Làm hấp dẫn bài soạn Lịch sử với công nghệ thông tin

Thầy Đường Duy Toại – giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên số 2 thành phố Lào Cai – chia sẻ: Thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên có thể sử dụng nhiều phần mềm khác nhau, nhưng riêng môn Lịch sử, powerpoint là phần mềm thích hợp nhất.

6 bước thiết kế bài soạn

Thầy Đường Duy Toại chia sẻ 6 bước thiết kế bài soạn có thể theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định được mục tiêu bài học. Với bước này, giáo viên cần bám sát tài liệu: Chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn, sách giáo khoa và trình độ nhận biết của học sinh để thiết kế bài giảng phù hợp.

Bước 2: Thiết kế nội dung bài học. Đây là bước quan trọng để truyền đạt kiến thức cho học sinh với nội dung: Các bước tiến hành bài học; phần nào cần giảng giải, phần nào cần đưa hình ảnh liên hệ, minh chứng; phần nào để chốt kiến thức…

Bước 3: Chuẩn bị các hình ảnh, hiệu ứng phù hợp với nội dung và kiến thức đã đề ra tại mục tiêu.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Bước 4: Thiết kế bài giảng phù hợp với cách lựa chọn sline, hình ảnh, các hiệu ứng phù hợp với nội dung. Đặc biệt, việc đưa ra câu hỏi phù hợp với hình ảnh minh họa và nội dung kiến thức cần khai thác là điều kiện quan trọng để định hướng học sinh khai thác và tiếp cận đúng kiến thức. Như vậy sẽ rút ngắn thời gian để khai thác các nội dung tiếp theo.

Bước 5: Kiểm tra bài giảng. Ở bước này cần kiểm tra các hiệu ứng, các liên kết hình ảnh, nội dung đã xây dựng để tránh gây ra các hiện tượng như: Hình ảnh hoặc hiệu ứng không có hiệu quả, bị chồng chéo, xuất hiện không đúng mục đích…

Bước 6: Đóng gói bài giảng. Bài giảng cần được đóng gói cả phần nội dung các sline và dữ liệu hình ảnh, âm thanh đi cùng để tránh mất các liên kết khi kết nối hoặc trình chiếu minh họa.

Lưu ý trong quá trình thực hiện giảng dạy

Việc đầu tiên thầy Đường Duy Toại lưu ý khi thực hiện bài dạy là giáo viên cần lựa chọn nội dung để ứng dụng CNTT phù hợp.

Ví dụ, với bài giảng “Xã hội nguyên thủy”, giáo viên sử dụng các hình ảnh để minh họa như: Vượn cổ, công cụ lao động thời tiền sử, đời sống bầy người…

Hoặc bài “Xã hội nước Pháp trước năm 1789 gồm 3 đẳng cấp”, giáo viên phân tích quyền lợi, địa vị và cuộc sống của các đẳng cấp trong xã hội Pháp và phân tích những đặc điểm về kinh tế, quan hệ bóc lột và mâu thuẫn trong xã hội Pháp. Từ đó, chỉ ra cho học sinh thấy mục đích và khao khát làm cách mạng của đẳng cấp thứ 3.

Hay với nội dung Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, giáo viên có thể sử dụng lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, hoặc sử dụng hiệu ứng, video diễn biến các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

Khi tiến hành bài dạy, giáo viên hết sức lưu ý, sử dụng hợp lý nội dung, kiến thức trọng tâm để ghi bảng với việc minh họa các hiệu ứng, hình ảnh, video; dùng hình ảnh, video, đặt câu hỏi hợp lý để dẫn dắt vào bài; quan tâm đến nhiều đối tượng học sinh, nhất là những học sinh trung bình trở xuống để đặt câu hỏi, yêu cầu giải thích bức tranh, hình ảnh.

Giáo viên cũng cần chốt được kiến thức, hàm ý và nội dung của bức tranh, hình ảnh hoặc các hiệu ứng minh họa.

 

Bức tranh về 3 tầng lớp áp bức sử dụng trong bài dạy Lịch sử

Ví dụ: với bức tranh về 3 tầng lớp áp bức, giáo viên có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Sử dụng tranh, giải thích, mô tả các tầng lớp áp bức ở Việt Nam trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Bước 2: Đặt câu hỏi nhận biết: “Hãy mô tả các tầng lớp áp bức trong bức tranh, từ đó chỉ ra mâu thuẫn trong xã hội và nhiệm vụ của cách mạng?”.

Học sinh phải giải thích được: Tầng trên cùng – Tư bản Pháp, đại diện cho tầng lớp thống trị cao nhất;

Tầng 2, 3: Quan lại địa phương, hào lý, tay sai ở làng xã – đại diện cho tầng lớp phong kiến tay sai, ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân lao động để vừa đút vào túi mình, vừa cống nạp lên trên.

Tầng lớp dưới cùng: Nhân dân lao động khổ cực, bị bóc lột nặng nề về sưu thuế.

Từ đó, thấy được 2 mâu thuẫn trong xã hội: Cả dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp; nông dân lao động khổ cực với tầng lớp tay sai. Nhiệm cụ của cách mạng: Cả dân tộc Việt Nam cùng đoàn kết đánh thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, đánh đổ bè lũ tay sai giành quyền tự do, dân chủ, giành ruộng đất cho dân cày.

Thầy Đường Duy Toại lưu ý: Giáo viên nên sử dụng hình ảnh hợp lý với phần kiến thức cần truyền đạt; không nên sử dụng powerpoint để thay thế hoàn toàn cho bảng viết hoặc sử dụng powerpoint đầy ắp chữ.

Màu nền của sline với màu chữ cần có độ tương phản cao, tránh hiện tượng không rõ hình ảnh cần truyền đạt. Giáo viên cũng tránh sử dụng trọn gói bài giảng của người khác để làm chủ kiến thức, nội dung phù hợp với đối tượng học sinh.

Theo Báo Giáo dục Thời đại

Làm hấp dẫn bài soạn Lịch sử với công nghệ thông tin

Gửi vào: 10:59 06/05/2015
Thầy Đường Duy Toại – giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên số 2 thành phố Lào Cai – chia sẻ: Thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên có thể sử dụng nhiều phần mềm khác nhau, nhưng riêng môn Lịch sử, powerpoint là phần mềm thích hợp nhất.

6 bước thiết kế bài soạn

Thầy Đường Duy Toại chia sẻ 6 bước thiết kế bài soạn có thể theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định được mục tiêu bài học. Với bước này, giáo viên cần bám sát tài liệu: Chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn, sách giáo khoa và trình độ nhận biết của học sinh để thiết kế bài giảng phù hợp.

Bước 2: Thiết kế nội dung bài học. Đây là bước quan trọng để truyền đạt kiến thức cho học sinh với nội dung: Các bước tiến hành bài học; phần nào cần giảng giải, phần nào cần đưa hình ảnh liên hệ, minh chứng; phần nào để chốt kiến thức…

Bước 3: Chuẩn bị các hình ảnh, hiệu ứng phù hợp với nội dung và kiến thức đã đề ra tại mục tiêu.

Bước 4: Thiết kế bài giảng phù hợp với cách lựa chọn sline, hình ảnh, các hiệu ứng phù hợp với nội dung. Đặc biệt, việc đưa ra câu hỏi phù hợp với hình ảnh minh họa và nội dung kiến thức cần khai thác là điều kiện quan trọng để định hướng học sinh khai thác và tiếp cận đúng kiến thức. Như vậy sẽ rút ngắn thời gian để khai thác các nội dung tiếp theo.

Bước 5: Kiểm tra bài giảng. Ở bước này cần kiểm tra các hiệu ứng, các liên kết hình ảnh, nội dung đã xây dựng để tránh gây ra các hiện tượng như: Hình ảnh hoặc hiệu ứng không có hiệu quả, bị chồng chéo, xuất hiện không đúng mục đích…

Bước 6: Đóng gói bài giảng. Bài giảng cần được đóng gói cả phần nội dung các sline và dữ liệu hình ảnh, âm thanh đi cùng để tránh mất các liên kết khi kết nối hoặc trình chiếu minh họa.

Lưu ý trong quá trình thực hiện giảng dạy

Việc đầu tiên thầy Đường Duy Toại lưu ý khi thực hiện bài dạy là giáo viên cần lựa chọn nội dung để ứng dụng CNTT phù hợp.

Ví dụ, với bài giảng “Xã hội nguyên thủy”, giáo viên sử dụng các hình ảnh để minh họa như: Vượn cổ, công cụ lao động thời tiền sử, đời sống bầy người…

Hoặc bài “Xã hội nước Pháp trước năm 1789 gồm 3 đẳng cấp”, giáo viên phân tích quyền lợi, địa vị và cuộc sống của các đẳng cấp trong xã hội Pháp và phân tích những đặc điểm về kinh tế, quan hệ bóc lột và mâu thuẫn trong xã hội Pháp. Từ đó, chỉ ra cho học sinh thấy mục đích và khao khát làm cách mạng của đẳng cấp thứ 3.

