Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc gợi cảm (Ví dụ: Ba cọc ba đồng, Chó cắn áo rách, Nhà ngói cây mít, Bán bò tậu ễnh ương, Méo miệng đòi ăn xôi vò, Ông mất của kia bà chìa của nọ, …).
Nghĩa của thành ngữ thường được hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa sâu xa thông qua hình ảnh. Như vậy, giá trị nổi bật của hình ảnh tự thân nó có tính biểu trưng, là phương tiện chuyển tải nội hàm. Hình ảnh là yếu tố quan trọng làm nên giá trị các câu thành ngữ. Ví dụ, câu thành ngữ “Ăn cháo đá bát”, cháo – bát là mối quan hệ mật thiết giữa sản phẩm với vật chứa đựng sản phẩm, nếu thiếu 1 trong 2 thứ đó thì không thể có thao tác lần sau. Vậy mà ăn xong cháo thì kẻ vừa ăn lại dùng chân đá văng bát đi chỗ khác thì chứng tỏ người có hành động ấy không có ý định ăn (hoặc muốn được ăn, được thụ hưởng) một lần nữa. Ý nghĩa câu “Ăn cháo đá bát” là phê phán những kẻ vong ân phụ nghĩa, phản bội người đã giúp mình khi mình gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng khi ân nhân mình gặp khó khăn thì lại ngoảnh mặt đi. Hoặc câu “Mò kim đáy bể” cũng vậy. Kim là một vật dụng dùng để khâu, khi sử dụng chủ yếu dùng 3 ngón tay- tay cái, tay trỏ, tay giữa để điều khiển động tác khâu, vì thế kích thước kim rất bé, nó có độ sắc và mũi rất nhọn để luồn qua vải. Đáy bể thì rộng, sâu, bề mặt gồ ghề, lồi lõm lại có nhiều rong tảo, có sự dao động của sóng gió nên nếu chiếc kim vô tình rơi xuống bể thì coi như không thể nào mò, vớt đơn thuần để có thể tìm thấy được. Thành ngữ này muốn ví việc tìm kiếm hết sức gian nan, khó nhọc và hầu như không có hi vọng thành công.
Thành ngữ thường gợi hình ảnh, mà các hình ảnh tuyệt đại đa số là quen thuộc, dễ hình dung, dễ liên tưởng. Nếu ta nói là: “Nếu vật liệu kém chất lượng thì thành phẩm sẽ làm người dùng gặp khó sử dụng, công dụng không được như ý!” thì sẽ gây hiệu ứng ngược, vừa làm câu nói khô khan, không hấp dẫn, lôi cuốn vừa khiến người nghe thấy trừu tượng, khó hiểu, khó hình dung, thậm chí ngay sau đó dùng nhiều ngôn từ giải thích dài dòng thì vẫn luẩn quẩn, tối nghĩa nên không nhận được sự ủng hộ, đồng tình chứ đừng nói tới những cái gật đầu cùng nụ cười biểu lộ sự hiểu ý của người nghe. Nhưng nếu ta diễn tả hiện tượng ấy bằng câu ngắn gọn: “Việc này khó đấy, chả khác gì “Củi mục khó cháy”!” thì người đối thoại sẽ thấy hiển hiện trước mắt một thế giới hình ảnh thực tế bao la, sinh động, ý ngoài lời (“ý tại ngôn ngoại”): những cục củi, cành củi thớ gỗ bị ải và không còn chắc- thớ gỗ nhìn không rõ mà trở thành một khối không thớ quyện chặt với mối mọt và ẩm ướt được dùng để đun nấu khiến cho việc bắt lửa rất khó khăn, tạo nên nhiều khói khi được đốt cháy. Họ sẽ biểu đồng tình và hình dung ngay mức độ khó khăn khi bạn mình phải thực hiện công việc đó. Hay ta có thể chê lấy chê để một ai đó về thói keo kiệt mà có khi vẫn không thuyết phục bằng việc ta chỉ cần tủm tỉm nhận xét một câu ngắn gọn về con người ấy: “Đúng là đồ “Vắt cổ chày ra nước” (hoặc đồ “Rán sành ra mỡ”, đồ “Đánh chó đá vãi cứt”)!” thì hẳn chân dung kẻ “siêu tằn tiện” sẽ hiện lên sinh động trong mắt mọi người. Còn gì gợi hình hơn câu “Vắt cổ chày ra nước” bởi ai cũng biết gỗ dùng để làm chày giã phải là loại gỗ cứng, chắc và đặc biệt phải cực kì khô mới tiện được 1 chiếc chày chắc chắn. Vậy mà độ cứng, độ khô, độ chắc ấy cũng phải khuất phục trước bàn tay cùng ý chí “kiên cường” của gã “Grăng đê” kia khi bị vặn xoắn ốc đã phải chảy được nước ra từ thớ gỗ của cổ chày. Ai có thể thắng được việc phi tự nhiên ấy nhờ vào anh keo kiệt đệ nhất ấy. Tương tự, câu thành nghĩa đồng nghĩa “Rán sành ra mỡ”, “Đánh chó đá vãi cứt” cũng vậy. Sành được tạo nên từ đất nung nên dù có cho vào chảo rán đến 1000 độ cũng không thể chảy ra mỡ như rán mỡ động vật thông thường, chó bằng đá dù bị đánh đau đến nứt đá cũng không thể vãi phân như chó trong tự nhiên. Vậy mà anh “siêu tằn tiện” làm được điều “siêu phàm” ấy! Anh ta xứng đáng được phong danh hiệu “quán quân” trong lĩnh vực tiết kiệm, “bòn tro đãi sạn” rồi. Khi gặp chuyện gò bó, tù túng, mất chủ quyền, tự chủ nhưng trong hoàn cảnh tế nhị, khó xử nào đó, ta muốn giãi bày tâm sự với ai đó để bày tỏ quan điểm, thì hiệu quả hơn cả là dùng câu thành ngữ: “Sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ” sẽ khiến chân trời mơ ước về sự tự do của người ấy hiển hiện đắt giá đến nhường nào!
Bên cạnh những câu thành ngữ gợi hình đơn thuần còn có những câu vừa gợi hình vừa mang tính chất so sánh, 2 vế so sánh ngang bằng nhau: “Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông”: Nó diễn tả việc làm thong thả, chậm rãi trong từng cử chỉ, từng động tác, tỏ ra không khẩn trương hoặc không vội vã của con người lại vừa miêu tả được trạng thái trôi của một chiếc chĩnh trên sông- lắc lư, chòng chành, xoay vòng hình xoáy trôn ốc theo dòng nước xoáy rồi chậm rãi di chuyển về phía hạ lưu con sông rộng nhiều nước. Không những thế, không một câu từ nào diễn tả về vận tốc chảy của nước, độ rộng của dòng sông nhưng ta lại vẫn nhận được thông điệp về hai yếu tố này: nước chảy chầm chậm, dòng sông rộng mênh mông, không ghềnh thác, không lốc xoáy… Đó là điều kì diệu mà giá trị gợi hình của thành ngữ đem lại. “Lấm lét như quạ vào chuồng lợn”: vừa diễn tả cảnh thực một con quạ đói bay vào chuồng lợn để ăn cám thừa, bới đống phân mò mẫm kiếm ăn nhưng vẫn luôn đảo mắt khắp nơi phòng hờ lợn đớp, người đuổi. Giá trị liên tưởng lại khác, nó nói về con người: chân dung một kẻ mắt liếc ngang liếc dọc, không dám nhìn thẳng mọi người mà chỉ dám liếc trộm để dò xét, vừa lột tả được nhân cách của kẻ đó, một kẻ không đàng hoàng, khuất tất, vụng trộm, được ví với loài vật hạ đẳng (quạ) với hành động, mục đích hạ đẳng “vào chuồng lợn” (vào để ăn thứ thừa, dơ bẩn). Câu “Chậm như rùa”, “Cay như ớt”, “Chát như sung” đều có vai trò tương tự: vừa diễn tả bản chất sự chậm, độ cay, vị chát vừa so sánh với chất liệu, đối tượng tiêu biểu: chậm- rùa, chát – sung, cay – ớt.
Song song với các câu thành ngữ mang tính chất so sánh bằng là những câu thành ngữ so sánh hơn, vế này hơn vế kia: “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”, “Xanh nhà hơn già đồng”, “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, “Chết đứng còn hơn sống quỳ”. Ở các câu thành ngữ này, một câu có hai vế, mỗi vế là một sự so sánh. Do đó, giá trị gợi hình mang tính chất kép, lớp so sánh này sánh vai lớp so sánh kia tạo nên một trường so sánh. Vế một nêu cảnh con chăm cha, vế hai nêu cảnh vợ chăm chồng. Cả hai đều nói về các mối quan hệ ruột thịt, trực hệ: cha – con, vợ – chồng. Còn gì thân thiết hơn, chu đáo, cẩn thận hơn, có trách nhiệm, nghĩa vụ hơn hai mối quan hệ này. Thế mà thực tế đã đúc kết được trong hai mối quan hệ ấy vẫn có một mối quan hệ hơn hẳn mối quan hệ còn lại về sự chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ và trách nhiệm, hiệu quả. Con cái chăm sóc cha mẹ là điều đương nhiên. Họ còn trẻ trung, khỏe mạnh, có sức chịu đựng dẻo dai khi phải thức đêm hôm trông nom, chăm sóc người bệnh, người ốm, họ hiểu biết, cập nhật kiến thức liên tục . Hơn nữa, kinh tế họ chắc chắn sẽ dồi dào hơn, vững vàng hơn bố mẹ họ, mối quan hệ quen biết với các thày thuốc, bạn bè đồng nghiệp để giúp đỡ cha mẹ lúc họ “trái nắng, trở trời”, “cha già, mẹ héo” rộng rãi hơn, đông đảo hơn. Vậy sao họ lại không hơn sự chăm sóc của hai người già với nhau: sức khỏe kém, tiền bạc ít, mối quan hệ quen biết hạn hẹp, kiến thức khoa học không nhiều. Lý thuyết là vậy nhưng thực tế lại khác. Hai người già cùng độ tuổi, cùng chịu sự tác động của thời gian lên suy nghĩ, cơ thể nên họ hiểu tâm sinh lý của bạn đời. Họ biết người cùng tuổi cần tránh thời tiết nào khi trời chuyển gió, món ăn nào lạnh bụng khi đêm xuống, đông về, hoạt động nào nên cân nhắc để tránh quá sức, môn thể thao nào không thích hợp với tuổi già, thói quen cũ nào cần điều chỉnh, bản tính nào cần kiềm chế, mối quan hệ nào cần chú ý, lời khuyên nào cần nói cho con cái,…Tất cả những điều nhỏ nhặt ấy chỉ có thể tương đồng tương ái với các cặp vợ chồng già chứ không thể thích hợp với hai độ tuổi, hai thế hệ được. Vì thế, câu thành ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã chuyển tải được một chân lý cuộc sống cho nhiều thế hệ. Tương tự, các câu “Xanh nhà hơn già đồng”, “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, “Chết đứng còn hơn sống quỳ” cũng như vậy, hai vế so sánh kép, hai cặp quan hệ luôn song hành với nhau. Xét về lý thuyết thì có vẻ bất hợp lý, mâu thuẫn: “Xanh nhà không bằng già đồng”, quả cây, sản vật còn xanh, còn chưa chín, chưa thật hoàn hảo thì làm sao bằng quả cây, sản vật đến độ thu hoạch, chín tới; “ruộng sâu, trâu nái” lại không có giá trị bằng việc đẻ “con gái đầu lòng”, “chết” làm sao hơn được “sống”? Trên thực tế thì điều khẳng định ấy lại hoàn toàn hợp lý. “ruộng sâu” là loại ruộng đất thịt đã được cày ải nhuyễn, sẵn sàng cho việc gieo cấy và hứa hẹn bội thu, “trâu nái” là loại trâu vừa đảm nhiệm các công việc đồng áng giúp người nông dân nhưng còn có thể thực hiện một chức năng khác hơn hẳn trâu đực: sinh sản, nhân giống cho đàn trâu của chủ nhà ngày càng đông đúc. Tuy nhiên, nó vẫn không có giá trị bằng việc cặp vợ chồng trẻ sinh hạ lần đâu được một cô con gái. Con gái sau này lớn lên sẽ là chị cả, thay cha mẹ vừa tề gia nội trợ vừa chăm sóc cho các em, cung phụng chu đáo ông bà trong gia đình, làm ruộng làm vườn và buôn bán đầu sông cuối chợ để đảm bảo kinh tế gia đình trong mọi điều kiện hoàn cảnh,…Những điều ấy không thể thực hiện dễ dàng ở một cậu con trai. Chết hơn sống trong trường hợp “chết – đứng”, sống kém chết trong trường hợp “sống – quỳ”. Dù phải chết nhưng chết đàng hoàng, vinh quang, đứng thẳng lưng, ngẩng cao đầu. Chết xứng đáng danh hiệu “CON NGƯỜI”, một động vật cao cấp chứ không thèm sống nhưng sống một cuộc sống hèn hạ, nô lệ, luồn cúi, hạ đẳng,…
Thế kỷ XXI, nhân loại chuyển mình bước lên một tầm cao mới: con người tìm ra thuốc chữa ung thư, đưa ra cách vá các lỗ hổng của tầng ô zôn, tìm giải pháp di dân lên định cư trên mặt trăng, phát minh ra trí tuệ nhân tạo… nhưng không ai lãng quên các câu thành ngữ bởi nó là di sản vô cùng quý báu của cha ông để lại, giúp con cháu vững bước trên con đường đi tới tương lai.
Tổng Thị Hải Lý – Khoa Bồi dưỡng
Giá trị gợi hình của các câu thành ngữ
Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc gợi cảm (Ví dụ: Ba cọc ba đồng, Chó cắn áo rách, Nhà ngói cây mít, Bán bò tậu ễnh ương, Méo miệng đòi ăn xôi vò, Ông mất của kia bà chìa của nọ, …).
Nghĩa của thành ngữ thường được hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa sâu xa thông qua hình ảnh. Như vậy, giá trị nổi bật của hình ảnh tự thân nó có tính biểu trưng, là phương tiện chuyển tải nội hàm. Hình ảnh là yếu tố quan trọng làm nên giá trị các câu thành ngữ. Ví dụ, câu thành ngữ “Ăn cháo đá bát”, cháo – bát là mối quan hệ mật thiết giữa sản phẩm với vật chứa đựng sản phẩm, nếu thiếu 1 trong 2 thứ đó thì không thể có thao tác lần sau. Vậy mà ăn xong cháo thì kẻ vừa ăn lại dùng chân đá văng bát đi chỗ khác thì chứng tỏ người có hành động ấy không có ý định ăn (hoặc muốn được ăn, được thụ hưởng) một lần nữa. Ý nghĩa câu “Ăn cháo đá bát” là phê phán những kẻ vong ân phụ nghĩa, phản bội người đã giúp mình khi mình gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng khi ân nhân mình gặp khó khăn thì lại ngoảnh mặt đi. Hoặc câu “Mò kim đáy bể” cũng vậy. Kim là một vật dụng dùng để khâu, khi sử dụng chủ yếu dùng 3 ngón tay- tay cái, tay trỏ, tay giữa để điều khiển động tác khâu, vì thế kích thước kim rất bé, nó có độ sắc và mũi rất nhọn để luồn qua vải. Đáy bể thì rộng, sâu, bề mặt gồ ghề, lồi lõm lại có nhiều rong tảo, có sự dao động của sóng gió nên nếu chiếc kim vô tình rơi xuống bể thì coi như không thể nào mò, vớt đơn thuần để có thể tìm thấy được. Thành ngữ này muốn ví việc tìm kiếm hết sức gian nan, khó nhọc và hầu như không có hi vọng thành công.
Thành ngữ thường gợi hình ảnh, mà các hình ảnh tuyệt đại đa số là quen thuộc, dễ hình dung, dễ liên tưởng. Nếu ta nói là: “Nếu vật liệu kém chất lượng thì thành phẩm sẽ làm người dùng gặp khó sử dụng, công dụng không được như ý!” thì sẽ gây hiệu ứng ngược, vừa làm câu nói khô khan, không hấp dẫn, lôi cuốn vừa khiến người nghe thấy trừu tượng, khó hiểu, khó hình dung, thậm chí ngay sau đó dùng nhiều ngôn từ giải thích dài dòng thì vẫn luẩn quẩn, tối nghĩa nên không nhận được sự ủng hộ, đồng tình chứ đừng nói tới những cái gật đầu cùng nụ cười biểu lộ sự hiểu ý của người nghe. Nhưng nếu ta diễn tả hiện tượng ấy bằng câu ngắn gọn: “Việc này khó đấy, chả khác gì “Củi mục khó cháy”!” thì người đối thoại sẽ thấy hiển hiện trước mắt một thế giới hình ảnh thực tế bao la, sinh động, ý ngoài lời (“ý tại ngôn ngoại”): những cục củi, cành củi thớ gỗ bị ải và không còn chắc- thớ gỗ nhìn không rõ mà trở thành một khối không thớ quyện chặt với mối mọt và ẩm ướt được dùng để đun nấu khiến cho việc bắt lửa rất khó khăn, tạo nên nhiều khói khi được đốt cháy. Họ sẽ biểu đồng tình và hình dung ngay mức độ khó khăn khi bạn mình phải thực hiện công việc đó. Hay ta có thể chê lấy chê để một ai đó về thói keo kiệt mà có khi vẫn không thuyết phục bằng việc ta chỉ cần tủm tỉm nhận xét một câu ngắn gọn về con người ấy: “Đúng là đồ “Vắt cổ chày ra nước” (hoặc đồ “Rán sành ra mỡ”, đồ “Đánh chó đá vãi cứt”)!” thì hẳn chân dung kẻ “siêu tằn tiện” sẽ hiện lên sinh động trong mắt mọi người. Còn gì gợi hình hơn câu “Vắt cổ chày ra nước” bởi ai cũng biết gỗ dùng để làm chày giã phải là loại gỗ cứng, chắc và đặc biệt phải cực kì khô mới tiện được 1 chiếc chày chắc chắn. Vậy mà độ cứng, độ khô, độ chắc ấy cũng phải khuất phục trước bàn tay cùng ý chí “kiên cường” của gã “Grăng đê” kia khi bị vặn xoắn ốc đã phải chảy được nước ra từ thớ gỗ của cổ chày. Ai có thể thắng được việc phi tự nhiên ấy nhờ vào anh keo kiệt đệ nhất ấy. Tương tự, câu thành nghĩa đồng nghĩa “Rán sành ra mỡ”, “Đánh chó đá vãi cứt” cũng vậy. Sành được tạo nên từ đất nung nên dù có cho vào chảo rán đến 1000 độ cũng không thể chảy ra mỡ như rán mỡ động vật thông thường, chó bằng đá dù bị đánh đau đến nứt đá cũng không thể vãi phân như chó trong tự nhiên. Vậy mà anh “siêu tằn tiện” làm được điều “siêu phàm” ấy! Anh ta xứng đáng được phong danh hiệu “quán quân” trong lĩnh vực tiết kiệm, “bòn tro đãi sạn” rồi. Khi gặp chuyện gò bó, tù túng, mất chủ quyền, tự chủ nhưng trong hoàn cảnh tế nhị, khó xử nào đó, ta muốn giãi bày tâm sự với ai đó để bày tỏ quan điểm, thì hiệu quả hơn cả là dùng câu thành ngữ: “Sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ” sẽ khiến chân trời mơ ước về sự tự do của người ấy hiển hiện đắt giá đến nhường nào!
