Trong những năm gần đây, dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học đã và đang được thực hiện trong các ngành đào tạo. Việc đổi mới này được thực hiện theo một quy trình khép kín từ việc khảo sát thực tế, đến việc xây dựng chương trình, chuẩn đầu ra, đề cương chi tiết, đổi mới phương pháp day học và kiểm tra đánh giá. Các học phần trong khung chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở của Chuẩn đầu ra ngành đào tạo và xác định rõ các năng lực cốt lõi của học phần từ đó giảng viên tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá đáp ứng mục tiêu năng lực của học phần.
Nằm trong khung chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học, học phần Thực hành giải toán (Mã số: TOAN.257) có mục tiêu là:
Xác định được các loại ngôn ngữ Toán: hình vẽ, sơ đồ, mô hình, kí hiệu, thuật ngữ Toán học, chỉ ra được mối quan hệ giữa các loại ngôn ngữ toán học và sử dụng chính xác, linh hoạt các loại ngôn ngữ Toán học. Phân tích, trình bày được các quy tắc, tính chất Toán học liên quan đến bài toán. Sử dụng các quy tắc suy luận logic trong giải toán.
– Phân loại, nhận dạng và khái quát hóa phương pháp giải các bài toán trong Chương trình Tiểu học.
– Thực hiện thành thạo các phép toán trên các tập hợp số, sử dụng phân số, số thập phân, tỷ số và tỷ số phần trăm trong các tình huống thực tế. Sử dụng thành thạo và linh hoạt các qui tắc tính vào trong tính toán: Tính giá trị của biểu thức số và biểu thức chứa chữ
– Phát hiện HS có năng khiếu về Toán, sử dụng các phương pháp bồi dưỡng cho HS giỏi. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập đúng mục tiêu phù hợp với mức độ dạy học theo từng bài và theo từng đối tượng dạy học.
Với mục tiêu và đặc trưng của học phần này, các tiết thực hành, luyện tập chiếm tỉ lệ khoảng 50 % tổng số tiết trong học phần. Tiết thực hành, luyện tâp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển năng lực giải toán cho sinh viên, cụ thể là:
– Tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện hoặc nâng cao các kiến thức cơ bản mà tiết lý thuyết vừa cung cấp thông qua một hệ thống bài tập đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp, làm cho SV hiểu sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học, vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp.
– Rèn luyện cho HSSV các kỹ năng, thuật toán, phương pháp giải dạng bài tập dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học và phù hợp với đa số HSSV của một lớp, thông qua hệ thống bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý của GV.
– Rèn luyện cho HSSV nề nếp làm việc có tính khoa học, phương pháp tư duy logic, ứng dụng vào thực tiễn.
Vậy, làm thế nào để rèn cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học năng lực giải toán? Giảng dạy các tiết thực hành trong học phần như thế nào để giờ dạy đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giảng dạy theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, đáp ứng mục tiêu học phần, chuẩn đầu ra? Chúng tôi đề xuất quy trình soạn và thực hiện tiết luyện tập cho học phần Thực hành giải toán (Mã số: TOAN.257) như sau:
Bước 1. Nghiên cứu tài liệu
– Trước hết phải nghiên cứu lại phần lý thuyết mà HSSV được học. Qua đó phải xác định các năng lực cần đạt được của HSSV sau khi học xong tiết luyện tập.
– Tiếp theo là nghiên cứu các bài tập trong giáo trình, các bài tập trong SGK ở trường phổ thông, mối liên hệ giữa chúng.
– Lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để thiết kế kế hoạch bài học.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức thực hiện dạy học
2.1. Xác định mục tiêu: Xác định các năng lực (năng lực khoa học bộ môn và năng lực khoa học giáo dục), phẩm chất cần đạt
Ví dụ: Đối với tiết 15: Thực hành về ứng dụng của phương pháp chia tỷ lệ – Học phần: Thực hành giải toán (Mã số: TOAN.257), chúng tôi xác định mục tiêu tiết học như sau:
*/ Mục tiêu về năng lực
– Khái quát hóa phương pháp giải các bài toán trong chương trình Tiểu học bằng ứng dụng của phương pháp chia tỉ lệ.
– Phân loại, nhận dạng và giải được các bài toán về cấu tạo số trong chương trình toán ở Tiểu học bằng phương pháp chia tỉ lệ.
– Khai thác đề bài để được những bài toán khác nhau và đề xuất hướng giải quyết.
– Giải được một số bài toán trong SGK toán Tiểu học thuộc dạng phương pháp chia tỉ lệ bằng tiếng Anh.
– Hướng dẫn học sinh tiểu học giải bài toán về cấu tạo số bằng phương pháp chia tỉ lệ.
*/ Mục tiêu phẩm chất: Cẩn thận, chính xác; tính kiên trì, vượt khó; tìm tòi, sáng tạo.
2.2. Chuẩn bị
– GV: Tài liệu, phương tiện đồ dùng dạy học, phiếu học tập, nhiệm vụ đã giao cho HSSV chuẩn bị.
– SV: Tài liệu, đồ dùng học tập, thực hiện các nhiệm vụ được giao ở nhà.
2.3. Các hoạt động dạy học được thực hiện theo qui trình sau:
Hoạt động 1. Thực tiễn, nghề nghiệp
– Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học (định nghĩa, định lý, qui tắc, công thức, phương pháp giải, …).
– Trình bày các dạng toán có liên quan trong chương trình phổ thông.
GV nên thể hiện thông qua phần kiểm tra bài cũ đầu tiết học (có thể cho SV khởi động thông qua trò chơi học tập).
Hoạt động 2. Khối kiến thức chuyên nghiệp (Hoạt động cơ bản)
– Hệ thống các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng đó.
– SV trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà giáo viên đã giao nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập của SV.
– Khai thác các dạng bài tập SV đã giải (cách giải khác, bài tương tự, bài nâng cao)
– Nhận xét ưu khuyết điểm trong lời giải, đánh giá đúng, sai hoặc đưa ra cách giải khác hay hơn.
– Giáo viên chốt lại vấn đề theo nội dung sau:
+ Phương pháp giải dạng bài tập.
+ Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó (nếu có).
+ Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của SV để kịp thời động viên.
+ Khai thác bài giải: Đưa ra những cách giải khác nhau, chỉ ra cách giải tối ưu, đưa ra các bài toán tương tự, thay đổi đề bài để được bài toán nâng cao (nếu có thể).
Hoạt động 3. Vận dụng
– Mở rộng, nâng cao, phát triển các dạng bài tập đã làm ở bước 2.
– Giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn, những sai lầm mà HS phổ thông hay mắc phải.
– Phân tích các nội dung ở trường phổ thông liên quan đến lý thuyết hoặc các dạng bài tập của tiết học.
– SV đóng vai GV hướng dẫn HS giải một số dạng toán có liên quan ở trường phổ thông; Thiết kế và xử lý một số tình huống sư phạm trong toán học.
Ví dụ đối với tiết 15 (download link bên dưới)
https://drive.google.com/open?id=0B_4dlsKhuilvN21IYU9BU1hRMl83dS11ZnlUQnNrTXlqeEs4
2.4. Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu
– Hệ thống lại những dạng toán đã làm, phân loại dạng bài, phương pháp giải và các lưu ý khi giải các dạng toán đó; Hoàn thiện, giải các bài tập khác; Giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị cho tiết học sau.
Trong quá trình thực hiện tiết dạy luyện tập theo quy trình trên, chúng tôi nhận thấy có những diểm cần lưu ý sau:
– Tiết luyện tập không chỉ là tiết giải các bài tập đã cho HSSV làm ở nhà hay sẽ cho HSSV làm trên lớp mà còn phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải bài tập, phân loại và đưa ra phương pháp giải dạng bài tập. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên đưa quá nhiều bài tập trong một tiết luyện tập, chỉ nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải bài tập.
– Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau, khai thác bài toán dưới dạng bài toán tương tự, nâng cao.
– Phân công nhiệm vụ cho HSSV chuẩn bị ở nhà một cách cụ thể, phù hợp. Việc phân công cần được nghiên cứu cùng với khi soạn bài.
– Để HSSV có thời gian trao đổi các dạng bài tập, nghiên cứu tìm tòi lời giải bài tập và để HSSV hưởng niềm vui khi tự mình tìm ra chìa khoá lời giải.
Một học phần là một mảnh ghép, một mắt xích của chương trình đào tạo. Việc dạy học mỗi học phần đáp ứng được mục tiêu là góp phần đào tạo sinh viên đáp ứng được chuẩn đầu ra, chuẩn nghề nghiệp. Với ý nghĩa đó, việc xây dựng quy trình dạy tiết luyện tập là một hướng tiếp cận mới trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học./.
ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung – Giảng viên khoa Tự nhiên
Dạy học học phần thực hành giải toán theo đinh hướng định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
Trong những năm gần đây, dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học đã và đang được thực hiện trong các ngành đào tạo. Việc đổi mới này được thực hiện theo một quy trình khép kín từ việc khảo sát thực tế, đến việc xây dựng chương trình, chuẩn đầu ra, đề cương chi tiết, đổi mới phương pháp day học và kiểm tra đánh giá. Các học phần trong khung chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở của Chuẩn đầu ra ngành đào tạo và xác định rõ các năng lực cốt lõi của học phần từ đó giảng viên tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá đáp ứng mục tiêu năng lực của học phần.
