn tài liệu; chưa cho các nhóm hoạt động theo đúng chỉ dẫn.

Kỹ năng tính toán, điều hành nhóm của học sinh, nhất là học sinh lớp 2 và học sinh vùng ven, vùng xa còn nhiều hạn chế. Nhiều nội dung của môn Toán khó nên học sinh yếu nhận thức chậm, thực hành khó khăn. Một bộ phận HS chưa có ý thức tự giác học tập, chưa biết cách tự học. Nhiều cha mẹ HS ở vùng xa không đủ trình độ, điều kiện để hướng dẫn con học và không có thời gian tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đáp ứng một cách tốt nhất cho hoạt động dạy học: Hệ thống phòng học, phòng thực hành chưa đáp ứng được việc tổ chức lớp học VNEN, phòng học bộ môn, bàn liền ghế nên HS khó di chuyển. Đầu năm học, tài liệu “Hướng dẫn học” cho GV, HS, CMHS còn muộn và thiếu.

Hệ thống văn bản pháp lý chưa thể hiện tốt vai trò công cụ trong quản lý hoạt động dạy học: Chưa đảm bảo tính đồng bộ về các văn bản lưu trữ hồ sơ trong quá trình đánh giá, kiểm định chất lượng…

Công tác KTĐG của một số trường và một số GV chưa thường xuyên và chưa kịp thời. Đến cuối kì học, năm học mới tổng kết một cách chung chung, do đó không thấy hết được những mặt mạnh, mặt hạn chế, yếu kém để khen thưởng hay phê bình đúng người, đúng việc. Việc làm này dẫn đến tình trạng cào bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của GV chưa không động viên, khuyến khích kịp thời GV tích cực trong dạy học theo mô hình VNEN. Từ đó, nhà trường sẽ gặp khó khăn trong việc cuốn hút sự nhiệt tâm của giáo viên đổi mới PPDH theo mô hình trường học mới VNEN.

 

Tiết học Toán theo mô hình VNEN tại trường tiểu học Lê Ngọc Hân – TP Lào Cai

3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN

 

Tiết học Toán theo mô hình VNEN tại trường tiểu học Bắc Cường – TP Lào Cai

Thiết kế một chương trình hành động tối ưu có thể quản lý và huy động mọi tiềm năng để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn học tập và giảng dạy của thầy và trò nhằm làm cho hoạt động dạy và học môn Toán của các trường TH đi vào nền nếp, đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng và đạt được mục tiêu giáo dục của môn học theo yêu cầu giáo dục hiện nay.

– Tổ chức cho đội ngũ GV tham gia đầy đủ, chủ động và tích cực các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn như: Tập huấn về PPDH Toán theo mô hình VNEN; GV tự học, tự bồi dưỡng; Bồi dưỡng qua dự giờ, thăm lớp; Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè; Bồi dưỡng dài hạn, tập trung; Bồi dưỡng qua các chuyên đề; Tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn giữa các trường; Chọn cử GV có khả năng bồi dưỡng chuyên sâu môn Toán theo mô hình VNEN cho từng khối lớp để bồi dưỡng lâu dài. Tạo điều kiện bố trí cho CBQL, GV và HS được tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh có các trường tiểu học đang tham gia Dự án.