Bên cạnh những câu thành ngữ gợi hình đơn thuần còn có những câu vừa gợi hình vừa mang tính chất so sánh, 2 vế so sánh ngang bằng nhau: “Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông”: Nó diễn tả việc làm thong thả, chậm rãi trong từng cử chỉ, từng động tác, tỏ ra không khẩn trương hoặc không vội vã của con người lại vừa miêu tả được trạng thái trôi của một chiếc chĩnh trên sông- lắc lư, chòng chành, xoay vòng hình xoáy trôn ốc theo dòng nước xoáy rồi chậm rãi di chuyển về phía hạ lưu con sông rộng nhiều nước. Không những thế, không một câu từ nào diễn tả về vận tốc chảy của nước, độ rộng của dòng sông nhưng ta lại vẫn nhận được thông điệp về hai yếu tố này: nước chảy chầm chậm, dòng sông rộng mênh mông, không ghềnh thác, không lốc xoáy… Đó là điều kì diệu mà giá trị gợi hình của thành ngữ đem lại. “Lấm lét như quạ vào chuồng lợn”: vừa diễn tả cảnh thực một con quạ đói bay vào chuồng lợn để ăn cám thừa, bới đống phân mò mẫm kiếm ăn nhưng vẫn luôn đảo mắt khắp nơi phòng hờ lợn đớp, người đuổi. Giá trị liên tưởng lại khác, nó nói về con người: chân dung một kẻ mắt liếc ngang liếc dọc, không dám nhìn thẳng mọi người mà chỉ dám liếc trộm để dò xét, vừa lột tả được nhân cách của kẻ đó, một kẻ không đàng hoàng, khuất tất, vụng trộm, được ví với loài vật hạ đẳng (quạ) với hành động, mục đích hạ đẳng “vào chuồng lợn” (vào để ăn thứ thừa, dơ bẩn). Câu “Chậm như rùa”, “Cay như ớt”, “Chát như sung” đều có vai trò tương tự: vừa diễn tả bản chất sự chậm, độ cay, vị chát vừa so sánh với chất liệu, đối tượng tiêu biểu: chậm- rùa, chát – sung, cay – ớt.
Song song với các câu thành ngữ mang tính chất so sánh bằng là những câu thành ngữ so sánh hơn, vế này hơn vế kia: “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”, “Xanh nhà hơn già đồng”, “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, “Chết đứng còn hơn sống quỳ”. Ở các câu thành ngữ này, một câu có hai vế, mỗi vế là một sự so sánh. Do đó, giá trị gợi hình mang tính chất kép, lớp so sánh này sánh vai lớp so sánh kia tạo nên một trường so sánh. Vế một nêu cảnh con chăm cha, vế hai nêu cảnh vợ chăm chồng. Cả hai đều nói về các mối quan hệ ruột thịt, trực hệ: cha – con, vợ – chồng. Còn gì thân thiết hơn, chu đáo, cẩn thận hơn, có trách nhiệm, nghĩa vụ hơn hai mối quan hệ này. Thế mà thực tế đã đúc kết được trong hai mối quan hệ ấy vẫn có một mối quan hệ hơn hẳn mối quan hệ còn lại về sự chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ và trách nhiệm, hiệu quả. Con cái chăm sóc cha mẹ là điều đương nhiên. Họ còn trẻ trung, khỏe mạnh, có sức chịu đựng dẻo dai khi phải thức đêm hôm trông nom, chăm sóc người bệnh, người ốm, họ hiểu biết, cập nhật kiến thức liên tục . Hơn nữa, kinh tế họ chắc chắn sẽ dồi dào hơn, vững vàng hơn bố mẹ họ, mối quan hệ quen biết với các thày thuốc, bạn bè đồng nghiệp để giúp đỡ cha mẹ lúc họ “trái nắng, trở trời”, “cha già, mẹ héo” rộng rãi hơn, đông đảo hơn. Vậy sao họ lại không hơn sự chăm sóc của hai người già với nhau: sức khỏe kém, tiền bạc ít, mối quan hệ quen biết hạn hẹp, kiến thức khoa học không nhiều. Lý thuyết là vậy nhưng thực tế lại khác. Hai người già cùng độ tuổi, cùng chịu sự tác động của thời gian lên suy nghĩ, cơ thể nên họ hiểu tâm sinh lý của bạn đời. Họ biết người cùng tuổi cần tránh thời tiết nào khi trời chuyển gió, món ăn nào lạnh bụng khi đêm xuống, đông về, hoạt động nào nên cân nhắc để tránh quá sức, môn thể thao nào không thích hợp với tuổi già, thói quen cũ nào cần điều chỉnh, bản tính nào cần kiềm chế, mối quan hệ nào cần chú ý, lời khuyên nào cần nói cho con cái,…Tất cả những điều nhỏ nhặt ấy chỉ có thể tương đồng tương ái với các cặp vợ chồng già chứ không thể thích hợp với hai độ tuổi, hai thế hệ được. Vì thế, câu thành ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã chuyển tải được một chân lý cuộc sống cho nhiều thế hệ. Tương tự, các câu “Xanh nhà hơn già đồng”, “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, “Chết đứng còn hơn sống quỳ” cũng như vậy, hai vế so sánh kép, hai cặp quan hệ luôn song hành với nhau. Xét về lý thuyết thì có vẻ bất hợp lý, mâu thuẫn: “Xanh nhà không bằng già đồng”, quả cây, sản vật còn xanh, còn chưa chín, chưa thật hoàn hảo thì làm sao bằng quả cây, sản vật đến độ thu hoạch, chín tới; “ruộng sâu, trâu nái” lại không có giá trị bằng việc đẻ “con gái đầu lòng”, “chết” làm sao hơn được “sống”? Trên thực tế thì điều khẳng định ấy lại hoàn toàn hợp lý. “ruộng sâu” là loại ruộng đất thịt đã được cày ải nhuyễn, sẵn sàng cho việc gieo cấy và hứa hẹn bội thu, “trâu nái” là loại trâu vừa đảm nhiệm các công việc đồng áng giúp người nông dân nhưng còn có thể thực hiện một chức năng khác hơn hẳn trâu đực: sinh sản, nhân giống cho đàn trâu của chủ nhà ngày càng đông đúc. Tuy nhiên, nó vẫn không có giá trị bằng việc cặp vợ chồng trẻ sinh hạ lần đâu được một cô con gái. Con gái sau này lớn lên sẽ là chị cả, thay cha mẹ vừa tề gia nội trợ vừa chăm sóc cho các em, cung phụng chu đáo ông bà trong gia đình, làm ruộng làm vườn và buôn bán đầu sông cuối chợ để đảm bảo kinh tế gia đình trong mọi điều kiện hoàn cảnh,…Những điều ấy không thể thực hiện dễ dàng ở một cậu con trai. Chết hơn sống trong trường hợp “chết – đứng”, sống kém chết trong trường hợp “sống – quỳ”. Dù phải chết nhưng chết đàng hoàng, vinh quang, đứng thẳng lưng, ngẩng cao đầu. Chết xứng đáng danh hiệu “CON NGƯỜI”, một động vật cao cấp chứ không thèm sống nhưng sống một cuộc sống hèn hạ, nô lệ, luồn cúi, hạ đẳng,…
Thế kỷ XXI, nhân loại chuyển mình bước lên một tầm cao mới: con người tìm ra thuốc chữa ung thư, đưa ra cách vá các lỗ hổng của tầng ô zôn, tìm giải pháp di dân lên định cư trên mặt trăng, phát minh ra trí tuệ nhân tạo… nhưng không ai lãng quên các câu thành ngữ bởi nó là di sản vô cùng quý báu của cha ông để lại, giúp con cháu vững bước trên con đường đi tới tương lai.
Tổng Thị Hải Lý – Khoa Bồi dưỡng
Các bài mới
- PHẠM THỊ MINH THÚY, NỮ TRƯỞNG KHOA VỚI NHỮNG Ý TƯỞNG, ĐỘT PHÁ MỚI (20/06)
- Tổng kết các lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Mầm non khoa 13, Tiểu học khóa 18 và THCS khóa 15 (23/11)
- Cảm nhận từ một chuyến tham quan, thực tế (10/11)
- Cảm nhận từ hoạt động trải nghiệm thực tế (10/11)
- Cảm nhận từ một chuyến đi (31/10)
Các bài đã đăng
- Sinh viên “đi phượt”, một trải nghiệm trẻ trung, năng động và bổ ích? (22/03)
- Kỹ năng ra quyết định của người lãnh đạo (10/02)
- Tôi bận đọc – Dành tặng các sinh viên năm thứ nhất (16/01)
- Cách dùng từ đồng nghĩa của người Việt (20/12)
- Tổng kết các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở (27/11)
- Sự đa dạng về thể loại của thơ Nguyễn Đình Thi (02/06)
- Luận về ANH HÙNG! (22/02)
- Bài hát đồng điệu bao tâm hồn các thế hệ! (05/01)