Nằm trong khung chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học, học phần Thực hành giải toán (Mã số: TOAN.257) có mục tiêu là:
Xác định được các loại ngôn ngữ Toán: hình vẽ, sơ đồ, mô hình, kí hiệu, thuật ngữ Toán học, chỉ ra được mối quan hệ giữa các loại ngôn ngữ toán học và sử dụng chính xác, linh hoạt các loại ngôn ngữ Toán học. Phân tích, trình bày được các quy tắc, tính chất Toán học liên quan đến bài toán. Sử dụng các quy tắc suy luận logic trong giải toán.
– Phân loại, nhận dạng và khái quát hóa phương pháp giải các bài toán trong Chương trình Tiểu học.
– Thực hiện thành thạo các phép toán trên các tập hợp số, sử dụng phân số, số thập phân, tỷ số và tỷ số phần trăm trong các tình huống thực tế. Sử dụng thành thạo và linh hoạt các qui tắc tính vào trong tính toán: Tính giá trị của biểu thức số và biểu thức chứa chữ
– Phát hiện HS có năng khiếu về Toán, sử dụng các phương pháp bồi dưỡng cho HS giỏi. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập đúng mục tiêu phù hợp với mức độ dạy học theo từng bài và theo từng đối tượng dạy học.
Với mục tiêu và đặc trưng của học phần này, các tiết thực hành, luyện tập chiếm tỉ lệ khoảng 50 % tổng số tiết trong học phần. Tiết thực hành, luyện tâp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển năng lực giải toán cho sinh viên, cụ thể là:
– Tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện hoặc nâng cao các kiến thức cơ bản mà tiết lý thuyết vừa cung cấp thông qua một hệ thống bài tập đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp, làm cho SV hiểu sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học, vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp.
– Rèn luyện cho HSSV các kỹ năng, thuật toán, phương pháp giải dạng bài tập dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học và phù hợp với đa số HSSV của một lớp, thông qua hệ thống bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý của GV.
– Rèn luyện cho HSSV nề nếp làm việc có tính khoa học, phương pháp tư duy logic, ứng dụng vào thực tiễn.
Vậy, làm thế nào để rèn cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học năng lực giải toán? Giảng dạy các tiết thực hành trong học phần như thế nào để giờ dạy đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giảng dạy theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, đáp ứng mục tiêu học phần, chuẩn đầu ra? Chúng tôi đề xuất quy trình soạn và thực hiện tiết luyện tập cho học phần Thực hành giải toán (Mã số: TOAN.257) như sau:
Bước 1. Nghiên cứu tài liệu
– Trước hết phải nghiên cứu lại phần lý thuyết mà HSSV được học. Qua đó phải xác định các năng lực cần đạt được của HSSV sau khi học xong tiết luyện tập.
– Tiếp theo là nghiên cứu các bài tập trong giáo trình, các bài tập trong SGK ở trường phổ thông, mối liên hệ giữa chúng.
– Lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để thiết kế kế hoạch bài học.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức thực hiện dạy học
2.1. Xác định mục tiêu: Xác định các năng lực (năng lực khoa học bộ môn và năng lực khoa học giáo dục), phẩm chất cần đạt
Ví dụ: Đối với tiết 15: Thực hành về ứng dụng của phương pháp chia tỷ lệ – Học phần: Thực hành giải toán (Mã số: TOAN.257), chúng tôi xác định mục tiêu tiết học như sau:
*/ Mục tiêu về năng lực
– Khái quát hóa phương pháp giải các bài toán trong chương trình Tiểu học bằng ứng dụng của phương pháp chia tỉ lệ.
– Phân loại, nhận dạng và giải được các bài toán về cấu tạo số trong chương trình toán ở Tiểu học bằng phương pháp chia tỉ lệ.
– Khai thác đề bài để được những bài toán khác nhau và đề xuất hướng giải quyết.
– Giải được một số bài toán trong SGK toán Tiểu học thuộc dạng phương pháp chia tỉ lệ bằng tiếng Anh.
– Hướng dẫn học sinh tiểu học giải bài toán về cấu tạo số bằng phương pháp chia tỉ lệ.
*/ Mục tiêu phẩm chất: Cẩn thận, chính xác; tính kiên trì, vượt khó; tìm tòi, sáng tạo.
2.2. Chuẩn bị
– GV: Tài liệu, phương tiện đồ dùng dạy học, phiếu học tập, nhiệm vụ đã giao cho HSSV chuẩn bị.
– SV: Tài liệu, đồ dùng học tập, thực hiện các nhiệm vụ được giao ở nhà.
2.3. Các hoạt động dạy học được thực hiện theo qui trình sau:
Hoạt động 1. Thực tiễn, nghề nghiệp
– Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học (định nghĩa, định lý, qui tắc, công thức, phương pháp giải, …).
– Trình bày các dạng toán có liên quan trong chương trình phổ thông.
GV nên thể hiện thông qua phần kiểm tra bài cũ đầu tiết học (có thể cho SV khởi động thông qua trò chơi học tập).
Hoạt động 2. Khối kiến thức chuyên nghiệp (Hoạt động cơ bản)
– Hệ thống các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng đó.
– SV trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà giáo viên đã giao nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập của SV.
– Khai thác các dạng bài tập SV đã giải (cách giải khác, bài tương tự, bài nâng cao)
– Nhận xét ưu khuyết điểm trong lời giải, đánh giá đúng, sai hoặc đưa ra cách giải khác hay hơn.
– Giáo viên chốt lại vấn đề theo nội dung sau:
+ Phương pháp giải dạng bài tập.
+ Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó (nếu có).
+ Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của SV để kịp thời động viên.
+ Khai thác bài giải: Đưa ra những cách giải khác nhau, chỉ ra cách giải tối ưu, đưa ra các bài toán tương tự, thay đổi đề bài để được bài toán nâng cao (nếu có thể).
Hoạt động 3. Vận dụng
– Mở rộng, nâng cao, phát triển các dạng bài tập đã làm ở bước 2.
– Giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn, những sai lầm mà HS phổ thông hay mắc phải.
– Phân tích các nội dung ở trường phổ thông liên quan đến lý thuyết hoặc các dạng bài tập của tiết học.
– SV đóng vai GV hướng dẫn HS giải một số dạng toán có liên quan ở trường phổ thông; Thiết kế và xử lý một số tình huống sư phạm trong toán học.
Ví dụ đối với tiết 15 (download link bên dưới)
https://drive.google.com/open?id=0B_4dlsKhuilvN21IYU9BU1hRMl83dS11ZnlUQnNrTXlqeEs4
2.4. Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu
– Hệ thống lại những dạng toán đã làm, phân loại dạng bài, phương pháp giải và các lưu ý khi giải các dạng toán đó; Hoàn thiện, giải các bài tập khác; Giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị cho tiết học sau.
Trong quá trình thực hiện tiết dạy luyện tập theo quy trình trên, chúng tôi nhận thấy có những diểm cần lưu ý sau:
– Tiết luyện tập không chỉ là tiết giải các bài tập đã cho HSSV làm ở nhà hay sẽ cho HSSV làm trên lớp mà còn phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải bài tập, phân loại và đưa ra phương pháp giải dạng bài tập. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên đưa quá nhiều bài tập trong một tiết luyện tập, chỉ nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải bài tập.
– Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau, khai thác bài toán dưới dạng bài toán tương tự, nâng cao.
– Phân công nhiệm vụ cho HSSV chuẩn bị ở nhà một cách cụ thể, phù hợp. Việc phân công cần được nghiên cứu cùng với khi soạn bài.
– Để HSSV có thời gian trao đổi các dạng bài tập, nghiên cứu tìm tòi lời giải bài tập và để HSSV hưởng niềm vui khi tự mình tìm ra chìa khoá lời giải.
Một học phần là một mảnh ghép, một mắt xích của chương trình đào tạo. Việc dạy học mỗi học phần đáp ứng được mục tiêu là góp phần đào tạo sinh viên đáp ứng được chuẩn đầu ra, chuẩn nghề nghiệp. Với ý nghĩa đó, việc xây dựng quy trình dạy tiết luyện tập là một hướng tiếp cận mới trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học./.
ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung – Giảng viên khoa Tự nhiên



Các bài mới
- Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
- Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
- MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
- ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
- 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
- QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
- ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
Các bài đã đăng
- Thông báo về việc tổ chức Hội thảo khoa học “Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” (12/07)
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS (26/06)
- Tổ chức bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, năm học 2016-2017 (13/06)
- Sử dụng sơ đồ câm trong giảng dạy bài “Các mẫu nguyên tử” môn Vật lý lượng tử (29/05)
- Dạy học bài “Rượu Etylic” trong chương trình hóa học lớp 9 (13/04)
- Sử dụng trò chơi vật lí trong dạy học vật lí ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai (27/03)
- Giải pháp trong hoạt động hợp tác quốc tế tại trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai (20/03)
- Giới thiệu bộ Office 2016 (23/02)