– Chỉ đạo đổi mới PPDH giáo viên thành thạo 5 bước giảng dạy, học sinh thành thạo mười bước học tập theo mô hình trường học mới và tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả, linh hoạt. GV cần có kĩ thuật dạy học Toán, linh hoạt trong việc tổ chức cho HS học theo tài liệu. Mô hình trường học mới Việt Nam vẫn thực hiện theo chương trình tiểu học chung của cả nước nhưng đổi mới việc biên soạn hệ thống tài liệu phục vụ dạy học tác động tới cả 3 đối tượng (3 trong 1) – Tài liệu được dùng chung cho HS, GV,và CMHS. Cuốn “Tài liệu hướng dẫn học…” được xây dựng trên cơ sở SGK, vở bài tập và sách hướng dẫn giáo viên. Tài liệu được viết dưới dạng các hoạt động học tập: Hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng. Chính vì vậy, hiện nay khi lên lớp không đòi hỏi GV phải soạn bài, nhưng qua nghiên cứu của nhóm tác giả và qua thực nghiệm: trước khi lên lớp GV cần có sự chuẩn bị kế hoạch, dự đoán trước các tình huống, vì GV là người nắm được nhận thức của từng đối tượng HS, GV chủ động, linh hoạt trong việc theo dõi, giúp đỡ và hướng dẫn HS tự học; và chủ động trong việc trợ giúp các nhóm khi gặp khó khăn, điều chỉnh một số hoạt động cho phù hợp với đối tượng học sinh; đưa ra từng mức độ trợ giúp đối với từng đối tượng HS. GV chủ động tổ chức cho HS biên soạn nội dung bài tập (trong khoảng thời gian dôi dư) để các em được luyện tập và thực hành nhiều hơn, vận dụng linh hoạt hoạt động ứng dụng, có kiểm soát và đánh giá kết hợp cùng với CMHS theo nguyên tắc tương tác đa chiều. HS nâng cao ý thức tự học và hoạt động tự học trong môi trường có tính hợp tác cao, rèn cho HS tự tin trong giao tiếp, có ý thức tự giác, tự quản trong hoạt động tập thể.

– Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của GV; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; đánh giá của CMHS và cộng đồng về kết quả giáo dục HS; Lấy ý kiến phản hồi về DH Toán theo mô hình trường học mới VNEN của GV, HS, CMHS; Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả dạy học theo mô hình VNEN, điều chỉnh và đúc rút kinh nghiệm.

– Tăng cường huy động cộng đồng tham gia công tác dạy học Toán theo mô hình trường học mới VNEN tạo sự đồng thuận ngay từ đầu năm học trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội tạo môi trường XHHT theo đúng tinh thần đổi mới PPDH theo mô hình VNEN.

Bài và ảnh: Ths. Bùi Thị Bình – Giảng viên Khoa Bồi dưỡng

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình trường học Việt Nam mới (VNE) tại các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Gửi vào: 14:26 12/02/2015

Tóm tắt: Mô hình trường học mới VIETNAM ECUELA NUEVA (VNEN) là mô hình giáo dục tiên tiến, phù hợp nhất với Việt Nam. Hiện nay, Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức triển khai thử nghiệm mô hình trường học mới (VNEN) cho 63 tỉnh thành cả nước với tất cả các môn học, trong đó có môn Toán tại các trường tiểu học thành phố Lào Cai. Quá trình triển khai, công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình này còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN ở trường tiểu học cần điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN một cách phù hợp.

1. Đặt vấn đề

Mô hình trường học mới VNEN do nhà giáo Vicky Colbert triển khai khởi nguồn tại Côlômbia vào năm 1970 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh (HS) làm trung tâm. Năm 2009, UNESCO, UNICEF &WB giới thiệu mô hình trường học mới tại Hội nghị Giáo dục khu vực ở CEBU Philipin. Năm 2010, Bộ GD&ĐT cử đoàn tham quan mô hình tại Côlômbia và xây dựng Mô hình của Việt Nam. Dự án về sư phạm Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE-VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Dự án đã đầu tư cho một số trường tiểu học dạy thử nghiệm, năm học 2011- 2012, thử nghiệm tại 12 trường thuộc 6 tỉnh, trong đó có 4 trường tiểu học ở hai huyện Bát Xát và Sa Pa tỉnh Lào Cai. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản toàn diện, có tính hệ thống, bao gồm đổi mới cách dạy, cách học, hướng vào phát triển con người, biến hoạt động giáo dục của nhà trường thành hoạt động tự giáo dục của học sinh. Cách thức đánh giá, tổ chức quản lý lớp học, quản lý nhà trường, việc tổ chức hoạt động dạy học cần có sự tham gia của cha mẹ học sinh (CMHS), cộng đồng. Năm học 2013 – 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai đã triển khai thử nghiệm mô hình này tại 81 trường tiểu học, thành phố Lào Cai có 8 trường với tất cả các môn, trong đó có môn Toán. Trong quá trình triển khai, công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình trường học mới (VNEN) còn gặp nhiều khó khăn, cần điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình này một cách phù hợp.

2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai

2.1. Vài nét về tình hình phát triển giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai

Hiện nay 17 phường xã của thành phố Lào Cai đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. 100% các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch và thời gian của năm học. Hàng năm số HS đạt yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng đạt từ 90% trở lên. Số HS đạt giải học sinh giỏi, học sinh năng khiếu các cuộc thi giao lưu Văn, Toán tuổi thơ, giải Toán, tiếng Anh qua Internet, thi viết chữ đẹp các cấp luôn đứng đầu tỉnh.

Năm học 2013 – 2014 có 8/23 trường tiểu học trong thành phố tổ chức dạy học theo mô hình VNEN cho HS khối lớp 2, 3, 4 với 112 lớp với 3490 học sinh, đồng thời phòng GD&ĐT Lào Cai tiếp tục chỉ đạo các trường Tiểu học không tham gia dự án vận dụng nhân rộng mô hình (soạn và giảng theo tài liệu VNEN ít nhất 2 tiết/tuần), các trường THCS tiếp cận và làm quen với phương pháp dạy học theo mô hình này.

2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai

Qua khảo sát, thăm dò ý kiến của các CBQL, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh của 8 trường tiểu học áp dụng dạy học theo mô hình VNEN tại thành phố Lào Cai chúng tôi có nhận định như sau:

Các trường tiểu học thành phố Lào Cai đã chỉ đạo GV tham gia đầy đủ, chủ động và tích cực các hoạt động tập huấn do Dự án, Sở GD&ĐT và phòng Giáo dục thành phố Lào Cai tổ chức. Chú trọng công tác tập huấn tại đơn vị theo hướng minh họa thực hành trên đối tượng học sinh. Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề theo từng môn học, trong đó có môn Toán nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên (GV) như sinh hoạt chuyên môn nhóm ngang, nhóm năng lực, kiểm tra kiến thức giáo viên, dự giờ. Qua đó, GV được học tập kinh nghiệm của những GV dạy tốt, được trao đổi các khó khăn, vướng mắc khi dạy học môn Toán theo mô hình VNEN và cùng nhau bàn biện pháp tháo gỡ.
Hoạt động nâng cao nhận thức cho GV, HS, phụ huynh học sinh, cộng đồng được các trường tiểu học thành phố Lào Cai quan tâm và nhận được sự đồng tình, ủng hộ. Các trường đã tổ chức các cuộc họp với CMHS để giới thiệu, huy động họ phối hợp tham gia các hoạt động như hướng dẫn học sinh tự học – hoạt động ứng dụng – ở nhà, mời CMHS đến thăm lớp, dự giờ, tham gia một số hoạt động do Hội đồng tự quản tổ chức.

Phòng GD&ĐT tuyên truyền về mô hình VNEN tới các đơn vị trường học để CBQL, GV nhận thức đầy đủ về mô hình và sẵn sàng tiếp thu cái mới. Các trường đã xây dựng kế hoạch tổng thể của năm học trong đó lồng ghép kế hoạch dạy học theo mô hình trường học VNEN.
Các trường chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tự học tự bồi dưỡng phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp giảng dạy VNEN của giáo viên trên lớp vào việc bồi dưỡng giáo viên tại chỗ. Chú trọng dạy học tập trung vào người học, khả năng tự học, phát huy tính tích cực tìm tòi sáng tạo của HS, đổi mới cách kiểm tra đánh giá (KTĐG) là những nội dung được đa số GV tán thành. Bên cạnh đó, cần tăng cường sử dụng TBDH và linh hoạt trong việc sử dụng các logo vào giảng dạy Toán ở tiểu học còn nhiều GV chưa hưởng ứng.

Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học về cơ bản GV thực hiện tương đối tốt 5 bước giảng dạy theo mô hình VNEN, HS thực hiện mười bước học tập. GV dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS; HS được học theo tốc độ phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân; Nội dung học thiết thực, gắn kết với thực tiễn đời sống hàng ngày của HS; Kế hoạch dạy học được bố trí linh hoạt; Môi trường học tập thân thiện, phát huy tinh thần dân chủ, ý thức tập thể; Chú trọng kĩ năng làm việc theo nhóm hợp tác; Phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, cộng đồng và nhà trường.

Công tác KTĐG trong quá trình triển khai thực hiện dạy học môn Toán theo mô hình VNEN, CBQL và GV các trường đã hiểu được cách đánh giá HS đã có sự thay đổi căn bản: Đánh giá quá trình học tập kết hợp định lượng (bằng cách cho điểm) và định tính (bằng nhận xét) của GV, GV tạo mọi cơ hội để bản thân mỗi HS tự đánh giá mình, kết hợp sự đánh giá của CMHS và cộng đồng cùng tham gia đánh giá, sự đánh giá đó bao gồm cả việc đạt được mục tiêu kiến thức, sự tự giác, tự tin, ý thức, sự tương tác trong quá trình học tập. Tạo cho các em thói quen biết chia sẻ, đánh giá nhưng quan trọng hơn là biết động viên bạn tiến bộ kết hợp cả việc định tính với định lượng để kiểm soát chất lượng mang tính toàn diện hơn.

Nhiều trường tiểu học đã tổ chức cho CMHS được dự giờ các lớp học, tự đánh giá, nhận xét con em mình và cam kết với nhà trường trong quá trình phối hợp giáo dục. Các trường đã huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động giáo dục tại trường lớp: Xây dựng bản đồ cộng đồng, tham gia giúp học sinh tranh cử Hội đồng quả trị, hướng dẫn học sinh học theo nội dung hoạt động ứng dụng, hướng dẫn viết nhật kí học tập, tham gia vào việc đánh giá học sinh, trang trí lớp học, hỗ trợ thư viện lớp học, thư viện trường, giáo dục an toàn giao thông, môi trường, sức khỏe cho học sinh. Hỗ trợ cơ sở vật chất trường lớp bằng sức lực, vật chất.

Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ – thành phố Lào Cai

2.3. Một số tồn tại trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN

Mặc dù việc thực hiện dạy học môn Toán theo mô hình trường học VNEN của 8 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai trong năm học qua đã đạt được những thành tựu nhất định song vẫn còn nhiều tồn tại như:

CBQL các trường tiểu học đã có nhận thức đúng tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN, song còn có trường chưa quan tâm đầy đủ đến những yêu cầu trong quá trình dạy học nói chung và dạy học từng môn học trong đó có môn Toán nói riêng. Tư tưởng của một số GV còn dao động khi thấy thực hiện theo mô hình này gặp nhiều khó khăn, ngại khó trước những chủ trương mới và chưa thực sự nhiệt tình.

Một bộ phận GV còn lúng túng trong quá trình dạy học để vận dụng tốt qui trình 5 bước: chưa xác định được hoạt động nào là hoạt động tạo hứng thú, hoạt động nào là tổ chức cho HS trải nghiệm và hoạt động nào là rút ra kiến thức mới. Từ đó GV sử dụng thời gian chưa hợp lý cho các hoạt động làm ảnh hưởng đến thời gian dành cho nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động cơ bản xây dựng kiến thức mới chưa hợp lí. GV chưa phát huy hết khả năng của HS, chưa rèn cho HS thực hiện triệt để chỉ dẫn của 10 bước học tập, đôi khi còn làm thay cho nhóm khi lấy sẵn tài liệu; chưa cho các nhóm hoạt động theo đúng chỉ dẫn.

Kỹ năng tính toán, điều hành nhóm của học sinh, nhất là học sinh lớp 2 và học sinh vùng ven, vùng xa còn nhiều hạn chế. Nhiều nội dung của môn Toán khó nên học sinh yếu nhận thức chậm, thực hành khó khăn. Một bộ phận HS chưa có ý thức tự giác học tập, chưa biết cách tự học. Nhiều cha mẹ HS ở vùng xa không đủ trình độ, điều kiện để hướng dẫn con học và không có thời gian tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đáp ứng một cách tốt nhất cho hoạt động dạy học: Hệ thống phòng học, phòng thực hành chưa đáp ứng được việc tổ chức lớp học VNEN, phòng học bộ môn, bàn liền ghế nên HS khó di chuyển. Đầu năm học, tài liệu “Hướng dẫn học” cho GV, HS, CMHS còn muộn và thiếu.

Hệ thống văn bản pháp lý chưa thể hiện tốt vai trò công cụ trong quản lý hoạt động dạy học: Chưa đảm bảo tính đồng bộ về các văn bản lưu trữ hồ sơ trong quá trình đánh giá, kiểm định chất lượng…

Công tác KTĐG của một số trường và một số GV chưa thường xuyên và chưa kịp thời. Đến cuối kì học, năm học mới tổng kết một cách chung chung, do đó không thấy hết được những mặt mạnh, mặt hạn chế, yếu kém để khen thưởng hay phê bình đúng người, đúng việc. Việc làm này dẫn đến tình trạng cào bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của GV chưa không động viên, khuyến khích kịp thời GV tích cực trong dạy học theo mô hình VNEN. Từ đó, nhà trường sẽ gặp khó khăn trong việc cuốn hút sự nhiệt tâm của giáo viên đổi mới PPDH theo mô hình trường học mới VNEN.

 

Tiết học Toán theo mô hình VNEN tại trường tiểu học Lê Ngọc Hân – TP Lào Cai

3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN

 

Tiết học Toán theo mô hình VNEN tại trường tiểu học Bắc Cường – TP Lào Cai

Thiết kế một chương trình hành động tối ưu có thể quản lý và huy động mọi tiềm năng để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn học tập và giảng dạy của thầy và trò nhằm làm cho hoạt động dạy và học môn Toán của các trường TH đi vào nền nếp, đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng và đạt được mục tiêu giáo dục của môn học theo yêu cầu giáo dục hiện nay.

– Tổ chức cho đội ngũ GV tham gia đầy đủ, chủ động và tích cực các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn như: Tập huấn về PPDH Toán theo mô hình VNEN; GV tự học, tự bồi dưỡng; Bồi dưỡng qua dự giờ, thăm lớp; Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè; Bồi dưỡng dài hạn, tập trung; Bồi dưỡng qua các chuyên đề; Tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn giữa các trường; Chọn cử GV có khả năng bồi dưỡng chuyên sâu môn Toán theo mô hình VNEN cho từng khối lớp để bồi dưỡng lâu dài. Tạo điều kiện bố trí cho CBQL, GV và HS được tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh có các trường tiểu học đang tham gia Dự án.

– Chỉ đạo đổi mới PPDH giáo viên thành thạo 5 bước giảng dạy, học sinh thành thạo mười bước học tập theo mô hình trường học mới và tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả, linh hoạt. GV cần có kĩ thuật dạy học Toán, linh hoạt trong việc tổ chức cho HS học theo tài liệu. Mô hình trường học mới Việt Nam vẫn thực hiện theo chương trình tiểu học chung của cả nước nhưng đổi mới việc biên soạn hệ thống tài liệu phục vụ dạy học tác động tới cả 3 đối tượng (3 trong 1) – Tài liệu được dùng chung cho HS, GV,và CMHS. Cuốn “Tài liệu hướng dẫn học…” được xây dựng trên cơ sở SGK, vở bài tập và sách hướng dẫn giáo viên. Tài liệu được viết dưới dạng các hoạt động học tập: Hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng. Chính vì vậy, hiện nay khi lên lớp không đòi hỏi GV phải soạn bài, nhưng qua nghiên cứu của nhóm tác giả và qua thực nghiệm: trước khi lên lớp GV cần có sự chuẩn bị kế hoạch, dự đoán trước các tình huống, vì GV là người nắm được nhận thức của từng đối tượng HS, GV chủ động, linh hoạt trong việc theo dõi, giúp đỡ và hướng dẫn HS tự học; và chủ động trong việc trợ giúp các nhóm khi gặp khó khăn, điều chỉnh một số hoạt động cho phù hợp với đối tượng học sinh; đưa ra từng mức độ trợ giúp đối với từng đối tượng HS. GV chủ động tổ chức cho HS biên soạn nội dung bài tập (trong khoảng thời gian dôi dư) để các em được luyện tập và thực hành nhiều hơn, vận dụng linh hoạt hoạt động ứng dụng, có kiểm soát và đánh giá kết hợp cùng với CMHS theo nguyên tắc tương tác đa chiều. HS nâng cao ý thức tự học và hoạt động tự học trong môi trường có tính hợp tác cao, rèn cho HS tự tin trong giao tiếp, có ý thức tự giác, tự quản trong hoạt động tập thể.

– Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của GV; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; đánh giá của CMHS và cộng đồng về kết quả giáo dục HS; Lấy ý kiến phản hồi về DH Toán theo mô hình trường học mới VNEN của GV, HS, CMHS; Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả dạy học theo mô hình VNEN, điều chỉnh và đúc rút kinh nghiệm.

– Tăng cường huy động cộng đồng tham gia công tác dạy học Toán theo mô hình trường học mới VNEN tạo sự đồng thuận ngay từ đầu năm học trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội tạo môi trường XHHT theo đúng tinh thần đổi mới PPDH theo mô hình VNEN.

Bài và ảnh: Ths. Bùi Thị Bình – Giảng viên Khoa Bồi dưỡng


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Một số băn khoăn về năng lực dạy học của học sinh sinh viên trong các trường Sư phạm hiện nay (30/05)
  • Nhận thức, thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đối với hoạt động nghiên cứu khoa học (29/05)
  • Mối liên hệ giữa nội dung học phần “Cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán” và nội dung dạy học toán ở trường tiểu học (17/03)
  • Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong trường Sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (01/03)
  • Nghiệm thu đề tài, tập bài giảng và sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 (04/08)
  • Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN; năm học 2014-2015 (04/08)
  • Tham dự Hội thảo khoa học quốc tế tại Tuyên Quang (28/05)
  • Tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông (28/05)
Các bài đã đăng
  • Định hướng Sư phạm trong dạy học môn lý thuyết số và cơ sở số học cho sinh viên ngành Toán tại trường Cao đẳng Sư phạm (04/02)
  • Tìm hiểu tính nguyên hợp của văn học dân gian (29/01)
  • Hội thảo khoa học khoa Tự Nhiên: “Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên” (22/01)
  • Nghiên cứu đặc tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ củ hành Tây (Allium Cepa L.) (31/12)
  • Trò chơi A QUÝ (Đu quay ) của dân tộc Hà Nhì (25/12)
  • Đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường cao đẳng dạy nghề ở vùng cao, miền núi: Những cơ hội và thách thức (25/12)
  • Đồng dao của người Thái trắng Tây Bắc với việc giáo dục trẻ em hiện nay (19/11)
  • Biện pháp quản lý hoạt động tự học môn Cơ sở số học đối với sinh viên ngành Toán ở trường CĐSP Lào Cai trong đào tạo theo học chế tín chỉ (09/11)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin