Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại Trường CĐSP Lào Cai

Đào tạo hệ vừa làm vừa học là một hoạt động được trường CĐSP Lào Cai tiến hành song song với đào tạo hệ chính quy, thể hiện sự đa dạng các loại hình đào tạo nguồn nhân lực. Hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học của nhà trường đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ công chức, viên chức, tạo cơ hội học tập cho nhiều người không có điều kiện học tập ở hệ chính quy. Tuy nhiên chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học bên cạnh những ưu điểm còn có những bất cập, hạn chế nhất định. Nhận diện thực trạng, tìm ra nguyên nhân hạn chế và đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học là một công việc hết sức cần thiết.
 
1.1. Ưu điểm
        Công tác chỉ đạo: Sâu sát trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ, nắm bắt tình hình thường xuyên, giải quyết, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc kịp thời. 
        Công tác đào tạo đảm bảo đúng kế hoạch, đúng quy chế. Các hoạt động về nền nếp chuyên môn được duy trì, ổn định. 
        Xây dựng đề cương chi tiết, chương trình giảng dạy phù hợp, đáp ứng nhu cầu học tập của người học, kết hợp lý thuyết và thực hành, phát huy tính chủ động, tích cực của người học (qua các bài thực hành, hình thức học nhóm, xêmina, …). 
        Việc tổ chức giảng dạy khá bài bản và nghiêm túc thông qua các kế hoạch đã được trường xét duyệt. Giảng viên được phân công dạy học phần lớn là những người nhiệt tình, trách nhiệm, có thâm niên công tác, có uy tín khoa học, nhiều kinh nghiệm chuyên môn và nghiệp vụ.
        Giáo viên chủ nhiệm quan tâm, sâu sát với lớp. Người học (học viên) do không chịu áp lực về đầu ra (đa số đã có công ăn việc làm, được cơ quan cử đi học) nên có ý thức, nhiệt tình học tập nâng cao trình độ để an tâm công tác, đáp ứng điều kiện bắt buộc của Ngành Giáo dục.
        Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đáp ứng đầy đủ.
        Mối quan hệ giữa trường CĐSP Lào Cai và các trường liên kết đào tạo hệ VLVH khá tốt, đồng bộ và thống nhất trong kế hoạch đào tạo, quản lý giảng dạy, học tập và thi cử của các lớp, …
 
1.2. Hạn chế
        Một số ít giáo viên chưa thực sự tâm huyết, nhiệt tình với việc giảng dạy do vậy đã có những ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
        Việc tổ chức dạy – học thường tiến hành ngày nghỉ, hoặc thời gian nghỉ hè (đối với giáo viên), nghĩa là ngoài thời gian làm việc của học viên. Do đó học viên hệ VLVH không có nhiều thời gian chuẩn bị bài trước khi đến lớp và làm bài tập sau khi học bài mới, các nhiệm vụ học tập phần lớn được học viên thực hiện trên lớp. Một số học viên cũng chưa có tinh thần, thái độ học tập tốt. Việc tự giác học tập để nâng cao trình độ chưa thực sự là động lực, mục tiêu học tập mà học chủ yếu để thi cho qua và lấy được bằng cấp. Điều này dẫn đến chất lượng học tập chưa cao.
        Ở một số học phần, việc kiểm tra, đánh giá qua bài kiểm tra thường kỳ và bài thi kết thúc môn học cũng chưa thực sự hiệu quả, chưa đánh giá được thực lực học tập của học viên.
 
*  Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ VLVH tại trường CĐSP Lào Cai
  Một là, cần nâng cao ý thức trách nhiệm, sự tận tâm, tận lực của người dạy, sự tự giác, chủ động tích cực của người học hơn nữa để nâng cao chất lượng đào tạo.
  Hai là, việc kiểm tra, đánh giá cần có sự cải tiến nhằm đạt đến hiệu quả học thật, thi thật, chất lượng thật để tạo động lực học tập tích cực và giảng viên kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp hoặc bổ sung kiến thức hoàn chỉnh hơn. Ngoài hình thức thi có thể cho học viên làm các tiểu luận, bài tập lớn thay thế cho thi kết thúc học phần. 
Ba là, vấn đề coi thi cần nghiêm túc, chặt chẽ, cán bộ coi thi cần mạnh dạn lập biên bản vi phạm quy chế thi để tránh những trường hợp quay cóp, trao đổi, mang tài liệu vào phòng thi, thi hộ,….       
Bốn là, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở liên kết đào tạo trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo các lớp đại học. Phối hợp chặt chẽ với các phòng  Giáo dục và Đào tạo trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo các lớp cao đẳng liên thông CĐLT đào tạo theo hình thức VLVH.
 
* Kết luận
       Hoạt động đào tạo hệ VLVH của nhà trường đã có những đóng góp không nhỏ cho xã hội, nhưng những hạn chế hiện nay của nó cũng đang là vấn đề cần quan tâm và xem xét. Để khắc phục những hạn chế đòi hỏi sự vào cuộc trước hết là các nhà quản lý giáo dục, người dạy và người học. Cần phải nhận thức đúng đắn về đặc thù riêng của hệ VLVH, không ngừng cải tiến cách quản lý, cách dạy và cách học để hệ VLVH được nhìn nhận theo đúng nghĩa của nó.
ThS. Nguyễn Thị Xuân – Khoa Bồi dưỡng

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại Trường CĐSP Lào Cai

Gửi vào: 11:13 29/09/2017
Đào tạo hệ vừa làm vừa học là một hoạt động được trường CĐSP Lào Cai tiến hành song song với đào tạo hệ chính quy, thể hiện sự đa dạng các loại hình đào tạo nguồn nhân lực. Hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học của nhà trường đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ công chức, viên chức, tạo cơ hội học tập cho nhiều người không có điều kiện học tập ở hệ chính quy. Tuy nhiên chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học bên cạnh những ưu điểm còn có những bất cập, hạn chế nhất định. Nhận diện thực trạng, tìm ra nguyên nhân hạn chế và đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học là một công việc hết sức cần thiết.
 
1.1. Ưu điểm
        Công tác chỉ đạo: Sâu sát trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ, nắm bắt tình hình thường xuyên, giải quyết, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc kịp thời. 
        Công tác đào tạo đảm bảo đúng kế hoạch, đúng quy chế. Các hoạt động về nền nếp chuyên môn được duy trì, ổn định. 
        Xây dựng đề cương chi tiết, chương trình giảng dạy phù hợp, đáp ứng nhu cầu học tập của người học, kết hợp lý thuyết và thực hành, phát huy tính chủ động, tích cực của người học (qua các bài thực hành, hình thức học nhóm, xêmina, …). 
        Việc tổ chức giảng dạy khá bài bản và nghiêm túc thông qua các kế hoạch đã được trường xét duyệt. Giảng viên được phân công dạy học phần lớn là những người nhiệt tình, trách nhiệm, có thâm niên công tác, có uy tín khoa học, nhiều kinh nghiệm chuyên môn và nghiệp vụ.
        Giáo viên chủ nhiệm quan tâm, sâu sát với lớp. Người học (học viên) do không chịu áp lực về đầu ra (đa số đã có công ăn việc làm, được cơ quan cử đi học) nên có ý thức, nhiệt tình học tập nâng cao trình độ để an tâm công tác, đáp ứng điều kiện bắt buộc của Ngành Giáo dục.
        Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đáp ứng đầy đủ.
        Mối quan hệ giữa trường CĐSP Lào Cai và các trường liên kết đào tạo hệ VLVH khá tốt, đồng bộ và thống nhất trong kế hoạch đào tạo, quản lý giảng dạy, học tập và thi cử của các lớp, …
 
1.2. Hạn chế
        Một số ít giáo viên chưa thực sự tâm huyết, nhiệt tình với việc giảng dạy do vậy đã có những ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
        Việc tổ chức dạy – học thường tiến hành ngày nghỉ, hoặc thời gian nghỉ hè (đối với giáo viên), nghĩa là ngoài thời gian làm việc của học viên. Do đó học viên hệ VLVH không có nhiều thời gian chuẩn bị bài trước khi đến lớp và làm bài tập sau khi học bài mới, các nhiệm vụ học tập phần lớn được học viên thực hiện trên lớp. Một số học viên cũng chưa có tinh thần, thái độ học tập tốt. Việc tự giác học tập để nâng cao trình độ chưa thực sự là động lực, mục tiêu học tập mà học chủ yếu để thi cho qua và lấy được bằng cấp. Điều này dẫn đến chất lượng học tập chưa cao.
        Ở một số học phần, việc kiểm tra, đánh giá qua bài kiểm tra thường kỳ và bài thi kết thúc môn học cũng chưa thực sự hiệu quả, chưa đánh giá được thực lực học tập của học viên.
 
*  Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ VLVH tại trường CĐSP Lào Cai
  Một là, cần nâng cao ý thức trách nhiệm, sự tận tâm, tận lực của người dạy, sự tự giác, chủ động tích cực của người học hơn nữa để nâng cao chất lượng đào tạo.
  Hai là, việc kiểm tra, đánh giá cần có sự cải tiến nhằm đạt đến hiệu quả học thật, thi thật, chất lượng thật để tạo động lực học tập tích cực và giảng viên kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp hoặc bổ sung kiến thức hoàn chỉnh hơn. Ngoài hình thức thi có thể cho học viên làm các tiểu luận, bài tập lớn thay thế cho thi kết thúc học phần. 
Ba là, vấn đề coi thi cần nghiêm túc, chặt chẽ, cán bộ coi thi cần mạnh dạn lập biên bản vi phạm quy chế thi để tránh những trường hợp quay cóp, trao đổi, mang tài liệu vào phòng thi, thi hộ,….       
Bốn là, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở liên kết đào tạo trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo các lớp đại học. Phối hợp chặt chẽ với các phòng  Giáo dục và Đào tạo trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo các lớp cao đẳng liên thông CĐLT đào tạo theo hình thức VLVH.
 
* Kết luận
       Hoạt động đào tạo hệ VLVH của nhà trường đã có những đóng góp không nhỏ cho xã hội, nhưng những hạn chế hiện nay của nó cũng đang là vấn đề cần quan tâm và xem xét. Để khắc phục những hạn chế đòi hỏi sự vào cuộc trước hết là các nhà quản lý giáo dục, người dạy và người học. Cần phải nhận thức đúng đắn về đặc thù riêng của hệ VLVH, không ngừng cải tiến cách quản lý, cách dạy và cách học để hệ VLVH được nhìn nhận theo đúng nghĩa của nó.
ThS. Nguyễn Thị Xuân – Khoa Bồi dưỡng


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài đã đăng
  • Bộ giáo án Sinh học Tổng hợp từ Lớp 6 đến Lớp 12 (23/02)
  • Bộ Giáo án Môn Địa lí từ Lớp 6 đến Lớp 12 cả năm (23/02)
  • Trọn bộ Giáo án Toán THCS (23/02)
  • Bài giảng Tâm lý học đại cương (19/01)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi