Kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi ở phổ thông

“Công tác chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh”. Đó là nhận định của cô Phan Thị Bích Liễu – Giáo viên Trường THCS Lý Thường Kiệt (Quảng Nam).

Là một giáo viên đã có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, cô Liễu đã có những chia sẻ kinh nghiệm trong công tác này ở bậc THCS cô nói thêm:

 “Giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần đưa phong trào học tập đi vào nề nếp và hình thành nhân cách cho học sinh, làm thay đổi hành vi, và xác lập hành vi đạo đức chuẩn mực cho các em”.

Nắm chắc mọi hoạt động của lớp

Theo cô Liễu, trước hết người giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt kỹ tình hình hoạt động của lớp và từng học sinh trong các năm học trước từ giáo viên chủ nhiệm cũ, giáo viên Tổng phụ trách, Ban cán sự lớp trước đây, bạn bè trong lớp và cả phần tự bạch của mỗi học sinh.
Tiếp đến, là làm công tác biên chế lớp – chia tập thể lớp thành các tổ. Mỗi tổ có số lượng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu tương đối đồng đều, sắp xếp chỗ ngồi sao cho hợp lý để học sinh giỏi, khá giúp học sinh trung bình, yếu. Cử tổ trưởng, tổ phó cho mỗi tổ để theo dõi chặt chẽ về tình hình học tập, đạo đức của từng thành viên trong của tổ mình.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Xây dựng ban cán sự lớp gương mẫu về đạo đức, học giỏi, khá, chăm ngoan, có năng lực trong công tác quản lý lớp và tình thần trách nhiệm cao với tập thể, được tập thể tín nhiệm.

Sau đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban cán sự lớp. Hình thành và phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp cho từng thành viên trong Ban cán sự bộ môn. Tuy nhiên, cần thường xuyên kiểm tra cách làm việc của các em.
“Đặc biệt, tôi chọn một vài học sinh có học lực tốt, trung thực làm cộng tác viên. Các em này không nằm trong ban cán sự lớp. Hằng ngày, tôi liên lạc với các em học sinh đó để hỏi thăm tình hình học tập, nề nếp của lớp và yêu cầu các em thông báo sự việc bất thường xảy ra trong những buổi tôi không có mặt ở trường để giải quyết kịp thời. Còn ban cán sự lớp làm thì lần sau thì sợ học sinh không ngoan sẽ ghét, gây gổ…” – Cô Liễu trao đổi.

Cần có tâm huyết và hy sinh nhiều mặt

Cũng theo cô Liễu, giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải có sự hy sinh về thời gian cũng như công sức cho lớp. Chẳng hạn như khi các em học sinh tập văn nghệ, tập huấn Đội thì giáo viên chủ nhiệm nên có mặt để động viên các em. Sự có mặt của giáo viên chủ nhiệm chắc chắn đem lại hiệu quả cao hơn.

Hoặc trong khi tập thể dục giữa giờ và múa hát tập thể 15 phút ra chơi, giáo viên chủ nhiệm cũng nên đến với các em để thấy được em nào nghiêm túc, em nào không nghiêm túc để góp ý sửa sai cho các em.
“Giáo viên chủ nhiệm phải biết xây dựng tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung phong phú, phù hợp với nội dung chủ điểm của từng tháng.

Ví dụ, ttrong tháng Chín có ngày truyền thống nhà trường nên tôi chọn nội dung giới thiệu về mái trường, đội ngũ các thầy, cô giáo và bàn nhiệm vụ của học sinh cuối cấp.

Việc này giúp các em thêm yêu trường, lớp các thầy cô giáo và nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của năm học cuối cấp này” – Cô Liễu chia sẻ.

Ngoài ra, phải thường xuyên lắng nghe những ý kiến nhận xét từ Ban Giám hiệu, Tổng phụ trách Đội và đặc biệt là những nhận xét của giáo viên bộ môn về tình hình học tập, nề nếp của lớp để biết rõ hơn những học sinh nào ít chăm học, chưa ngoan. Các thầy cô, giáo dạy bộ môn đã góp phần làm nề nếp lớp tốt hơn và đem lại chất lượng cao hơn.

Bên cạnh đó, theo cô Liễu, một điều không thể thiếu được đối với giáo viên chủ nhiệm là: Cần tìm hiểu sâu sát hoàn cảnh gia đình của học sinh. Sự gần gũi của giáo viên chủ nhiệm đối với các em là rất quan trọng, nhất là đối với những học sinh cá biệt.

Với những học sinh này, có thể đã từng bị thầy, cô quở trách nên đôi khi rất bất mãn khi phải nghe thêm những lời không vui tai ấy. Vì vậy, kinh nghiệm của tôi là, chỉ ra một số điểm yếu mà các em đã từng mắc phải và phân tích cho những học sinh đó thấy tác hại của những biểu hiện bước đầu mà nếu không nhanh chóng khắc phục thì lâu dài sẽ trở thành bản chất khó thay đổi.

Từ đó tôi định hướng cho em rèn luyện đạo đức và học tập tốt. Nếu em đó tiến bộ dù nhỏ thôi tôi cũng khen ngợi để các em có tinh thần vươn lên trong học tập và các phong trào khác” – Cô Liễu bộc bạch.

Giáo viên chủ nhiệm cũng cần tạo uy tín đối với phụ huynh và các em học sinh theo phương châm “nói đi đôi với làm”. Ví dụ, khi phát động phong trào làm báo tường chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi cũng như một học sinh của lớp, đó là viết bài gửi về Ban báo chí của lớp theo thời gian quy định, sau đó cũng tham gia xét duyệt và làm báo với học sinh.

Theo Báo Giáo dục thời đại

Kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi ở phổ thông

Gửi vào: 15:34 08/05/2015

“Công tác chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh”. Đó là nhận định của cô Phan Thị Bích Liễu – Giáo viên Trường THCS Lý Thường Kiệt (Quảng Nam).

Là một giáo viên đã có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, cô Liễu đã có những chia sẻ kinh nghiệm trong công tác này ở bậc THCS cô nói thêm:

 “Giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần đưa phong trào học tập đi vào nề nếp và hình thành nhân cách cho học sinh, làm thay đổi hành vi, và xác lập hành vi đạo đức chuẩn mực cho các em”.

Nắm chắc mọi hoạt động của lớp

Theo cô Liễu, trước hết người giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt kỹ tình hình hoạt động của lớp và từng học sinh trong các năm học trước từ giáo viên chủ nhiệm cũ, giáo viên Tổng phụ trách, Ban cán sự lớp trước đây, bạn bè trong lớp và cả phần tự bạch của mỗi học sinh.
Tiếp đến, là làm công tác biên chế lớp – chia tập thể lớp thành các tổ. Mỗi tổ có số lượng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu tương đối đồng đều, sắp xếp chỗ ngồi sao cho hợp lý để học sinh giỏi, khá giúp học sinh trung bình, yếu. Cử tổ trưởng, tổ phó cho mỗi tổ để theo dõi chặt chẽ về tình hình học tập, đạo đức của từng thành viên trong của tổ mình.

Xây dựng ban cán sự lớp gương mẫu về đạo đức, học giỏi, khá, chăm ngoan, có năng lực trong công tác quản lý lớp và tình thần trách nhiệm cao với tập thể, được tập thể tín nhiệm.

Sau đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban cán sự lớp. Hình thành và phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp cho từng thành viên trong Ban cán sự bộ môn. Tuy nhiên, cần thường xuyên kiểm tra cách làm việc của các em.
“Đặc biệt, tôi chọn một vài học sinh có học lực tốt, trung thực làm cộng tác viên. Các em này không nằm trong ban cán sự lớp. Hằng ngày, tôi liên lạc với các em học sinh đó để hỏi thăm tình hình học tập, nề nếp của lớp và yêu cầu các em thông báo sự việc bất thường xảy ra trong những buổi tôi không có mặt ở trường để giải quyết kịp thời. Còn ban cán sự lớp làm thì lần sau thì sợ học sinh không ngoan sẽ ghét, gây gổ…” – Cô Liễu trao đổi.

Cần có tâm huyết và hy sinh nhiều mặt

Cũng theo cô Liễu, giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải có sự hy sinh về thời gian cũng như công sức cho lớp. Chẳng hạn như khi các em học sinh tập văn nghệ, tập huấn Đội thì giáo viên chủ nhiệm nên có mặt để động viên các em. Sự có mặt của giáo viên chủ nhiệm chắc chắn đem lại hiệu quả cao hơn.

Hoặc trong khi tập thể dục giữa giờ và múa hát tập thể 15 phút ra chơi, giáo viên chủ nhiệm cũng nên đến với các em để thấy được em nào nghiêm túc, em nào không nghiêm túc để góp ý sửa sai cho các em.
“Giáo viên chủ nhiệm phải biết xây dựng tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung phong phú, phù hợp với nội dung chủ điểm của từng tháng.

Ví dụ, ttrong tháng Chín có ngày truyền thống nhà trường nên tôi chọn nội dung giới thiệu về mái trường, đội ngũ các thầy, cô giáo và bàn nhiệm vụ của học sinh cuối cấp.

Việc này giúp các em thêm yêu trường, lớp các thầy cô giáo và nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của năm học cuối cấp này” – Cô Liễu chia sẻ.

Ngoài ra, phải thường xuyên lắng nghe những ý kiến nhận xét từ Ban Giám hiệu, Tổng phụ trách Đội và đặc biệt là những nhận xét của giáo viên bộ môn về tình hình học tập, nề nếp của lớp để biết rõ hơn những học sinh nào ít chăm học, chưa ngoan. Các thầy cô, giáo dạy bộ môn đã góp phần làm nề nếp lớp tốt hơn và đem lại chất lượng cao hơn.

Bên cạnh đó, theo cô Liễu, một điều không thể thiếu được đối với giáo viên chủ nhiệm là: Cần tìm hiểu sâu sát hoàn cảnh gia đình của học sinh. Sự gần gũi của giáo viên chủ nhiệm đối với các em là rất quan trọng, nhất là đối với những học sinh cá biệt.

Với những học sinh này, có thể đã từng bị thầy, cô quở trách nên đôi khi rất bất mãn khi phải nghe thêm những lời không vui tai ấy. Vì vậy, kinh nghiệm của tôi là, chỉ ra một số điểm yếu mà các em đã từng mắc phải và phân tích cho những học sinh đó thấy tác hại của những biểu hiện bước đầu mà nếu không nhanh chóng khắc phục thì lâu dài sẽ trở thành bản chất khó thay đổi.

Từ đó tôi định hướng cho em rèn luyện đạo đức và học tập tốt. Nếu em đó tiến bộ dù nhỏ thôi tôi cũng khen ngợi để các em có tinh thần vươn lên trong học tập và các phong trào khác” – Cô Liễu bộc bạch.

Giáo viên chủ nhiệm cũng cần tạo uy tín đối với phụ huynh và các em học sinh theo phương châm “nói đi đôi với làm”. Ví dụ, khi phát động phong trào làm báo tường chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi cũng như một học sinh của lớp, đó là viết bài gửi về Ban báo chí của lớp theo thời gian quy định, sau đó cũng tham gia xét duyệt và làm báo với học sinh.

Theo Báo Giáo dục thời đại


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Giữ gìn văn hóa truyền thống qua các bài học ngoại khóa (23/02)
  • Những khác biệt trong thi THPT quốc gia năm 2017 và năm 2016 (08/02)
  • Thi THPT quốc gia 2017: Thí sinh đăng ký thi thế nào? (07/02)
  • 6 lưu ý với giảng viên dạy ngành kỹ thuật (03/02)
  • Biệt danh của những thí sinh Olympia nổi bật (24/11)
  • Khai mạc Hội thi chuyên môn – nghiệp vụ các trường ĐH, CĐ vùng Trung Bắc lần thứ XI (05/11)
  • Công văn số 5250/BGDĐT-GDTH về việc triển khai tập huấn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT (25/10)
  • Học Lịch sử kiểu mới cực sinh động: Lập hẳn Facebook cho vua Quang Trung! (16/09)
Các bài đã đăng
  • Làm hấp dẫn bài soạn Lịch sử với công nghệ thông tin (06/05)
  • “Chiêu” hâm nóng giờ Lịch sử với sử dụng kênh hình (06/02)
  • Giáo án giúp dạy làm bài văn thuyết minh hiệu quả (05/11)
  • Hấp dẫn giờ dạy Vật lý với câu hỏi thực tế (04/11)
  • “Chìa khóa” giúp giáo dục hiệu quả kỹ năng sống (31/10)
  • Tiếng trống hiếu học của người Dao (10/10)
  • eLearning – Thời đại DẠY và HỌC công nghệ số (02/10)
  • Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/8/2014 V/v Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học (28/09)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin