“Giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục – Đó là nguyên lý không thay đổi”. Chính vì vậy, việc thực hiện các chương trình bồi dưỡng vừa để duy trì không mai một đi những gì đã học mà còn bổ sung những khiếm khuyết mà lúc đào tạo để lại. Bồi dưỡng để cho kỹ năng sư phạm trở thành kỹ xảo. Bồi dưỡng là sự phát triển, sử dụng thế năng của năng lực giáo viên từ dạng tích luỹ có được từ khi học ở các bậc học đã được đào tạo, ngăn chặn sự hao mòn kiến thức đã được học. Quan trọng hơn bồi dưỡng là khuyếch đại cái được đào tạo đủ để phát triển năng lực giáo viên, đáp ứng sự tăng lên của yêu cầu phát triển giáo dục của các cấp học . Chính vì vậy, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên là một yêu cầu khách quan có tính cấp thiết để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo .
Với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ giáo dục tỉnh Lào Cai, trong những năm gần đây, Trường CĐSP Lào Cai tiếp tục phát huy thế mạnh, đổi mới đào tạo và thực hiện tốt sứ mệnh của Nhà trường. Năm học 2017- 2018, thực hiện nhiệm vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, trường CĐSP Lào Cai đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng gắn với thực trạng Giáo dục Lào Cai.
Tính đến ngày 20/01/2018, Nhà trường đã triển khai được 14 lớp bồi dưỡng với sự tham gia học tập của 800 lượt giáo viên là cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học và THCS.
Các lớp bồi dưỡng tập trung vào các nội dung và cũng là nhu cầu thực tế của giáo dục Lào Cai hiện nay: Bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, THCS dạy Mầm non giải quyết vấn đề dôi dư về cơ cấu cấp học, bậc học; Bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở; Bồi dưỡng Tiếng Mông cho giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở. Đặc biệt, Nhà trường đã được Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở (là 1 trong 15 trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước được giao nhiệm vụ trên); hiện nay chương trình này đã bắt đầu khởi động, với chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2017 là 630; chỉ tiêu năm 2018 là 2.490.
Trong quá trình thực hiện, Nhà trường đã chỉ đạo Khoa Bồi dưỡng chủ trì, phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn cử giảng viên xây dựng chương trình và tham gia bồi dưỡng. Việc tổ chức các khóa bồi dưỡng kịp thời, đúng đối tượng và đúng yêu cầu về nội dung của ngành Giáo dục và Đào tạo đề xuất; nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng đã có nhiều đổi mới theo hướng phát triển năng lực, bám sát và khai thác hiểu biết thực tế của học viên, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục nhất là đổi mới giáo dục phổ thông tổng thể. Các chuyên đề bồi dưỡng đảm bảo tính khoa học, tính cập nhật, phù hợp với nhu cầu của người học và điều kiện thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu của người học. Việc tổ chức dạy học được thực hiện nghiêm túc. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm cao. Học viên tham gia học tập với tinh thần học hỏi cao, khắc phục mọi khó khăn để tham dự lớp học.
Việc mở rộng các loại hình đào tạo bồi dưỡng, trong đó chú trọng phát triển đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là mục tiêu chiến lược của Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đáp ứng nhu cầu và xu hướng phát triển của Ngành giáo dục nói chung và thực tiễn giáo dục Lào Cai nói riêng. Với ý nghĩa đó, Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đã và tiếp tục xây dựng thương hiệu với các lớp, loại hình bồi dưỡng, cam kết chuẩn bị đội ngũ đảm bảo chuyên môn; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành trong và ngoài tỉnh để chuẩn bị nội dung chương trình và tổ chức bồi dưỡng đạt chất lượng, hiệu quả.
Hiện nay toàn Ngành đang tích cực triển khai và thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học tập của học sinh. Sự đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học đòi hỏi công tác bồi dưỡng phải tạo được tiềm lực để GV không chỉ thích ứng mà còn tích cực chủ động tham gia vào quá trình đổi mới đó. Đổi mới công tác bồi dưỡng GV đáp ứng xu thế phát triển của giáo dục trong nước và trên thế giới. Đổi mới công tác bồi dưỡng GV cũng phải dựa vào chuẩn GV để bổ sung những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, về tư tưởng chính trị, về kiến thức, về kỹ năng sư phạm còn thiếu ở GV nhằm giúp tất cả GV có thể đạt chuẩn theo cấp độ tương ứng.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cho giáo viên các cấp như sau:
Thứ nhất, Thực hiện tốt công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và triển khai thực hiện kế hoạch. Công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng rất quan trọng trong triển khai công tác bồi dưỡng. Vì vậy, Nhà trường cần phối hợp với Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT, Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố để nắm vững tình hình đội ngũ giáo viên trên phạm vi toàn tỉnh, có sự đánh giá, phân loại giáo viên để làm căn cứ xây dựng các lớp, các chương trình bồi dưỡng cho phù hợp; sau đó tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; kế hoạch xây dựng cần phải thực hiện sớm, cụ thể về nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng để việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả, đúng tiến độ; trong đó phân công cụ thể trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong phối hợp triển khai kế hoạch bồi dưỡng.
Thứ hai, Việc tổ chức quản lý chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên cần khoa học, phù hợp thực tiễn, chú trọng việc đổi mới hình thức bồi dưỡng. Triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Việc triển khai thực hiện cần đảm bảo nghiêm túc theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Tỉnh và của Ngành, đồng thời có sự linh hoạt, sáng tạo phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tại các cơ sở giáo dục.
Đổi mới hình thức BD là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, do đó phải có sự linh hoạt trong hình thức thực hiện để đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của các nhà trường mà vẫn đảm bảo cho đội ngũ học viên hoàn thành nhiệm vụ được giao và đảm bảo chương trình bồi dưỡng.
Thứ ba, Quan tâm lựa chọn nội dung để điều chỉnh, bổ sung chương trình, bồi dưỡng cho thiết thực, phù hợp. Nhằm đạt được mục tiêu bồi dưỡng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và cấp thiết của giáo viên tại các cơ sở giáo dục, tránh được sự chồng chéo hoặc bỏ sót những vấn đề cấp thiết, quan trọng; lựa chọn nội dung bồi dưỡng cần căn cứ vào những vấn đề sau: căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ được tỉnh giao; căn cứ nhu cầu đa dạng về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh; căn cứ vào năng lực thực hiện của Nhà trường (nguồn nhân lực: số lượng, chất lượng; cơ sở vật chất…).
Lựa chọn nội dung bồi dưỡng cần đảm bảo các nguyên tắc: Nguyên tắc phù hợp với mục tiêu của công tác bồi dưỡng; Đảm bảo gắn với thực tiễn địa phương; Đảm bảo tính kế thừa; Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo; Đảm bảo tính thiết thực, phù hợp và khả thi. Việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng cần đảm bảo được về chất lượng chuyên môn; vừa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong giáo dục của đội ngũ giáo viên các cấp, giúp học viên hoàn thành nhiệm vụ; vừa tránh hình thức, lãng phí gây sự chán nản khi học của học viên, tạo hứng thú trong học tập góp phần nâng cao chất lượng các khóa bồi dưỡng. Để nội dung BD ngày càng thiết thực, bổ ích đối với đội ngũ giáo viên các cấp, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực, Nhà trường cần phải nghiên cứu để cập nhật các chỉ đạo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo để bổ sung thêm các nội dung bồi dưỡng gắn với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2018 – 2019.
Thứ tư,Cần đảm bảo các điều kiện cần thiết tổ chức các khóa lớp bồi dưỡng. Các điều kiện tối thiểu đảm bảo cho việc tổ chức BD đạt hiệu quả đó là: đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho việc tổ chức các lớp bồi dưỡng tập trung thành công; Cùng với đớ, chuẩn bị đầy đủ tài liệu bồi dưỡng, tài liệu học tập và tham khảo theo chương trình bồi dưỡng đã được xác định; trang thiết bị đầy đủ, phòng học đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong việc tổ chức các khóa, lớp bồi dưỡng.
Thứ năm, Quan tâm đổi mới công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng: Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng hết sức quan trọng, nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, không thực tế của công tác quản lý, của quá trình đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường;đồng thời cũng giúp chúng ta thấy được những khiếm khuyết của giảng viên cũng như của học viên để có sự thay đổi hình thức, phương pháp hoặc cung cấp thêm những chương trình, nội dung bồi dưỡng mang tính thiết thực và hiệu quả cao cho người học, từ đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng trong Nhà trường.
Việc kiểm tra, đánh giá được kết quả bồi dưỡng phải thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng, như: khoa, tổ chuyên môn kiểm tra đánh giá việc thực hiện của giảng viên; đánh giá qua dự giờ; đánh giá qua ý kiến phản hồi của người học; qua tổ chức các bài thi, bài kiểm tra, bài thu hoạch…Yêu cầu của đánh giá kết quả bồi dưỡng cần đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy, đảm bảo tính công bằng, công khai và minh bạch.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đổi mới công tác bồi dưỡng là nhiệm vụ trọng tâm của của Nhà trường, góp phần quan trọng, thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của tỉnh Lào Cai. Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Trường CĐSP Lào Cai với sự chỉ đạo, quản lý chặt chẽ trong công tác đổi mới công tác bồi dưỡng, cùng với sự phối hợp đồng bộ với các cấp, ngành liên quan, chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng được nâng cao./.
Phạm Thị Minh Thúy – Trưởng khoa Bồi dưỡng
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai
“Giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục – Đó là nguyên lý không thay đổi”. Chính vì vậy, việc thực hiện các chương trình bồi dưỡng vừa để duy trì không mai một đi những gì đã học mà còn bổ sung những khiếm khuyết mà lúc đào tạo để lại. Bồi dưỡng để cho kỹ năng sư phạm trở thành kỹ xảo. Bồi dưỡng là sự phát triển, sử dụng thế năng của năng lực giáo viên từ dạng tích luỹ có được từ khi học ở các bậc học đã được đào tạo, ngăn chặn sự hao mòn kiến thức đã được học. Quan trọng hơn bồi dưỡng là khuyếch đại cái được đào tạo đủ để phát triển năng lực giáo viên, đáp ứng sự tăng lên của yêu cầu phát triển giáo dục của các cấp học . Chính vì vậy, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên là một yêu cầu khách quan có tính cấp thiết để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo .
Với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ giáo dục tỉnh Lào Cai, trong những năm gần đây, Trường CĐSP Lào Cai tiếp tục phát huy thế mạnh, đổi mới đào tạo và thực hiện tốt sứ mệnh của Nhà trường. Năm học 2017- 2018, thực hiện nhiệm vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, trường CĐSP Lào Cai đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng gắn với thực trạng Giáo dục Lào Cai.
Tính đến ngày 20/01/2018, Nhà trường đã triển khai được 14 lớp bồi dưỡng với sự tham gia học tập của 800 lượt giáo viên là cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học và THCS.
Các lớp bồi dưỡng tập trung vào các nội dung và cũng là nhu cầu thực tế của giáo dục Lào Cai hiện nay: Bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, THCS dạy Mầm non giải quyết vấn đề dôi dư về cơ cấu cấp học, bậc học; Bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở; Bồi dưỡng Tiếng Mông cho giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở. Đặc biệt, Nhà trường đã được Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở (là 1 trong 15 trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước được giao nhiệm vụ trên); hiện nay chương trình này đã bắt đầu khởi động, với chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2017 là 630; chỉ tiêu năm 2018 là 2.490.