Hay với nội dung Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, giáo viên có thể sử dụng lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, hoặc sử dụng hiệu ứng, video diễn biến các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

Khi tiến hành bài dạy, giáo viên hết sức lưu ý, sử dụng hợp lý nội dung, kiến thức trọng tâm để ghi bảng với việc minh họa các hiệu ứng, hình ảnh, video; dùng hình ảnh, video, đặt câu hỏi hợp lý để dẫn dắt vào bài; quan tâm đến nhiều đối tượng học sinh, nhất là những học sinh trung bình trở xuống để đặt câu hỏi, yêu cầu giải thích bức tranh, hình ảnh.

Giáo viên cũng cần chốt được kiến thức, hàm ý và nội dung của bức tranh, hình ảnh hoặc các hiệu ứng minh họa.

 

Bức tranh về 3 tầng lớp áp bức sử dụng trong bài dạy Lịch sử

Ví dụ: với bức tranh về 3 tầng lớp áp bức, giáo viên có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Sử dụng tranh, giải thích, mô tả các tầng lớp áp bức ở Việt Nam trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Bước 2: Đặt câu hỏi nhận biết: “Hãy mô tả các tầng lớp áp bức trong bức tranh, từ đó chỉ ra mâu thuẫn trong xã hội và nhiệm vụ của cách mạng?”.

Học sinh phải giải thích được: Tầng trên cùng – Tư bản Pháp, đại diện cho tầng lớp thống trị cao nhất;

Tầng 2, 3: Quan lại địa phương, hào lý, tay sai ở làng xã – đại diện cho tầng lớp phong kiến tay sai, ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân lao động để vừa đút vào túi mình, vừa cống nạp lên trên.

Tầng lớp dưới cùng: Nhân dân lao động khổ cực, bị bóc lột nặng nề về sưu thuế.

Từ đó, thấy được 2 mâu thuẫn trong xã hội: Cả dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp; nông dân lao động khổ cực với tầng lớp tay sai. Nhiệm cụ của cách mạng: Cả dân tộc Việt Nam cùng đoàn kết đánh thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, đánh đổ bè lũ tay sai giành quyền tự do, dân chủ, giành ruộng đất cho dân cày.

Thầy Đường Duy Toại lưu ý: Giáo viên nên sử dụng hình ảnh hợp lý với phần kiến thức cần truyền đạt; không nên sử dụng powerpoint để thay thế hoàn toàn cho bảng viết hoặc sử dụng powerpoint đầy ắp chữ.

Màu nền của sline với màu chữ cần có độ tương phản cao, tránh hiện tượng không rõ hình ảnh cần truyền đạt. Giáo viên cũng tránh sử dụng trọn gói bài giảng của người khác để làm chủ kiến thức, nội dung phù hợp với đối tượng học sinh.

Theo Báo Giáo dục Thời đại


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Giữ gìn văn hóa truyền thống qua các bài học ngoại khóa (23/02)
  • Những khác biệt trong thi THPT quốc gia năm 2017 và năm 2016 (08/02)
  • Thi THPT quốc gia 2017: Thí sinh đăng ký thi thế nào? (07/02)
  • 6 lưu ý với giảng viên dạy ngành kỹ thuật (03/02)
  • Biệt danh của những thí sinh Olympia nổi bật (24/11)
  • Khai mạc Hội thi chuyên môn – nghiệp vụ các trường ĐH, CĐ vùng Trung Bắc lần thứ XI (05/11)
  • Công văn số 5250/BGDĐT-GDTH về việc triển khai tập huấn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT (25/10)
  • Học Lịch sử kiểu mới cực sinh động: Lập hẳn Facebook cho vua Quang Trung! (16/09)
Các bài đã đăng
  • “Chiêu” hâm nóng giờ Lịch sử với sử dụng kênh hình (06/02)
  • Giáo án giúp dạy làm bài văn thuyết minh hiệu quả (05/11)
  • Hấp dẫn giờ dạy Vật lý với câu hỏi thực tế (04/11)
  • “Chìa khóa” giúp giáo dục hiệu quả kỹ năng sống (31/10)
  • Tiếng trống hiếu học của người Dao (10/10)
  • eLearning – Thời đại DẠY và HỌC công nghệ số (02/10)
  • Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/8/2014 V/v Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học (28/09)
  • Một số mẹo nhỏ giúp học sinh tiểu học viết chữ đẹp (26/09)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin