Trong phân môn Tập làm văn lớp 8, kiểu bài thuyết minh có một vị trí rất quan trọng. Đây là một dạng bài mới mẻ so với những dạng bài đã khá quen thuộc mà học sinh lớp 8 đã được làm quen từ trước như tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, sau khi xây dựng bộ sách giáo khoa mới cho học sinh các cấp, đã có sự cải tiến lớn về nội dung học; trong đó, có môn Ngữ văn, bằng việc đưa thêm kiểu bài văn thuyết minh vào trong phân môn Tập làm văn lớp 8.
Cô Tạ Ngọc Anh – Giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) – cho biết, kiểu bài văn thuyết minh không khó, nhưng đòi hỏi người viết phải có phương pháp đúng và phù hợp vì đòi hỏi tính khách quan, khoa học. Sức mạnh để tạo nên giá trị của bài viết nằm ở tính chính xác, khoa học và phong phú.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy, cô Tạ Ngọc Anh nhận thấy việc, giảng dạy, học tập kiểu bài này nhìn chung chưa sinh động, hấp dẫn.
Phân môn Tập làm văn nói chung và phương pháp làm bài văn thuyết minh vẫn bị coi nhẹ hơn phân môn văn bản vì lý do tâm lý và thói quen.
Vì vậy, các giờ Tập làm văn nhiều khi khô khan, hơi áp đặt và thiếu hấp dẫn làm cho học sinh khó tiếp thu, giáo viên không phát huy hết được vai trò của mình dẫn đến học sinh không thấy hết được giá trị của phân môn tập làm văn đặc biệt là với kiểu bài văn thuyết minh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực dạy, nghiên cứu và xây dựng giáo án, một số giáo viên đã tìm được các phương pháp giảng dạy phù hợp và cuốn hút được học sinh làm cho chất lượng các giờ dạy tập làm văn có hiệu quả hơn.
Riêng cô Tạ Ngọc Anh đã mạnh dạn xây dựng một giáo án cụ thể về một tiết dạy cách tìm hiểu đề và phương pháp làm một bài văn thuyết minh trên cơ sở những tài liệu, những câu truyện sinh động và hấp dẫn gần gũi với Bác Hồ để cung cấp cho học sinh một bài học thú vị.
Xin giới thiệu giáo án chi tiết của cô giáo Tạ Ngọc Anh:
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học: giúp học sinh hiểu được:
1. Kiến thức:
– Đề văn và cách làm bài văn thuyết minh
– Làm bài văn thuyết minh là không khó
– Biết cách quan sát, tìm hiểu, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh.
2. Thái độ – tư tưởng:
– Yêu thích môn ngữ văn hơn
– Thấy được những giá trị, lợi ích của văn thuyết minh trong cuộc sống
3. Kỹ năng:
– Biết vận dụng những kiến thức đã học để xác định đúng đối tượng cần thuyết minh.
– Rèn luyện cách diễn đạt ngắn gọn, khoa học, dễ hiểu.
II. Phương pháp
– Thuyết trình
– Giới thiệu
– Thảo luận nhóm
– Nêu và giải quyết tình huống
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, soạn giáo án.
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài, chuẩn bị tài liệu học tập về Bác Hồ, phân công nhóm hoạt động.
IV. Các tài liệu, phương tiện
– SGK, sách GV Ngữ Văn 8
– Tranh ảnh, bài viết, băng hình về Bác Hồ
– Máy chiếu
V. Các hoạt động dạy và học
HĐ1: Giới thiệu bài: Hôm nay các con sẽ học một tiết tập làm văn đặc biệt, tiết Chuyên đề Ngữ văn tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng của Hồ Chí Minh. Vì vậy cô đã thay đổi một số ví dụ và bài tập trong SGK để qua tiết tập làm văn này, ngoài việc tiếp thu kiến thức chúng ta còn được hiểu hơn về tư tưởng đạo đức của Bác Hồ. Việc kiểm tra bài cũ cô sẽ kết hợp trong quá trình học bài mới vì bài học hôm nay có nhiều kiến thức liên quan đến bài các phương pháp thuyết minh đã học.
BÀI MỚI:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh |
||
– GV: Kt việc chuẩn bị tài liệu của HS: tiết học trước cô đã yêu cầu các con về nhà sưu tầm các tài liệu về Bác Hồ. Mời lớp trưởng báo cáo về việc chuẩn bị tài liệu học tập cho cô(nhận xét). -GV: giới thiệu một số tư liệu tham khảo (sách, truyện) về Bác Hồ (trình chiếu): cô xin giới thiệu với các con một số cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác để các con tìm đọc thêm. |
– Chuẩn bị tài liệu về Bác Hồ. – Báo cáo. |
|
Bước 1: Tìm hiểu đề văn thuyết minh: |
||
-Chuyển vào bài GV: Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh( ghi bảng). -GV đưa ra các đề văn thuyết minh (trình chiếu) ? Con hãy chỉ ra và nhận xét về … của đối tượng thuyết minh trong các đề văn trên màn hình. à Gợi ý: chân dung Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật kí trong tù, đôi dép cao su của Bác Hồ, ao cá Bác Hồ, phương pháp học ngoại ngữ của Bác. |
-Phát biểu |
I. Đề văn thuyết minh |
? Con hãy nhận xét về phạm vi của các đối tượng thuyết minh à Rất rộng, vì những lĩnh vực nào trong đời sống cũng có có đối tượng cần giới thiệu. |
-Nhận xét: Mọi lĩnh vực của đời sống đều cần đến văn thuyết minh (món ăn, môn học…). |
|
? Ngoài từ nêu đối tượng thuyết minh thì còn có những từ ngữ định hướng nào nữa? à Giới thiệu, trình bày, thuyết minh, giải thích… |
-Phát biểu |
|
? Con thấy đề thứ 5 trên bảng có điểm gì khác các đề 1, 2, 3, 4 à Không có từ nêu mệnh lệnh thuyết minh *GV lưu ý: đề văn thuyết minh thứ 5 không có mệnh lệnh nhưng chúng ta vẫn dùng phương pháp thuyết minh vì đề yêu cầu cung cấp tri thức, hiểu biết về đối tượng |
-Phát biểu |
|
? Con hãy ra một đề bài thuyết minh về một sự vật -GV gọi một HS nhận xét: Đề văn của bạn đã hợp lý chưa? |
– Ra đề.
– Nhận xét. |
|
-GV giảng: Vậy trong đề văn thuyết minh, phần nêu đối tượng quan trọng hơn phần nêu mệnh lệnh vì đó là phần xác định cho chúng ta tri thức để làm bài thuyết minh. |
|
|
? Vậy theo con lệnh của đề văn thuyết minh có gì khác so với lệnh của các đề tự sự, biểu cảm, miêu tả và nghị luận à Khác: đề văn thuyết minh thường có các từ thuyết minh, trình bày, giới thiệu, giải thích. Lưu ý: không nhầm lẫn với giải thích trong văn nghị luận vì giải thích của văn thuyết minh là để cung cấp tri thức chứ không giải thích để thuyết phục. |
– HS nhận xét.
– Ghi bài. |
|
? Qua những ví dụ trên con hãy nêu nhận xét về đề văn thuyết minh *GV: trình chiếu cấu trúc đề văn thuyết minh *GV chốt ý: cấu trúc của đề văn thuyết minh có hai phần: nêu đối tượng thuyết minh và mệnh lệnh thuyết minh (ghi bảng) |
So sánh |
|
Chuyển ý: Qua phần tìm hiểu trên các con đã hiểu rõ về đặc điểm của đề văn thuyết minh nhưng mục đích quan trọng nhất là phải biết cách làm một bài văn thuyết minh tốt. Sau đây cô xin giới thiệu với các con cách làm bài văn thuyết minh (ghi bảng) |
– HS ghi bài. |
II.Cách làm văn thuyết minh |
? Con hãy nêu các bước làm một bài văn thông thường à Định hướng: gồm 4 bước GV: bài văn thuyết minh cũng gồm có bốn bước chính. Bước đầu tiên là tìm hiểu đề và tìm ý |
– HS phát biểu. |
1. Bước 1: tìm hiểu đề và tìm ý |
? Con hãy đọc đề bài sau và cho biết đề yêu cầu làm gì? – Giới thiệu về đôi dép cao su của Bác Hồ ? Nêu đối tượng và mệnh lệnh của đề bài à Đối tượng: đôi dép cao su của Bác Hồ; mệnh lệnh: giới thiệu |
– HS đọc, phát biểu |
|
? Với đề bài này con dự định sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin gì? |
– Thảo luận (3′). |
|
? Vậy trong bước tìm hiểu đề và tìm ý con cần phải làm gì à Tìm hiểu đối tượng và mệnh lệnh thuyết minh đồng thời xác định phạm vi tri thức về đối tượng thuyết minh. * Lưu ý: Nếu đối tượng thuyết minh thay đổi thì nội dung của phần tìm ý cũng thay đổi. Thuyết minh về một sự vật thì phần tìm hiểu sẽ khác với thuyết minh về một thắng cảnh hoặc một phương pháp. Cô lưu ý điều này vì trong các bài học tới các con sẽ phải tìm hiểu về các đề văn thuyết minh về sự vật, thắng cảnh, phương pháp. |
– HS nêu. |
|
Chuyển ý: Bước thứ hai là bước lập dàn ý(ghi bảng). Do đặc điểm của văn thuyết minh nên bước này có những nét riêng so với các kiểu bài khác. Cô xin giới thiệu một bài viết về đôi dép cao su của Bác Hồ làm ví dụ. Con hãy đọc bài văn và cho biết: ? Bài văn có mấy phần. Nêu nội dung chính của từng phần à Ba phần (MB: giới thiệu về đôi dép;TB: gồm 3 ý, Đ1: nêu nguồn gốc xuất xứ, Đ2: nêu đặc điểm cấu tạo, Đ3: nêu tác dụng ý nghĩa;KB: nhận định, đánh giá về đôi dép của Bác Hồ) – Trình chiếu đáp án * GV nhấn mạnh: đây là bố cục của bài văn giới thiệu về đôi dép cao su của Bác Hồ. Đồng thời cũng là bố cục thông thường của bài văn thuyết minh. Tuy nhiên, đối tượng khác nhau thì dàn ý cũng khác nhau. Dưới đây cô sẽ giới thiệu một số nội dung tìm ý của các dạng đề thuyết minh lớp 8 (trình chiếu). |
Phát biểu |
b. Bước 2: Lập dàn ý. |
? Vậy từ đó con hãy rút ra nhận xét về bố cục của bài văn thuyết minh à Có ba phần: trình chiếu bố cục (giải thích). |
– HS nhận xét |
|
Chuyển ý: sau khi đã có dàn ý hợp lý ta có thể thực hiện bước thứ 3 là viết bài hoàn chỉnh (ghi bảng) ? Con hãy chỉ ra các phương pháp thuyết minh trong văn bản Đôi dép cao su của Bác Hồ?(trình chiếu) -GV: kết hợp bước KT bài cũ có cho điểm. GV: bài viết đã dùng nhiều pp t/m để làm rõ đối tương. Như vậy để viết bài t/m tốt chúng ta cần sử dụng kết hợp nhiều pp để mang lại thông tin đầy đủ về đối tượng.
? Con hãy nêu nhận xét về lời văn trong bài giới thiệu về đôi dép cao su của Bác Hồ à chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.
* Lưu ý: lời văn thuyết minh nhằm cung cấp các tri thức vì vậy cần chính xác, dễ hiểu, ngắn gọn. Tuy vậy, các con cũng có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật, các câu văn miêu tả hoặc biểu cảm để bài viết hấp dẫn, sinh động nhưng không được lạc sang miêu tả, biểu cảm (đánh dấu cụm từ “đôi hài vạn dặm”).
– Chốt: Vậy ở bước viết bài các con cần sử dụng các phương pháp t/m phù hợp đồng thời cần phải có cách diễn đạt ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.
|
– HS ghi bài.
– HS phát biểu |
3. Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh. |
– GV nêu: cũng giống như sau khi hoàn tất một sản phẩm, chúng ta cần thực hiện bước kiểm tra bài viết để sửa lỗi về từ và câu (ghi bảng). |
– HS ghi bài. |
4. Bước 4: Kiểm tra. |
* Nhận xét về Bác Hồ: ? Bài thuyết minh trên đã cung cấp những tri thức nào về Bác Hồ? à Định hướng: đức tính giản dị ? Những đức tính ấy gợi cho con những tình cảm gì đối với Bác à Định hướng: yêu quí, kính trọng, ngưỡng mộ…. |
– HS suy nghĩ trả lời. |
|
* Chốt: Nội dung của bài học hôm nay về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh đã được tổng kết rất rõ ràng trong phần ghi nhớ. Con hãy đọc ghi nhớ SGK trang 140 (trình chiếu ghi nhớ) – Ghi bảng. .-GV: Các con cần học thuộc ghi nhớ để vận dụng làm tốt các bài tập . |
– HS đọc |
|
Hoạt động 3: Luyện tập |
||
Chuyển ý: Qua phần tìm hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh con đã được mở rộng một số tri thức về Bác. Phần luyện tập chúng ta vẫn tiếp tục tìm hiểu về Bác. Cô hi vọng đến cuối giờ học các con có thể viết thành lời văn để giới thiệu về chân dung Hồ Chí Minh (ghi bảng).
|
|
III. Luyện tập |
GV: Con hãy phân tích đề văn. – Đối tượng: ao cá Bác Hồ – Mệnh lệnh: giới thiệu |
– HS phân tích đề. |
Bài tập 1: Con hãy thực hiện bước tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài “Giới thiệu về ao cá Bác Hồ”. |
? Vậy theo con, với đối tượng về ao cá Bác Hồ thì con sẽ tìm ý trên những phương diện nào? à Đây là kiểu bài thuyết minh về thắng cảnh, vì vậy tri thức cần giới thiệu cũng có sự thay đổi (cần giới thiệu về lịch sử hình thành, cấu trúc cảnh quan, ý nghĩa). |
– HS phát biểu |
|
-GV: Bài tập 2 sau đây sẽ củng cố cho các con kiến thức về bố cục của bài thuyết minh (trình chiếu) – Hướng dẫn: các đoạn văn đang bị sắp xếp lộn xộn. Cần phải nối các ý của phần văn bản với dàn ý để tạo ra một bài viết đúng trình tự. – Đáp án: A-III, B-V, C-II, D-IV, E-I. |
– HS nối. |
Bài tập 2: Nối các phần thích hợp với nhau để hình thành bố cục hợp lý cho bài văn giới thiệu về ao cá Bác Hồ. |
– GV (hướng dẫn luật chơi). Yêu cầu đoán đúng đối tượng và lời văn phải cung cấp những tri thức về đối tượng. – GV: nhận xét , cho điểm |
– HS tìm hiểu luật chơi và chơi. |
Trò chơi đoán ý đồng đội. |
– GV hướng dẫn: đoạn văn phải cung cấp được những tri thức về lai lịch, đặc điểm ngoại hình, phẩm chất, sự nghiệp của Bác. Để chuẩn bị cho tiết học ngày hôm nay cô biết các con đã chia nhóm để chuẩn bị tư liệu về Bác. Vậy chúng ta sẽ hoạt động theo nhóm (trình chiếu hình ảnh Bác Hồ). – GV chữa, cho điểm.
|
– HS viết bài |
Bài tập 3: Kết hợp những tư liệu mà con đã chuẩn bị về Bác và các kĩ năng làm bài văn thuyết minh, con hãy viết một đoạn văn để giới thiệu về Bác Hồ. |
|
|
|
Chuyển ý: Bằng ngôn ngữ điện ảnh, đạo diễn Bùi Đình Hạc đã giới thiệu với chúng ta bộ phim “Hồ Chí Minh, chân dung một con người“. Chúng ta cùng xem đoạn phim. Cô hy vọng sau khi xem xong bộ phim các con hiểu được thêm về Bác Hồ kính yêu của chúng ta trên nhiều phương diện khác nhau để hoàn chỉnh bài viết giới thiệu về Bác Hồ mà các con vừa thực hiện. Chốt bài: Vậy qua bài học hôm nay các con cần hiểu được đặc điểm của đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, vận dụng để viết được những bài văn thuyết minh hay, hấp dẫn, sinh động (trình chiếu). |
– HS xem phim |
|
GV: Văn thuyết minh là một kiểu bài rất thông dụng trong cuộc sống. Nó giúp các con tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng phong phú để mở rộng tầm hiểu biết. Cô hy vọng sau tiết học này, các con có thêm một cách mới để khám phá thế giới. |
– HS lắng nghe |
|
GV hướng dẫn bài tập về nhà
|
– HS ghi nhớ |
IV. Bài tập về nhà: 1.Chuẩn bị dàn ý cho bài luyện nói : Thuyết minh về một đồ dùng của Bác Hồ. 2. Làm bài tập 1, SGK, trg. 140. |
GV: Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau: Chuẩn bị dàn ý để học tiết luyện nói về văn thuyết minh. |
|
Theo Báo Giáo dục thời đại
Giáo án giúp dạy làm bài văn thuyết minh hiệu quả
Trong phân môn Tập làm văn lớp 8, kiểu bài thuyết minh có một vị trí rất quan trọng. Đây là một dạng bài mới mẻ so với những dạng bài đã khá quen thuộc mà học sinh lớp 8 đã được làm quen từ trước như tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, sau khi xây dựng bộ sách giáo khoa mới cho học sinh các cấp, đã có sự cải tiến lớn về nội dung học; trong đó, có môn Ngữ văn, bằng việc đưa thêm kiểu bài văn thuyết minh vào trong phân môn Tập làm văn lớp 8.
Cô Tạ Ngọc Anh – Giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) – cho biết, kiểu bài văn thuyết minh không khó, nhưng đòi hỏi người viết phải có phương pháp đúng và phù hợp vì đòi hỏi tính khách quan, khoa học. Sức mạnh để tạo nên giá trị của bài viết nằm ở tính chính xác, khoa học và phong phú.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy, cô Tạ Ngọc Anh nhận thấy việc, giảng dạy, học tập kiểu bài này nhìn chung chưa sinh động, hấp dẫn.
Phân môn Tập làm văn nói chung và phương pháp làm bài văn thuyết minh vẫn bị coi nhẹ hơn phân môn văn bản vì lý do tâm lý và thói quen.
Vì vậy, các giờ Tập làm văn nhiều khi khô khan, hơi áp đặt và thiếu hấp dẫn làm cho học sinh khó tiếp thu, giáo viên không phát huy hết được vai trò của mình dẫn đến học sinh không thấy hết được giá trị của phân môn tập làm văn đặc biệt là với kiểu bài văn thuyết minh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực dạy, nghiên cứu và xây dựng giáo án, một số giáo viên đã tìm được các phương pháp giảng dạy phù hợp và cuốn hút được học sinh làm cho chất lượng các giờ dạy tập làm văn có hiệu quả hơn.
Riêng cô Tạ Ngọc Anh đã mạnh dạn xây dựng một giáo án cụ thể về một tiết dạy cách tìm hiểu đề và phương pháp làm một bài văn thuyết minh trên cơ sở những tài liệu, những câu truyện sinh động và hấp dẫn gần gũi với Bác Hồ để cung cấp cho học sinh một bài học thú vị.
Xin giới thiệu giáo án chi tiết của cô giáo Tạ Ngọc Anh:
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học: giúp học sinh hiểu được:
1. Kiến thức:
– Đề văn và cách làm bài văn thuyết minh
– Làm bài văn thuyết minh là không khó
– Biết cách quan sát, tìm hiểu, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh.
2. Thái độ – tư tưởng:
– Yêu thích môn ngữ văn hơn
– Thấy được những giá trị, lợi ích của văn thuyết minh trong cuộc sống
3. Kỹ năng:
– Biết vận dụng những kiến thức đã học để xác định đúng đối tượng cần thuyết minh.
– Rèn luyện cách diễn đạt ngắn gọn, khoa học, dễ hiểu.
II. Phương pháp
– Thuyết trình
– Giới thiệu
– Thảo luận nhóm
– Nêu và giải quyết tình huống
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, soạn giáo án.
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài, chuẩn bị tài liệu học tập về Bác Hồ, phân công nhóm hoạt động.
IV. Các tài liệu, phương tiện
– SGK, sách GV Ngữ Văn 8
– Tranh ảnh, bài viết, băng hình về Bác Hồ
– Máy chiếu
V. Các hoạt động dạy và học
HĐ1: Giới thiệu bài: Hôm nay các con sẽ học một tiết tập làm văn đặc biệt, tiết Chuyên đề Ngữ văn tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng của Hồ Chí Minh. Vì vậy cô đã thay đổi một số ví dụ và bài tập trong SGK để qua tiết tập làm văn này, ngoài việc tiếp thu kiến thức chúng ta còn được hiểu hơn về tư tưởng đạo đức của Bác Hồ. Việc kiểm tra bài cũ cô sẽ kết hợp trong quá trình học bài mới vì bài học hôm nay có nhiều kiến thức liên quan đến bài các phương pháp thuyết minh đã học.
BÀI MỚI:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh |
||
– GV: Kt việc chuẩn bị tài liệu của HS: tiết học trước cô đã yêu cầu các con về nhà sưu tầm các tài liệu về Bác Hồ. Mời lớp trưởng báo cáo về việc chuẩn bị tài liệu học tập cho cô(nhận xét). -GV: giới thiệu một số tư liệu tham khảo (sách, truyện) về Bác Hồ (trình chiếu): cô xin giới thiệu với các con một số cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác để các con tìm đọc thêm. |
– Chuẩn bị tài liệu về Bác Hồ. – Báo cáo. |
|
Bước 1: Tìm hiểu đề văn thuyết minh: |
||
-Chuyển vào bài GV: Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh( ghi bảng). -GV đưa ra các đề văn thuyết minh (trình chiếu) ? Con hãy chỉ ra và nhận xét về … của đối tượng thuyết minh trong các đề văn trên màn hình. à Gợi ý: chân dung Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật kí trong tù, đôi dép cao su của Bác Hồ, ao cá Bác Hồ, phương pháp học ngoại ngữ của Bác. |
-Phát biểu |
I. Đề văn thuyết minh |
? Con hãy nhận xét về phạm vi của các đối tượng thuyết minh à Rất rộng, vì những lĩnh vực nào trong đời sống cũng có có đối tượng cần giới thiệu. |
-Nhận xét: Mọi lĩnh vực của đời sống đều cần đến văn thuyết minh (món ăn, môn học…). |
|
? Ngoài từ nêu đối tượng thuyết minh thì còn có những từ ngữ định hướng nào nữa? à Giới thiệu, trình bày, thuyết minh, giải thích… |
-Phát biểu |
|
? Con thấy đề thứ 5 trên bảng có điểm gì khác các đề 1, 2, 3, 4 à Không có từ nêu mệnh lệnh thuyết minh *GV lưu ý: đề văn thuyết minh thứ 5 không có mệnh lệnh nhưng chúng ta vẫn dùng phương pháp thuyết minh vì đề yêu cầu cung cấp tri thức, hiểu biết về đối tượng |
-Phát biểu |
|
? Con hãy ra một đề bài thuyết minh về một sự vật -GV gọi một HS nhận xét: Đề văn của bạn đã hợp lý chưa? |
– Ra đề.
– Nhận xét. |
|
-GV giảng: Vậy trong đề văn thuyết minh, phần nêu đối tượng quan trọng hơn phần nêu mệnh lệnh vì đó là phần xác định cho chúng ta tri thức để làm bài thuyết minh. |
|
|
? Vậy theo con lệnh của đề văn thuyết minh có gì khác so với lệnh của các đề tự sự, biểu cảm, miêu tả và nghị luận à Khác: đề văn thuyết minh thường có các từ thuyết minh, trình bày, giới thiệu, giải thích. Lưu ý: không nhầm lẫn với giải thích trong văn nghị luận vì giải thích của văn thuyết minh là để cung cấp tri thức chứ không giải thích để thuyết phục. |
– HS nhận xét.
– Ghi bài. |
|
? Qua những ví dụ trên con hãy nêu nhận xét về đề văn thuyết minh *GV: trình chiếu cấu trúc đề văn thuyết minh *GV chốt ý: cấu trúc của đề văn thuyết minh có hai phần: nêu đối tượng thuyết minh và mệnh lệnh thuyết minh (ghi bảng) |
So sánh |
|
Chuyển ý: Qua phần tìm hiểu trên các con đã hiểu rõ về đặc điểm của đề văn thuyết minh nhưng mục đích quan trọng nhất là phải biết cách làm một bài văn thuyết minh tốt. Sau đây cô xin giới thiệu với các con cách làm bài văn thuyết minh (ghi bảng) |
– HS ghi bài. |
II.Cách làm văn thuyết minh |
? Con hãy nêu các bước làm một bài văn thông thường à Định hướng: gồm 4 bước GV: bài văn thuyết minh cũng gồm có bốn bước chính. Bước đầu tiên là tìm hiểu đề và tìm ý |
– HS phát biểu. |
1. Bước 1: tìm hiểu đề và tìm ý |
? Con hãy đọc đề bài sau và cho biết đề yêu cầu làm gì? – Giới thiệu về đôi dép cao su của Bác Hồ ? Nêu đối tượng và mệnh lệnh của đề bài à Đối tượng: đôi dép cao su của Bác Hồ; mệnh lệnh: giới thiệu |
– HS đọc, phát biểu |
|
? Với đề bài này con dự định sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin gì? |
– Thảo luận (3′). |
|
? Vậy trong bước tìm hiểu đề và tìm ý con cần phải làm gì à Tìm hiểu đối tượng và mệnh lệnh thuyết minh đồng thời xác định phạm vi tri thức về đối tượng thuyết minh. * Lưu ý: Nếu đối tượng thuyết minh thay đổi thì nội dung của phần tìm ý cũng thay đổi. Thuyết minh về một sự vật thì phần tìm hiểu sẽ khác với thuyết minh về một thắng cảnh hoặc một phương pháp. Cô lưu ý điều này vì trong các bài học tới các con sẽ phải tìm hiểu về các đề văn thuyết minh về sự vật, thắng cảnh, phương pháp. |
– HS nêu. |
|
Chuyển ý: Bước thứ hai là bước lập dàn ý(ghi bảng). Do đặc điểm của văn thuyết minh nên bước này có những nét riêng so với các kiểu bài khác. Cô xin giới thiệu một bài viết về đôi dép cao su của Bác Hồ làm ví dụ. Con hãy đọc bài văn và cho biết: ? Bài văn có mấy phần. Nêu nội dung chính của từng phần à Ba phần (MB: giới thiệu về đôi dép;TB: gồm 3 ý, Đ1: nêu nguồn gốc xuất xứ, Đ2: nêu đặc điểm cấu tạo, Đ3: nêu tác dụng ý nghĩa;KB: nhận định, đánh giá về đôi dép của Bác Hồ) – Trình chiếu đáp án * GV nhấn mạnh: đây là bố cục của bài văn giới thiệu về đôi dép cao su của Bác Hồ. Đồng thời cũng là bố cục thông thường của bài văn thuyết minh. Tuy nhiên, đối tượng khác nhau thì dàn ý cũng khác nhau. Dưới đây cô sẽ giới thiệu một số nội dung tìm ý của các dạng đề thuyết minh lớp 8 (trình chiếu). |
Phát biểu |
b. Bước 2: Lập dàn ý. |
? Vậy từ đó con hãy rút ra nhận xét về bố cục của bài văn thuyết minh à Có ba phần: trình chiếu bố cục (giải thích). |
– HS nhận xét |
|
Chuyển ý: sau khi đã có dàn ý hợp lý ta có thể thực hiện bước thứ 3 là viết bài hoàn chỉnh (ghi bảng) ? Con hãy chỉ ra các phương pháp thuyết minh trong văn bản Đôi dép cao su của Bác Hồ?(trình chiếu) -GV: kết hợp bước KT bài cũ có cho điểm. GV: bài viết đã dùng nhiều pp t/m để làm rõ đối tương. Như vậy để viết bài t/m tốt chúng ta cần sử dụng kết hợp nhiều pp để mang lại thông tin đầy đủ về đối tượng.
? Con hãy nêu nhận xét về lời văn trong bài giới thiệu về đôi dép cao su của Bác Hồ à chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.
* Lưu ý: lời văn thuyết minh nhằm cung cấp các tri thức vì vậy cần chính xác, dễ hiểu, ngắn gọn. Tuy vậy, các con cũng có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật, các câu văn miêu tả hoặc biểu cảm để bài viết hấp dẫn, sinh động nhưng không được lạc sang miêu tả, biểu cảm (đánh dấu cụm từ “đôi hài vạn dặm”).
– Chốt: Vậy ở bước viết bài các con cần sử dụng các phương pháp t/m phù hợp đồng thời cần phải có cách diễn đạt ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.
|
– HS ghi bài.
– HS phát biểu |
3. Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh. |
– GV nêu: cũng giống như sau khi hoàn tất một sản phẩm, chúng ta cần thực hiện bước kiểm tra bài viết để sửa lỗi về từ và câu (ghi bảng). |
– HS ghi bài. |
4. Bước 4: Kiểm tra. |
* Nhận xét về Bác Hồ: ? Bài thuyết minh trên đã cung cấp những tri thức nào về Bác Hồ? à Định hướng: đức tính giản dị ? Những đức tính ấy gợi cho con những tình cảm gì đối với Bác à Định hướng: yêu quí, kính trọng, ngưỡng mộ…. |
– HS suy nghĩ trả lời. |
|
* Chốt: Nội dung của bài học hôm nay về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh đã được tổng kết rất rõ ràng trong phần ghi nhớ. Con hãy đọc ghi nhớ SGK trang 140 (trình chiếu ghi nhớ) – Ghi bảng. .-GV: Các con cần học thuộc ghi nhớ để vận dụng làm tốt các bài tập . |
– HS đọc |
|
Hoạt động 3: Luyện tập |
||
Chuyển ý: Qua phần tìm hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh con đã được mở rộng một số tri thức về Bác. Phần luyện tập chúng ta vẫn tiếp tục tìm hiểu về Bác. Cô hi vọng đến cuối giờ học các con có thể viết thành lời văn để giới thiệu về chân dung Hồ Chí Minh (ghi bảng).
|
|
III. Luyện tập |
GV: Con hãy phân tích đề văn. – Đối tượng: ao cá Bác Hồ – Mệnh lệnh: giới thiệu |
– HS phân tích đề. |
Bài tập 1: Con hãy thực hiện bước tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài “Giới thiệu về ao cá Bác Hồ”. |
? Vậy theo con, với đối tượng về ao cá Bác Hồ thì con sẽ tìm ý trên những phương diện nào? à Đây là kiểu bài thuyết minh về thắng cảnh, vì vậy tri thức cần giới thiệu cũng có sự thay đổi (cần giới thiệu về lịch sử hình thành, cấu trúc cảnh quan, ý nghĩa). |
– HS phát biểu |
|
-GV: Bài tập 2 sau đây sẽ củng cố cho các con kiến thức về bố cục của bài thuyết minh (trình chiếu) – Hướng dẫn: các đoạn văn đang bị sắp xếp lộn xộn. Cần phải nối các ý của phần văn bản với dàn ý để tạo ra một bài viết đúng trình tự. – Đáp án: A-III, B-V, C-II, D-IV, E-I. |
– HS nối. |
Bài tập 2: Nối các phần thích hợp với nhau để hình thành bố cục hợp lý cho bài văn giới thiệu về ao cá Bác Hồ. |
– GV (hướng dẫn luật chơi). Yêu cầu đoán đúng đối tượng và lời văn phải cung cấp những tri thức về đối tượng. – GV: nhận xét , cho điểm |
– HS tìm hiểu luật chơi và chơi. |
Trò chơi đoán ý đồng đội. |
– GV hướng dẫn: đoạn văn phải cung cấp được những tri thức về lai lịch, đặc điểm ngoại hình, phẩm chất, sự nghiệp của Bác. Để chuẩn bị cho tiết học ngày hôm nay cô biết các con đã chia nhóm để chuẩn bị tư liệu về Bác. Vậy chúng ta sẽ hoạt động theo nhóm (trình chiếu hình ảnh Bác Hồ). – GV chữa, cho điểm.
|
– HS viết bài |
Bài tập 3: Kết hợp những tư liệu mà con đã chuẩn bị về Bác và các kĩ năng làm bài văn thuyết minh, con hãy viết một đoạn văn để giới thiệu về Bác Hồ. |
|
|
|
Chuyển ý: Bằng ngôn ngữ điện ảnh, đạo diễn Bùi Đình Hạc đã giới thiệu với chúng ta bộ phim “Hồ Chí Minh, chân dung một con người“. Chúng ta cùng xem đoạn phim. Cô hy vọng sau khi xem xong bộ phim các con hiểu được thêm về Bác Hồ kính yêu của chúng ta trên nhiều phương diện khác nhau để hoàn chỉnh bài viết giới thiệu về Bác Hồ mà các con vừa thực hiện. Chốt bài: Vậy qua bài học hôm nay các con cần hiểu được đặc điểm của đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, vận dụng để viết được những bài văn thuyết minh hay, hấp dẫn, sinh động (trình chiếu). |
– HS xem phim |
|
GV: Văn thuyết minh là một kiểu bài rất thông dụng trong cuộc sống. Nó giúp các con tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng phong phú để mở rộng tầm hiểu biết. Cô hy vọng sau tiết học này, các con có thêm một cách mới để khám phá thế giới. |
– HS lắng nghe |
|
GV hướng dẫn bài tập về nhà
|
– HS ghi nhớ |
IV. Bài tập về nhà: 1.Chuẩn bị dàn ý cho bài luyện nói : Thuyết minh về một đồ dùng của Bác Hồ. 2. Làm bài tập 1, SGK, trg. 140. |
GV: Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau: Chuẩn bị dàn ý để học tiết luyện nói về văn thuyết minh. |
|
Theo Báo Giáo dục thời đại
Các bài mới
- Giữ gìn văn hóa truyền thống qua các bài học ngoại khóa (23/02)
- Những khác biệt trong thi THPT quốc gia năm 2017 và năm 2016 (08/02)
- Thi THPT quốc gia 2017: Thí sinh đăng ký thi thế nào? (07/02)
- 6 lưu ý với giảng viên dạy ngành kỹ thuật (03/02)
- Biệt danh của những thí sinh Olympia nổi bật (24/11)
- Khai mạc Hội thi chuyên môn – nghiệp vụ các trường ĐH, CĐ vùng Trung Bắc lần thứ XI (05/11)
- Công văn số 5250/BGDĐT-GDTH về việc triển khai tập huấn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT (25/10)
- Học Lịch sử kiểu mới cực sinh động: Lập hẳn Facebook cho vua Quang Trung! (16/09)
Các bài đã đăng
- Hấp dẫn giờ dạy Vật lý với câu hỏi thực tế (04/11)
- “Chìa khóa” giúp giáo dục hiệu quả kỹ năng sống (31/10)
- Tiếng trống hiếu học của người Dao (10/10)
- eLearning – Thời đại DẠY và HỌC công nghệ số (02/10)
- Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/8/2014 V/v Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học (28/09)
- Một số mẹo nhỏ giúp học sinh tiểu học viết chữ đẹp (26/09)
- ‘Yếu ngoại ngữ, không biết vươn lên không làm thầy được’ (10/09)
- Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học (19/08)