Trong quá trình thực hiện, Nhà trường đã chỉ đạo Khoa Bồi dưỡng chủ trì, phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn cử giảng viên xây dựng chương trình và tham gia bồi dưỡng. Việc tổ chức các khóa bồi dưỡng kịp thời, đúng đối tượng và đúng yêu cầu về nội dung của ngành Giáo dục và Đào tạo đề xuất; nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng đã có nhiều đổi mới theo hướng phát triển năng lực, bám sát và khai thác hiểu biết thực tế của học viên, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục nhất là đổi mới giáo dục phổ thông tổng thể. Các chuyên đề bồi dưỡng đảm bảo tính khoa học, tính cập nhật, phù hợp với nhu cầu của người học và điều kiện thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu của người học. Việc tổ chức dạy học được thực hiện nghiêm túc. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm cao. Học viên tham gia học tập với tinh thần học hỏi cao, khắc phục mọi khó khăn để tham dự lớp học.
Việc mở rộng các loại hình đào tạo bồi dưỡng, trong đó chú trọng phát triển đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là mục tiêu chiến lược của Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đáp ứng nhu cầu và xu hướng phát triển của Ngành giáo dục nói chung và thực tiễn giáo dục Lào Cai nói riêng. Với ý nghĩa đó, Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đã và tiếp tục xây dựng thương hiệu với các lớp, loại hình bồi dưỡng, cam kết chuẩn bị đội ngũ đảm bảo chuyên môn; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành trong và ngoài tỉnh để chuẩn bị nội dung chương trình và tổ chức bồi dưỡng đạt chất lượng, hiệu quả.
Hiện nay toàn Ngành đang tích cực triển khai và thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học tập của học sinh. Sự đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học đòi hỏi công tác bồi dưỡng phải tạo được tiềm lực để GV không chỉ thích ứng mà còn tích cực chủ động tham gia vào quá trình đổi mới đó. Đổi mới công tác bồi dưỡng GV đáp ứng xu thế phát triển của giáo dục trong nước và trên thế giới. Đổi mới công tác bồi dưỡng GV cũng phải dựa vào chuẩn GV để bổ sung những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, về tư tưởng chính trị, về kiến thức, về kỹ năng sư phạm còn thiếu ở GV nhằm giúp tất cả GV có thể đạt chuẩn theo cấp độ tương ứng.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cho giáo viên các cấp như sau:
Thứ nhất, Thực hiện tốt công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và triển khai thực hiện kế hoạch. Công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng rất quan trọng trong triển khai công tác bồi dưỡng. Vì vậy, Nhà trường cần phối hợp với Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT, Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố để nắm vững tình hình đội ngũ giáo viên trên phạm vi toàn tỉnh, có sự đánh giá, phân loại giáo viên để làm căn cứ xây dựng các lớp, các chương trình bồi dưỡng cho phù hợp; sau đó tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; kế hoạch xây dựng cần phải thực hiện sớm, cụ thể về nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng để việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả, đúng tiến độ; trong đó phân công cụ thể trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong phối hợp triển khai kế hoạch bồi dưỡng.
Thứ hai, Việc tổ chức quản lý chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên cần khoa học, phù hợp thực tiễn, chú trọng việc đổi mới hình thức bồi dưỡng. Triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Việc triển khai thực hiện cần đảm bảo nghiêm túc theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Tỉnh và của Ngành, đồng thời có sự linh hoạt, sáng tạo phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tại các cơ sở giáo dục.
Đổi mới hình thức BD là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, do đó phải có sự linh hoạt trong hình thức thực hiện để đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của các nhà trường mà vẫn đảm bảo cho đội ngũ học viên hoàn thành nhiệm vụ được giao và đảm bảo chương trình bồi dưỡng.
Thứ ba, Quan tâm lựa chọn nội dung để điều chỉnh, bổ sung chương trình, bồi dưỡng cho thiết thực, phù hợp. Nhằm đạt được mục tiêu bồi dưỡng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và cấp thiết của giáo viên tại các cơ sở giáo dục, tránh được sự chồng chéo hoặc bỏ sót những vấn đề cấp thiết, quan trọng; lựa chọn nội dung bồi dưỡng cần căn cứ vào những vấn đề sau: căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ được tỉnh giao; căn cứ nhu cầu đa dạng về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh; căn cứ vào năng lực thực hiện của Nhà trường (nguồn nhân lực: số lượng, chất lượng; cơ sở vật chất…).
Lựa chọn nội dung bồi dưỡng cần đảm bảo các nguyên tắc: Nguyên tắc phù hợp với mục tiêu của công tác bồi dưỡng; Đảm bảo gắn với thực tiễn địa phương; Đảm bảo tính kế thừa; Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo; Đảm bảo tính thiết thực, phù hợp và khả thi. Việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng cần đảm bảo được về chất lượng chuyên môn; vừa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong giáo dục của đội ngũ giáo viên các cấp, giúp học viên hoàn thành nhiệm vụ; vừa tránh hình thức, lãng phí gây sự chán nản khi học của học viên, tạo hứng thú trong học tập góp phần nâng cao chất lượng các khóa bồi dưỡng. Để nội dung BD ngày càng thiết thực, bổ ích đối với đội ngũ giáo viên các cấp, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực, Nhà trường cần phải nghiên cứu để cập nhật các chỉ đạo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo để bổ sung thêm các nội dung bồi dưỡng gắn với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2018 – 2019.
Thứ tư,Cần đảm bảo các điều kiện cần thiết tổ chức các khóa lớp bồi dưỡng. Các điều kiện tối thiểu đảm bảo cho việc tổ chức BD đạt hiệu quả đó là: đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho việc tổ chức các lớp bồi dưỡng tập trung thành công; Cùng với đớ, chuẩn bị đầy đủ tài liệu bồi dưỡng, tài liệu học tập và tham khảo theo chương trình bồi dưỡng đã được xác định; trang thiết bị đầy đủ, phòng học đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong việc tổ chức các khóa, lớp bồi dưỡng.
Thứ năm, Quan tâm đổi mới công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng: Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng hết sức quan trọng, nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, không thực tế của công tác quản lý, của quá trình đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường;đồng thời cũng giúp chúng ta thấy được những khiếm khuyết của giảng viên cũng như của học viên để có sự thay đổi hình thức, phương pháp hoặc cung cấp thêm những chương trình, nội dung bồi dưỡng mang tính thiết thực và hiệu quả cao cho người học, từ đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng trong Nhà trường.
Việc kiểm tra, đánh giá được kết quả bồi dưỡng phải thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng, như: khoa, tổ chuyên môn kiểm tra đánh giá việc thực hiện của giảng viên; đánh giá qua dự giờ; đánh giá qua ý kiến phản hồi của người học; qua tổ chức các bài thi, bài kiểm tra, bài thu hoạch…Yêu cầu của đánh giá kết quả bồi dưỡng cần đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy, đảm bảo tính công bằng, công khai và minh bạch.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đổi mới công tác bồi dưỡng là nhiệm vụ trọng tâm của của Nhà trường, góp phần quan trọng, thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của tỉnh Lào Cai. Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Trường CĐSP Lào Cai với sự chỉ đạo, quản lý chặt chẽ trong công tác đổi mới công tác bồi dưỡng, cùng với sự phối hợp đồng bộ với các cấp, ngành liên quan, chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng được nâng cao./.
Phạm Thị Minh Thúy – Trưởng khoa Bồi dưỡng



Các bài mới
- Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
- Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
- MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
- ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
- 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
- QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
- ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
Các bài đã đăng
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, THCS TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (07/02)
- Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại Trường CĐSP Lào Cai (12/10)
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn Tiếng Việt cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới (12/10)
- Dạy học học phần thực hành giải toán theo đinh hướng định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học (22/09)
- Thông báo về việc tổ chức Hội thảo khoa học “Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” (12/07)
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS (26/06)
- Tổ chức bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, năm học 2016-2017 (13/06)
- Sử dụng sơ đồ câm trong giảng dạy bài “Các mẫu nguyên tử” môn Vật lý lượng tử (29/05)


