Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực

Những vần đề được đặt ra và xu hướng giải quyết những vấn đề về kiến thức hiểu biết của giáo viên cũng chư đạo đức trong nghành.

1.  Đặt vấn đề

Theo tổng kết của UNESCO, vai trò của người giáo viên đã có sự thay đổi theo các hướng sau đây: đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục; chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội; coi trọng hơn việc cá biệt hóa học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò; yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại do đó có yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng cần thiết; yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau; yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường; giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh nhất là đối với học sinh lớn và với cha mẹ học sinh.

Nhìn tổng quát có thể thấy chức năng của giáo viên rộng hơn, trong đó năng lực tổ chức dạy học, năng lực phát triển chương trình là cơ bản, mở rộng các quan hệ trong điều kiện phân hóa sâu, phạm vi quan hệ rộng- nhìn chung đó là sự thay đổi. Do vậy, phải đổi mới cách đào tạo giáo viên, cách bồi dưỡng giáo viên và điều chỉnh, phát triển chuẩn đào tạo giáo viên theo các yêu cầu trên. Ở góc độ năng lực sư phạm, cần chú ý đến khuyến cáo 21 điểm của UNESCO “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” (điểm 18). Tư liệu của Hội nghị Paris về Giáo dục đại học có nêu tóm tắt yêu cầu đối với một “nhà giáo mới” ở đại học: “Phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản về vai trò của họ” [2]. Về mặt giáo dục, yêu cầu này cũng hoàn toàn phù hợp đối với giáo viên phổ thông các cấp trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

2. Năng lực giáo viên – yếu tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Khái niệm năng lực (Competency) nói đến khả năng thực hiện thành công một hoạt động nào đó hay năng lực thực hiện. Năng lực mang tính cá nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn. Năng lực hoạt động là khả năng thực hiện những nhiệm vụ công việc và giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động bảo đảm cho một tổ chức (ở đây là nhà trường) đạt mục tiêu đề ra. Là một tổ hợp thuộc tính tâm lí phức hợp gồm kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và nghệ thuật cũng như thái độ của chủ thể đối với đối tượng trong quá trình hoạt động. Bao gồm năng lực chung: i) Năng lực chuyên môn; ii) Năng lực quan hệ con người; iii) Năng lực khái quát.

Năng lực sư phạm là một năng lực chuyên biệt đặc trưng của nghề dạy học nói chung “năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc điểm tâm lí của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ấy”(Quan điểm của GS Phạm Minh Hạc). Năng lực và kĩ năng có mối quan hệ chặt chẽ, năng lực sư phạm là thuộc tính là đặc điểm của nhân cách còn kĩ năng sư phạm là những thao tác riêng của hoạt động sư phạm trong các dạng hoạt động cụ thể. Mặt biểu hiện của năng lực là hệ thống các kĩ năng, nhưng có các kĩ năng chưa chắc đã hình thành năng lực bởi nếu thiếu hệ thống cũng như độ bền chắc của hệ thống kĩ năng cơ bản. Hoạt động của giáo viên, với tư cách là nhà giáo dục gồm 2 dạng hoạt động cơ bản: dạy học và giáo dục. Do vậy, khi nghiên cứu năng lực sư phạm của giáo viên, cần nghiên cứu hệ thống các kĩ năng tương ứng với 2 dạng hoạt động đó, mặc dù sự phân chia chỉ là tương đối.

Năng lực dạy học gồm các năng lực thành phần cơ bản sau đây:

Năng lực chuẩn bị gồm các thao tác: chọn lựa tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy, xác định mục tiêu bài giảng (xuất phát từ mục tiêu môn học, mục tiêu chương trình bậc học…); các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng dạy học; chọn các phương pháp, hình thức giảng dạy và kĩ thuật giảng dạy cũng như thiết bị tương ứng; dự kiến các khả năng xảy ra và các phương án xử lí. Tất cả các kĩ năng cụ thể này phải được chuẩn bị đầy đủ và được viết ra dưới dạng bản kế hoạch (kế hoạch giảng dạy cụ thể).

Năng lực thực hiện được thể hiện trong quá trình thực hành giảng dạy và giáo dục, gồm các kĩ năng: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, định hướng nội dung mới, luyện tập kĩ năng, phát triển kiến thức, kiểm tra và khuyến khích học sinh…Trong quá trình thể hiện năng lực thực hiện, có 3 yếu tố sau đây cần quan tâm:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ của giáo viên có ý nghĩa quan trọng. Khi đánh giá một giáo viên có năng lực giảng dạy tốt, chắc chắn người ta phải xem xét chủ yếu đến năng lực diễn đạt, trình bầy của giảng viên. Khả năng diễn đạt trong sáng, khúc triết, lời nói hấp dẫn, truyền cảm và giàu hình ảnh…của giáo viên sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho giờ dạy thành công. Ngôn ngữ của con người thể hiện dưới dạng nói, viết và là biểu hiện của trình độ tư duy, do vậy không thể chấp nhận cách biện hộ cho những giáo viên diễn đạt kém là do “chuyên môn giỏi nhưng yếu về năng lực sư phạm”, hoặc khó có thể chấp nhận giáo viên nói ngọng hoặc nói lắp. Trước đây, khi thiếu các phương tiện hiện đại, thì ngôn ngữ của giáo viên là yếu tố chủ đạo trong quá trình giáo dục. Ngày nay, các phương tiện đa dạng và phong phú có trợ giúp đắc lực cho giáo viên nhưng cũng không thể thay thế được hoàn toàn lời thầy giảng bài.

– Năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học. Đây là năng lực không thể thiếu được của giáo viên ở bất cứ cấp học nào trong giai đoạn hiện nay. Thiết bị và phương tiện vừa là yếu tố điều kiện tốt để phục vụ cho giảng dạy và học tập, đồng thời cũng là yếu tố kích thích tư duy sáng tạo -nghiên cứu cho giáo viên và học sinh. Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, có hiện tượng quá lệ thuộc vào các thiết bị và phương tiện dạy học. Sự lạm dụng này dẫn đến việc biến đổi các mô hình dạy học cổ điển, coi thường hình thức thuyết trình lí thuyết của giảng viên, xem nhẹ hoạt động trao đổi trực tiếp giữa người dạy và người học…Trong điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn thì vấn đề không phải là trang bị các thiết bị đắt tiền mà điều quan trọng hơn là phải dạy cho người học có ý tưởng mới, phải có sự sáng tạo “suy nghĩ mới trên các vật liệu đã cũ”.

– Năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài trường. Trọng tâm của quan hệ giao tiếp là giữa người dạy và người học. Mối quan hệ này đòi hỏi người giáo viên không chỉ huy động mọi khả năng của mình để thiết lập các quan hệ dạy học có hiệu quả mà điều quan trọng là trong và bằng quá trình giao tiếp, tác động giáo dục đến người học. Giao tiếp giữa giáo viên với học sinh không chỉ đảm bảo tính chất mô phạm của nhà giáo trong các hoạt động chuyên môn mà còn thông qua đó thể hiện sự quan tâm đến người học với thái độ ân cần, lịch thiệp trong các phạm vi trong và ngoài giờ học. Ngoài ra, hoạt động giao tiếp của giáo viên trong xã hội hiện nay còn đòi hỏi phạm vi đối tượng rộng mở, đó là gia đình học sinh, các lực lượng xã hội khác, đặc biệt là những thành phần liên quan đến sản phẩm giáo dục (người sử dụng, doanh nghiệp, các cơ quan, công ti…).

– Năng lực đánh giá. Năng lực đánh giá giúp cho giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh để xác nhận kết quả của một hoạt động để bổ sung điều chỉnh trong dạy học. Để tạo được uy tín trước học sinh, người giáo viên phải có quan điểm đánh giá khách quan, chính xác và công bằng. Thái độ và hành vi trung thực, khách quan của nhà giáo dục một mặt đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục mặt khác tạo ra sức cảm hóa lớn đối với người học kể cả đánh giá thành công hay hạn chế của học sinh. Khả năng đánh giá đúng của giáo viên đối với người học sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả tự học và kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh và bản thân giáo viên.

– Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục bao gồm các năng lực thành phần: Năng lực thiết kế mục tiêu, kế hoạch các hoạt động giáo dục; Năng lực cảm hóa thuyết phục người học; Năng lực hiểu biết đặc điểm học sinh để có các phương án giáo dục có hiệu quả; Năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

– Năng lực tổ chức gồm các năng lực thành phần: Năng lực phối hợp các hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò, giữa các trò với nhau, giữa các giáo viên với nhau trong các hoạt động giảng dạy (lí thuyết, thực hành, chính khóa, ngoại khóa…); Năng lực nắm vững các bước tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục theo một algorit hoặc sáng tạo, biết nêu các nhiệm vụ dạy học và giáo dục, đánh giá sản phẩm và kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động của học sinh; Năng lực tập hợp, phối hợp nguồn lực (học sinh và những người khác) xung quanh mình để giải quyết các vấn đề của học tập và cuộc sống [3].

Trong xã hội hiện đại cần bổ sung những năng lực mới hoặc phải nhấn mạnh các yếu tố như: năng lực quan hệ cộng đồng, năng lực quản lí, năng lực hoạt động với tư cách là một chuyên gia giáo dục, năng lực phát triển môi trường xung quanh…

Đào tạo giáo viên dựa vào năng lực và định hướng trách nhiệm

[Nguồn: Hướng tới hiệu quả trong đào tạo giáo viên, của GS. R.H.Dave, nguyên Tổng giám đốc Viện giáo dục UNESCO, CHLB Đức, Tài liệu 5]

Năm lĩnh vực hoạt động:

1) Hoạt động trên lớp (gồm các quá trình giảng dạy và học tập, các kĩ năng đánh giá và quản lí lớp học)

2) Hoạt động cấp trường (gồm việc tổ chức các cuộc họp giao ban buổi sáng, phân tích các sự kiện quốc gia, xã hội và văn hóa, tham gia vào quản lí cấp trường)

3) Hoạt động ngoại khóa (gồm các hoạt động giáo dục như tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu thực tế, các chuyến đi khảo sát…)

4) Các hoạt động liên quan đến việc tiếp xúc và hợp tác với các phụ huynh học sinh (gồm các vấn đề tuyển sinh và duy trì số lượng học sinh, đi học đều đặn, thảo luận các báo cáo về mức độ tiến bộ của học sinh, nâng cao chất lượng và thành tích học tập của học sinh)

5) Các hoạt động liên quan đến việc tiếp xúc và hợp tác với cộng đồng (gồm liên kết với cộng đồng để tổ chức các buổi kỉ niệm, động viên sự hỗ trợ của cộng đồng vào việc phát triển môi trường…).

Mười lĩnh vực năng lực:

1) Các năng lực xác định bối cảnh (tạo ra một cách nhìn bao quát hơn về sự phát triển giáo dục trong xã hội và vai trò của giáo viên trong sự phát triển đó)

2) Các năng lực về khái niệm (bao gồm các khái niệm về giáo dục và học tập, các khía cạnh tâm lí học, xã hội học và tâm thần học trong giáo dục)

3) Các năng lực về chương trình và nội dung (tùy theo các giai đoạn giáo dục có thể như giáo dục tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông)

4) Các năng lực giải quyết (năng lực chung, năng lực môn học và theo giai đoạn)

5) Các năng lực trong các hoạt động giáo dục (như lập kế hoạch và tổ chức các cuộc họp giao ban buổi sáng…)

6) Các năng lực có liên quan đến tài liệu học tập và giảng dạy (các tài liệu giảng dạy và học tập kinh điển, công nghệ giáo dục mới, các nguồn địa phương, việc chuẩn bị và chọn lựa…)

7) Các năng lực đánh giá

8) Các năng lực quản lí

9) Các năng lực có liên quan đến việc tiếp xúc và hợp tác với các bậc phụ huynh học sinh

10) Các năng lực liên quan đến việc tiếp xúc và hợp tác cộng đồng

Năm lĩnh vực trách nhiệm:

1) Trách nhiệm với học sinh (Có tình yêu thương đối với học sinh, sẵn sàng quan tâm và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh)

2) Trách nhiệm với xã hội (Nhận thức và quan tâm đến hiệu quả công việc của giáo viên đối với sự tiến bộ của gia đình, cộng đồng và đất nước)

3) Trách nhiệm với nghề nghiệp (Tự thừa nhận về vai trò và trách nhiệm nghề nghiệp của người giáo viên cho dù làm việc đó trong hoàn cảnh nào)

4) Trách nhiệm đối với việc hoàn thành tốt công việc (Quan tâm chú ý đến việc thực hiện mọi công việc trên lớp, trong nhà trường và trong cộng đồng với một thái độ tích cực nhất có thể, “Dù bạn làm gì hãy cố làm tốt điều đó” (thái độ thực hiện tốt công việc)

5) Trách nhiệm đối với các giá trị cơ bản của con người (Thực hành các giá trị nghề nghiệp một cách nhất quan, thái độ công bằng, vô tư, khách quan, chân thật, trung thành với tổ quốc…khía cạnh về vai trò của người thầy).

3. Giải pháp đào tạo – bồi dưỡng giáo viên

Quán triệt quan điểm mới của UNESCO: “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” (điểm 18). Quan điểm chung là quan tâm đến sự thay đổi có tính chất bản chất trong phương án đào tạo giáo viên: i) Thay đổi việc đào tạo giáo viên dạy 1 môn sang đào tạo giáo viên dạy những môn tích hợp; ii) Thay đổi việc đào tạo trang bị kiến thức sang trọng tâm đào tạo năng lực sư phạm, trong đó chú ý: các năng lực chẩn đoán, thiết kế, tổ chức, thực hiện và giám sát đánh giá và giải quyết vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn dạy học và giáo dục; iv) Thay đổi phương pháp dạy sang đào tạo cách dạy phương pháp học.

3.1. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên: Đào tạo giáo viên tại các trường/khoa sư phạm phải được quan tâm song song với nhiệm vụ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. Ở khâu đào tạo, vấn đề chương trình là quyết định đến việc hình thành năng lực cơ bản, nền tảng cho người giáo viên. Do vậy, khâu thiết kế xây dựng chương trình đào tạo giáo viên phải được chuẩn bị trước. Trong giai đoạn tới (2009-2020) chương trình đào tạo giáo viên cần tập trung vào mục tiêu: i) Hình thành năng lực chuyển hoá tri thức khoa học thành tri thức dạy học, phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học cho người tốt nghiệp. Mục tiêu đào tạo chuyên gia giáo dục phải  được coi trọng hàng đầu, đào tạo năng lực giáo viên giảng dạy các nội dung tích hợp là chiến lược trong giai đoạn tới; ii) Tại các cơ sở đào tạo giáo viên cho các vùng miền, cần xây dựng chương trình đào tạo giáo viên riêng; chương trình bồi dưỡng giáo viên dựa trên kết quả nghiên cứu nhu cầu của địa phương và theo định hướng của trường đại học, viện nghiên cứu. Nội dung coi trọng yếu tố văn hoá vùng miền, đặc điểm con người và phong tục tập quán, hiệu quả và giá trị của giáo dục đem lại cho cộng đồng phải thiết thực, có ý nghĩa và cụ thể đối với đời sống hàng ngày cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững bởi sự cân bằng và tương thích với giáo dục phổ thông của các nước.

3.2. Tăng cường yếu tố cạnh tranh chất lượng giáo viên: Cạnh tranh bên trong bằng các chính sách về lương, khen thưởng, đánh giá (có sự hỗ trợ về tài chính và chính sách), Cạnh tranh ngoài bằng các biện pháp rà soát, đánh giá lại năng lực giáo viên, chuyển đổi vị trí công tác và tạo lập môi trường cạnh tranh tốt (sử dụng đánh giá ngoài) để giáo viên giỏi có thu nhập cao và được khuyến khích.

3.3. Đào tạo giáo viên là trách nhiệm của nhà nước và phải bằng chính sách đầu tư nguồn vốn chủ yếu từ nhà nước. Trước cơn lốc của thị trường và xu hướng hạch toán kinh tế trong mọi lĩnh vực, công tác đào tạo giáo viên chịu cả tác động xấu và dẫn đến hậu quả rất nặng nề. Do vậy, cần có quan điểm đầu tư chiến lược đối với công tác đào tạo giáo viên, đặc biệt là giáo dục vùng khó khăn, chậm phát triển trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của trường đại học phải được đặt sau nhiệm vụ khai sáng và dẫn đường cho xã hội.

3.4. Tổ chức các hội nghị giữa các trường sư phạm với các địa phương: Hàng năm, tổ chức Hội nghị với các giáo viên THPT để xác định các vấn đề cụ thể về phương pháp giảng dạy, đánh giá và các kĩ năng khác;  2-3 năm một lần, tổ chức Hội nghị các Hiệu trưởng THPT để xác định các  vấn đề quản lí, chương trình và các nhu cầu cấp cơ sở; 3-5 năm một lần tổ chức Hội nghị Giám đốc Sở GD &ĐT để xác định nhu cầu nguồn lực đào tạo, năng lực giáo viên và các điều kiện khác. Kết quả thu được là các văn bản nghiên cứu về nhu cầu, văn bản hợp tác, đề xuất và các thông tin thực tiễn giúp các trường sư phạm phát triển chương trình và điều chỉnh các mô hình đào tạo-bồi dưỡng giáo viên.

“Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hồng Quan
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 
trên Tạp chí Giáo dục – Bộ GD&ĐT số 216″

Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực

Gửi vào: 17:00 14/05/2016

Những vần đề được đặt ra và xu hướng giải quyết những vấn đề về kiến thức hiểu biết của giáo viên cũng chư đạo đức trong nghành.

1.  Đặt vấn đề

Theo tổng kết của UNESCO, vai trò của người giáo viên đã có sự thay đổi theo các hướng sau đây: đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục; chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội; coi trọng hơn việc cá biệt hóa học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò; yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại do đó có yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng cần thiết; yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau; yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường; giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh nhất là đối với học sinh lớn và với cha mẹ học sinh.

Nhìn tổng quát có thể thấy chức năng của giáo viên rộng hơn, trong đó năng lực tổ chức dạy học, năng lực phát triển chương trình là cơ bản, mở rộng các quan hệ trong điều kiện phân hóa sâu, phạm vi quan hệ rộng- nhìn chung đó là sự thay đổi. Do vậy, phải đổi mới cách đào tạo giáo viên, cách bồi dưỡng giáo viên và điều chỉnh, phát triển chuẩn đào tạo giáo viên theo các yêu cầu trên. Ở góc độ năng lực sư phạm, cần chú ý đến khuyến cáo 21 điểm của UNESCO “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” (điểm 18). Tư liệu của Hội nghị Paris về Giáo dục đại học có nêu tóm tắt yêu cầu đối với một “nhà giáo mới” ở đại học: “Phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản về vai trò của họ” [2]. Về mặt giáo dục, yêu cầu này cũng hoàn toàn phù hợp đối với giáo viên phổ thông các cấp trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

2. Năng lực giáo viên – yếu tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục

Khái niệm năng lực (Competency) nói đến khả năng thực hiện thành công một hoạt động nào đó hay năng lực thực hiện. Năng lực mang tính cá nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn. Năng lực hoạt động là khả năng thực hiện những nhiệm vụ công việc và giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động bảo đảm cho một tổ chức (ở đây là nhà trường) đạt mục tiêu đề ra. Là một tổ hợp thuộc tính tâm lí phức hợp gồm kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và nghệ thuật cũng như thái độ của chủ thể đối với đối tượng trong quá trình hoạt động. Bao gồm năng lực chung: i) Năng lực chuyên môn; ii) Năng lực quan hệ con người; iii) Năng lực khái quát.

Năng lực sư phạm là một năng lực chuyên biệt đặc trưng của nghề dạy học nói chung “năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc điểm tâm lí của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ấy”(Quan điểm của GS Phạm Minh Hạc). Năng lực và kĩ năng có mối quan hệ chặt chẽ, năng lực sư phạm là thuộc tính là đặc điểm của nhân cách còn kĩ năng sư phạm là những thao tác riêng của hoạt động sư phạm trong các dạng hoạt động cụ thể. Mặt biểu hiện của năng lực là hệ thống các kĩ năng, nhưng có các kĩ năng chưa chắc đã hình thành năng lực bởi nếu thiếu hệ thống cũng như độ bền chắc của hệ thống kĩ năng cơ bản. Hoạt động của giáo viên, với tư cách là nhà giáo dục gồm 2 dạng hoạt động cơ bản: dạy học và giáo dục. Do vậy, khi nghiên cứu năng lực sư phạm của giáo viên, cần nghiên cứu hệ thống các kĩ năng tương ứng với 2 dạng hoạt động đó, mặc dù sự phân chia chỉ là tương đối.

Năng lực dạy học gồm các năng lực thành phần cơ bản sau đây:

Năng lực chuẩn bị gồm các thao tác: chọn lựa tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy, xác định mục tiêu bài giảng (xuất phát từ mục tiêu môn học, mục tiêu chương trình bậc học…); các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng dạy học; chọn các phương pháp, hình thức giảng dạy và kĩ thuật giảng dạy cũng như thiết bị tương ứng; dự kiến các khả năng xảy ra và các phương án xử lí. Tất cả các kĩ năng cụ thể này phải được chuẩn bị đầy đủ và được viết ra dưới dạng bản kế hoạch (kế hoạch giảng dạy cụ thể).

Năng lực thực hiện được thể hiện trong quá trình thực hành giảng dạy và giáo dục, gồm các kĩ năng: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, định hướng nội dung mới, luyện tập kĩ năng, phát triển kiến thức, kiểm tra và khuyến khích học sinh…Trong quá trình thể hiện năng lực thực hiện, có 3 yếu tố sau đây cần quan tâm:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ của giáo viên có ý nghĩa quan trọng. Khi đánh giá một giáo viên có năng lực giảng dạy tốt, chắc chắn người ta phải xem xét chủ yếu đến năng lực diễn đạt, trình bầy của giảng viên. Khả năng diễn đạt trong sáng, khúc triết, lời nói hấp dẫn, truyền cảm và giàu hình ảnh…của giáo viên sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho giờ dạy thành công. Ngôn ngữ của con người thể hiện dưới dạng nói, viết và là biểu hiện của trình độ tư duy, do vậy không thể chấp nhận cách biện hộ cho những giáo viên diễn đạt kém là do “chuyên môn giỏi nhưng yếu về năng lực sư phạm”, hoặc khó có thể chấp nhận giáo viên nói ngọng hoặc nói lắp. Trước đây, khi thiếu các phương tiện hiện đại, thì ngôn ngữ của giáo viên là yếu tố chủ đạo trong quá trình giáo dục. Ngày nay, các phương tiện đa dạng và phong phú có trợ giúp đắc lực cho giáo viên nhưng cũng không thể thay thế được hoàn toàn lời thầy giảng bài.

– Năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học. Đây là năng lực không thể thiếu được của giáo viên ở bất cứ cấp học nào trong giai đoạn hiện nay. Thiết bị và phương tiện vừa là yếu tố điều kiện tốt để phục vụ cho giảng dạy và học tập, đồng thời cũng là yếu tố kích thích tư duy sáng tạo -nghiên cứu cho giáo viên và học sinh. Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, có hiện tượng quá lệ thuộc vào các thiết bị và phương tiện dạy học. Sự lạm dụng này dẫn đến việc biến đổi các mô hình dạy học cổ điển, coi thường hình thức thuyết trình lí thuyết của giảng viên, xem nhẹ hoạt động trao đổi trực tiếp giữa người dạy và người học…Trong điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn thì vấn đề không phải là trang bị các thiết bị đắt tiền mà điều quan trọng hơn là phải dạy cho người học có ý tưởng mới, phải có sự sáng tạo “suy nghĩ mới trên các vật liệu đã cũ”.

– Năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài trường. Trọng tâm của quan hệ giao tiếp là giữa người dạy và người học. Mối quan hệ này đòi hỏi người giáo viên không chỉ huy động mọi khả năng của mình để thiết lập các quan hệ dạy học có hiệu quả mà điều quan trọng là trong và bằng quá trình giao tiếp, tác động giáo dục đến người học. Giao tiếp giữa giáo viên với học sinh không chỉ đảm bảo tính chất mô phạm của nhà giáo trong các hoạt động chuyên môn mà còn thông qua đó thể hiện sự quan tâm đến người học với thái độ ân cần, lịch thiệp trong các phạm vi trong và ngoài giờ học. Ngoài ra, hoạt động giao tiếp của giáo viên trong xã hội hiện nay còn đòi hỏi phạm vi đối tượng rộng mở, đó là gia đình học sinh, các lực lượng xã hội khác, đặc biệt là những thành phần liên quan đến sản phẩm giáo dục (người sử dụng, doanh nghiệp, các cơ quan, công ti…).

– Năng lực đánh giá. Năng lực đánh giá giúp cho giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh để xác nhận kết quả của một hoạt động để bổ sung điều chỉnh trong dạy học. Để tạo được uy tín trước học sinh, người giáo viên phải có quan điểm đánh giá khách quan, chính xác và công bằng. Thái độ và hành vi trung thực, khách quan của nhà giáo dục một mặt đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục mặt khác tạo ra sức cảm hóa lớn đối với người học kể cả đánh giá thành công hay hạn chế của học sinh. Khả năng đánh giá đúng của giáo viên đối với người học sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả tự học và kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh và bản thân giáo viên.

– Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục bao gồm các năng lực thành phần: Năng lực thiết kế mục tiêu, kế hoạch các hoạt động giáo dục; Năng lực cảm hóa thuyết phục người học; Năng lực hiểu biết đặc điểm học sinh để có các phương án giáo dục có hiệu quả; Năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

– Năng lực tổ chức gồm các năng lực thành phần: Năng lực phối hợp các hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò, giữa các trò với nhau, giữa các giáo viên với nhau trong các hoạt động giảng dạy (lí thuyết, thực hành, chính khóa, ngoại khóa…); Năng lực nắm vững các bước tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục theo một algorit hoặc sáng tạo, biết nêu các nhiệm vụ dạy học và giáo dục, đánh giá sản phẩm và kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động của học sinh; Năng lực tập hợp, phối hợp nguồn lực (học sinh và những người khác) xung quanh mình để giải quyết các vấn đề của học tập và cuộc sống [3].

Trong xã hội hiện đại cần bổ sung những năng lực mới hoặc phải nhấn mạnh các yếu tố như: năng lực quan hệ cộng đồng, năng lực quản lí, năng lực hoạt động với tư cách là một chuyên gia giáo dục, năng lực phát triển môi trường xung quanh…

Đào tạo giáo viên dựa vào năng lực và định hướng trách nhiệm

[Nguồn: Hướng tới hiệu quả trong đào tạo giáo viên, của GS. R.H.Dave, nguyên Tổng giám đốc Viện giáo dục UNESCO, CHLB Đức, Tài liệu 5]

Năm lĩnh vực hoạt động:

1) Hoạt động trên lớp (gồm các quá trình giảng dạy và học tập, các kĩ năng đánh giá và quản lí lớp học)

2) Hoạt động cấp trường (gồm việc tổ chức các cuộc họp giao ban buổi sáng, phân tích các sự kiện quốc gia, xã hội và văn hóa, tham gia vào quản lí cấp trường)

3) Hoạt động ngoại khóa (gồm các hoạt động giáo dục như tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu thực tế, các chuyến đi khảo sát…)

4) Các hoạt động liên quan đến việc tiếp xúc và hợp tác với các phụ huynh học sinh (gồm các vấn đề tuyển sinh và duy trì số lượng học sinh, đi học đều đặn, thảo luận các báo cáo về mức độ tiến bộ của học sinh, nâng cao chất lượng và thành tích học tập của học sinh)

5) Các hoạt động liên quan đến việc tiếp xúc và hợp tác với cộng đồng (gồm liên kết với cộng đồng để tổ chức các buổi kỉ niệm, động viên sự hỗ trợ của cộng đồng vào việc phát triển môi trường…).

Mười lĩnh vực năng lực:

1) Các năng lực xác định bối cảnh (tạo ra một cách nhìn bao quát hơn về sự phát triển giáo dục trong xã hội và vai trò của giáo viên trong sự phát triển đó)

2) Các năng lực về khái niệm (bao gồm các khái niệm về giáo dục và học tập, các khía cạnh tâm lí học, xã hội học và tâm thần học trong giáo dục)

3) Các năng lực về chương trình và nội dung (tùy theo các giai đoạn giáo dục có thể như giáo dục tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông)

4) Các năng lực giải quyết (năng lực chung, năng lực môn học và theo giai đoạn)

5) Các năng lực trong các hoạt động giáo dục (như lập kế hoạch và tổ chức các cuộc họp giao ban buổi sáng…)

6) Các năng lực có liên quan đến tài liệu học tập và giảng dạy (các tài liệu giảng dạy và học tập kinh điển, công nghệ giáo dục mới, các nguồn địa phương, việc chuẩn bị và chọn lựa…)

7) Các năng lực đánh giá

8) Các năng lực quản lí

9) Các năng lực có liên quan đến việc tiếp xúc và hợp tác với các bậc phụ huynh học sinh

10) Các năng lực liên quan đến việc tiếp xúc và hợp tác cộng đồng

Năm lĩnh vực trách nhiệm:

1) Trách nhiệm với học sinh (Có tình yêu thương đối với học sinh, sẵn sàng quan tâm và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh)

2) Trách nhiệm với xã hội (Nhận thức và quan tâm đến hiệu quả công việc của giáo viên đối với sự tiến bộ của gia đình, cộng đồng và đất nước)

3) Trách nhiệm với nghề nghiệp (Tự thừa nhận về vai trò và trách nhiệm nghề nghiệp của người giáo viên cho dù làm việc đó trong hoàn cảnh nào)

4) Trách nhiệm đối với việc hoàn thành tốt công việc (Quan tâm chú ý đến việc thực hiện mọi công việc trên lớp, trong nhà trường và trong cộng đồng với một thái độ tích cực nhất có thể, “Dù bạn làm gì hãy cố làm tốt điều đó” (thái độ thực hiện tốt công việc)

5) Trách nhiệm đối với các giá trị cơ bản của con người (Thực hành các giá trị nghề nghiệp một cách nhất quan, thái độ công bằng, vô tư, khách quan, chân thật, trung thành với tổ quốc…khía cạnh về vai trò của người thầy).

3. Giải pháp đào tạo – bồi dưỡng giáo viên

Quán triệt quan điểm mới của UNESCO: “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” (điểm 18). Quan điểm chung là quan tâm đến sự thay đổi có tính chất bản chất trong phương án đào tạo giáo viên: i) Thay đổi việc đào tạo giáo viên dạy 1 môn sang đào tạo giáo viên dạy những môn tích hợp; ii) Thay đổi việc đào tạo trang bị kiến thức sang trọng tâm đào tạo năng lực sư phạm, trong đó chú ý: các năng lực chẩn đoán, thiết kế, tổ chức, thực hiện và giám sát đánh giá và giải quyết vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn dạy học và giáo dục; iv) Thay đổi phương pháp dạy sang đào tạo cách dạy phương pháp học.

3.1. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên: Đào tạo giáo viên tại các trường/khoa sư phạm phải được quan tâm song song với nhiệm vụ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. Ở khâu đào tạo, vấn đề chương trình là quyết định đến việc hình thành năng lực cơ bản, nền tảng cho người giáo viên. Do vậy, khâu thiết kế xây dựng chương trình đào tạo giáo viên phải được chuẩn bị trước. Trong giai đoạn tới (2009-2020) chương trình đào tạo giáo viên cần tập trung vào mục tiêu: i) Hình thành năng lực chuyển hoá tri thức khoa học thành tri thức dạy học, phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học cho người tốt nghiệp. Mục tiêu đào tạo chuyên gia giáo dục phải  được coi trọng hàng đầu, đào tạo năng lực giáo viên giảng dạy các nội dung tích hợp là chiến lược trong giai đoạn tới; ii) Tại các cơ sở đào tạo giáo viên cho các vùng miền, cần xây dựng chương trình đào tạo giáo viên riêng; chương trình bồi dưỡng giáo viên dựa trên kết quả nghiên cứu nhu cầu của địa phương và theo định hướng của trường đại học, viện nghiên cứu. Nội dung coi trọng yếu tố văn hoá vùng miền, đặc điểm con người và phong tục tập quán, hiệu quả và giá trị của giáo dục đem lại cho cộng đồng phải thiết thực, có ý nghĩa và cụ thể đối với đời sống hàng ngày cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững bởi sự cân bằng và tương thích với giáo dục phổ thông của các nước.

3.2. Tăng cường yếu tố cạnh tranh chất lượng giáo viên: Cạnh tranh bên trong bằng các chính sách về lương, khen thưởng, đánh giá (có sự hỗ trợ về tài chính và chính sách), Cạnh tranh ngoài bằng các biện pháp rà soát, đánh giá lại năng lực giáo viên, chuyển đổi vị trí công tác và tạo lập môi trường cạnh tranh tốt (sử dụng đánh giá ngoài) để giáo viên giỏi có thu nhập cao và được khuyến khích.

3.3. Đào tạo giáo viên là trách nhiệm của nhà nước và phải bằng chính sách đầu tư nguồn vốn chủ yếu từ nhà nước. Trước cơn lốc của thị trường và xu hướng hạch toán kinh tế trong mọi lĩnh vực, công tác đào tạo giáo viên chịu cả tác động xấu và dẫn đến hậu quả rất nặng nề. Do vậy, cần có quan điểm đầu tư chiến lược đối với công tác đào tạo giáo viên, đặc biệt là giáo dục vùng khó khăn, chậm phát triển trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của trường đại học phải được đặt sau nhiệm vụ khai sáng và dẫn đường cho xã hội.

3.4. Tổ chức các hội nghị giữa các trường sư phạm với các địa phương: Hàng năm, tổ chức Hội nghị với các giáo viên THPT để xác định các vấn đề cụ thể về phương pháp giảng dạy, đánh giá và các kĩ năng khác;  2-3 năm một lần, tổ chức Hội nghị các Hiệu trưởng THPT để xác định các  vấn đề quản lí, chương trình và các nhu cầu cấp cơ sở; 3-5 năm một lần tổ chức Hội nghị Giám đốc Sở GD &ĐT để xác định nhu cầu nguồn lực đào tạo, năng lực giáo viên và các điều kiện khác. Kết quả thu được là các văn bản nghiên cứu về nhu cầu, văn bản hợp tác, đề xuất và các thông tin thực tiễn giúp các trường sư phạm phát triển chương trình và điều chỉnh các mô hình đào tạo-bồi dưỡng giáo viên.

“Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hồng Quan
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 
trên Tạp chí Giáo dục – Bộ GD&ĐT số 216″


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Quy trình dạy viết, nói tiếng Anh theo phương pháp dạy học tích cực (21/02)
Các bài đã đăng
  • Biện pháp giáo dục tính trung thực ở trẻ – một phẩm chất quan trọng để làm người (17/04)
  • Những lỗi sai thường gặp của học sinh khi viết văn và giải pháp (05/03)
  • Chọn giáo trình nào để học tốt tiếng Anh (25/02)
  • 20 cách xử lý các vấn đề máy tính (23/06)
  • Nên sử dụng tiện ích dọn dẹp hệ thống nào cho Windows? (28/05)
  • 12 công cụ hỗ trợ quá trình copy nhanh hơn trong môi trường Windows (16/04)
  • 10 Tiện ích giúp bảo mật dữ liệu của bạn (16/04)
  • Hướng dẫn cách download từ một số Host Free phổ biến. (28/02)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin