1. Công tác triển khai, thực hiện
Ngay sau khi nhận được công văn số 872/KH-BGDĐT ngày 1/10/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong ngành giáo dục năm 2014, Trường CĐSP Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch số 102/KH-CĐSP ngày 16/10/2014 và hướng dẫn thực hiện tới tất cả các đơn vị, khoa, tổ trong toàn trường. Trên cơ sở kế hoạch chung của trường, các đơn vị trực thuộc đã xây dựng nội dung sinh hoạt phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị gắn với nhiệm vụ năm học. “Ngày Pháp luật” trong các đơn vị của trường được thực hiện theo kế hoạch, cụ thể là: Các đơn vị bố trí thời gian nhất định trong tuần hoặc lồng ghép vào các chương trình khác của khoa, tổ, đơn vị mình một thời gian hợp lý tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên của đơn vị được học tập, nghiên cứu văn bản pháp luật.
2. Tình hình tổ chức và hình thức triển khai
Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, nhà trường đã định hướng các hình thức tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật” tới các khoa, tổ, phòng, trung tâm, và HSSV trong toàn trường với những nội dung cụ thể như:
2.1. Đối với các đơn vị khoa, tổ, phòng, trung tâm: Lồng ghép nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để cán bộ, giảng viên của đơn vị mình tham gia học tập, nghiên cứu tìm hiểu pháp luật gắn với các hoạt động khác của đơn vị trong các buổi họp phòng, khoa, tổ, trung tâm.
2.2. Đối với HSSV: Lồng ghép việc học tập, nghiên cứu tìm hiểu pháp luật gắn với các hoạt động khác của lớp trong các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động tập thể, tuần sinh hoạt công dân học sinh sinh viên.
2.3. Đối với Trường: Theo quy định, lấy ngày 9 tháng 11 hàng năm là “Ngày Pháp luật”. Nhà trường đã lựa chọn nội dung theo chủ đề và các hình thức nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật phù hợp như: Toạ đàm, thi tìm hiểu pháp luật…
2.4. Hình thức triển khai:
– Tổ chức học tập, quán triệt văn bản pháp luật tập trung cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, HSSV trong toàn trường thông qua các buổi sinh hoạt cơ quan.
– Sưu tầm tài liệu pháp luật để cán bộ giảng viên tự nghiên cứu (đề cương giới thiệu Luật, văn bản pháp luật, sách, báo, tờ gấp pháp luật…).
– Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi thảo luận về các nội dung pháp luật.
– Tổ chức tìm hiểu pháp luật thông qua việc nghiên cứu tài liệu tại tủ sách pháp luật.
– Nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng.
– Lồng ghép việc phổ biến pháp luật với việc tổ chức họp, sinh hoạt với thời lượng và thời gian phù hợp.
3. Vai trò của Nhà trường trong việc tổ chức “Ngày pháp luật”
Nhà trường đã xác định “Ngày Pháp luật” chính là hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có ý nghĩa thực tế trong việc nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, giảng viên, HSSV. Vì vậy cần phải được tổ chức, tuyên truyền với nhiều nội dung và hình thức phong phú, được tổ chức triển khai sâu, rộng tới mọi đối tượng, đạt hiệu quả cao nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và HSSV trong trường. Trên cơ sở định hướng nội dung sinh hoạt của cấp trên, Nhà trường đã cụ thể hoá thời gian, nội dung và hình thức triển khai tới từng khoa, tổ. Bên cạnh đó Nhà trường đã thành lập Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng như: Dự các buổi họp triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” của các đơn vị; các buổi tuần sinh hoạt công dân cho HSSV…
4. Đánh giá kết quả thực hiện “Ngày pháp luật”
– 100% , HSSV tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể:
+ Đối với tuần sinh hoạt công dân đợt tháng 5/ 2014, tổng số HSSv năm cuối của nhà trường là 867 HSSV (hệ cao đẳng 573, hệ trung cấp 294); số lượt HSSV tham gia 867 HSSV (= 100%). Số lượt tổ chức 2 đợt; phân loại đánh giá qua báo cáo thu hoạch: Giỏi: 142 HSSV = 16.4 %, Khá: 565 HSSV = 65.2%, Trung bình: 160 HSSV = 18.4 %.
+ Đối với tuần sinh hoạt công dân đợt tháng 9 (từ ngày 3/9 đến ngày 5/9/2014) tổ chức cho các lớp hệ cao đẳng năm thứ nhất (11 lớp = 408 sinh viên), lớp tạo nguồn 30a = 30 học sinh. Số lượt tổ chức 2 đợt; phân loại đánh giá qua báo cáo thu hoạch: Giỏi: 135 HSSV = 31 %, Khá: 193 HSSV = 44 %, Trung bình: 110 HSSV = 25 %.
+ Đối với tuần sinh hoạt công dân đợt tháng 11 tổ chức cho các lớp hệ trung cấp năm thứ hai (70 học sinh), các lớp hệ cao đẳng năm thứ hai 520 sinh viên. Phân loại đánh giá qua báo cáo thu hoạch: Giỏi: 223 HSSV = 38 %, Khá: 315 HSSV = 53 %, Trung bình: 52 HSSV = 9 %.
– 100% cán bộ, giảng viên các khoa, tổ, các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” lồng ghép trong các cuộc họp của đơn vị.
5. Đề xuất kiến nghị: Không
Trên đây là báo cáo kết quả triển khai mô hình “Ngày Pháp luật” năm 2014 của trường CĐSP Lào Cai ./.
Báo cáo kết quả triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
1. Công tác triển khai, thực hiện
Ngay sau khi nhận được công văn số 872/KH-BGDĐT ngày 1/10/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong ngành giáo dục năm 2014, Trường CĐSP Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch số 102/KH-CĐSP ngày 16/10/2014 và hướng dẫn thực hiện tới tất cả các đơn vị, khoa, tổ trong toàn trường. Trên cơ sở kế hoạch chung của trường, các đơn vị trực thuộc đã xây dựng nội dung sinh hoạt phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị gắn với nhiệm vụ năm học. “Ngày Pháp luật” trong các đơn vị của trường được thực hiện theo kế hoạch, cụ thể là: Các đơn vị bố trí thời gian nhất định trong tuần hoặc lồng ghép vào các chương trình khác của khoa, tổ, đơn vị mình một thời gian hợp lý tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên của đơn vị được học tập, nghiên cứu văn bản pháp luật.
2. Tình hình tổ chức và hình thức triển khai
Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, nhà trường đã định hướng các hình thức tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật” tới các khoa, tổ, phòng, trung tâm, và HSSV trong toàn trường với những nội dung cụ thể như:
2.1. Đối với các đơn vị khoa, tổ, phòng, trung tâm: Lồng ghép nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để cán bộ, giảng viên của đơn vị mình tham gia học tập, nghiên cứu tìm hiểu pháp luật gắn với các hoạt động khác của đơn vị trong các buổi họp phòng, khoa, tổ, trung tâm.
2.2. Đối với HSSV: Lồng ghép việc học tập, nghiên cứu tìm hiểu pháp luật gắn với các hoạt động khác của lớp trong các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động tập thể, tuần sinh hoạt công dân học sinh sinh viên.
2.3. Đối với Trường: Theo quy định, lấy ngày 9 tháng 11 hàng năm là “Ngày Pháp luật”. Nhà trường đã lựa chọn nội dung theo chủ đề và các hình thức nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật phù hợp như: Toạ đàm, thi tìm hiểu pháp luật…
2.4. Hình thức triển khai:
– Tổ chức học tập, quán triệt văn bản pháp luật tập trung cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, HSSV trong toàn trường thông qua các buổi sinh hoạt cơ quan.
– Sưu tầm tài liệu pháp luật để cán bộ giảng viên tự nghiên cứu (đề cương giới thiệu Luật, văn bản pháp luật, sách, báo, tờ gấp pháp luật…).
– Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi thảo luận về các nội dung pháp luật.
– Tổ chức tìm hiểu pháp luật thông qua việc nghiên cứu tài liệu tại tủ sách pháp luật.
– Nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng.
– Lồng ghép việc phổ biến pháp luật với việc tổ chức họp, sinh hoạt với thời lượng và thời gian phù hợp.
3. Vai trò của Nhà trường trong việc tổ chức “Ngày pháp luật”
Nhà trường đã xác định “Ngày Pháp luật” chính là hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có ý nghĩa thực tế trong việc nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, giảng viên, HSSV. Vì vậy cần phải được tổ chức, tuyên truyền với nhiều nội dung và hình thức phong phú, được tổ chức triển khai sâu, rộng tới mọi đối tượng, đạt hiệu quả cao nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và HSSV trong trường. Trên cơ sở định hướng nội dung sinh hoạt của cấp trên, Nhà trường đã cụ thể hoá thời gian, nội dung và hình thức triển khai tới từng khoa, tổ. Bên cạnh đó Nhà trường đã thành lập Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng như: Dự các buổi họp triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” của các đơn vị; các buổi tuần sinh hoạt công dân cho HSSV…
4. Đánh giá kết quả thực hiện “Ngày pháp luật”
– 100% , HSSV tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể:
+ Đối với tuần sinh hoạt công dân đợt tháng 5/ 2014, tổng số HSSv năm cuối của nhà trường là 867 HSSV (hệ cao đẳng 573, hệ trung cấp 294); số lượt HSSV tham gia 867 HSSV (= 100%). Số lượt tổ chức 2 đợt; phân loại đánh giá qua báo cáo thu hoạch: Giỏi: 142 HSSV = 16.4 %, Khá: 565 HSSV = 65.2%, Trung bình: 160 HSSV = 18.4 %.
+ Đối với tuần sinh hoạt công dân đợt tháng 9 (từ ngày 3/9 đến ngày 5/9/2014) tổ chức cho các lớp hệ cao đẳng năm thứ nhất (11 lớp = 408 sinh viên), lớp tạo nguồn 30a = 30 học sinh. Số lượt tổ chức 2 đợt; phân loại đánh giá qua báo cáo thu hoạch: Giỏi: 135 HSSV = 31 %, Khá: 193 HSSV = 44 %, Trung bình: 110 HSSV = 25 %.
+ Đối với tuần sinh hoạt công dân đợt tháng 11 tổ chức cho các lớp hệ trung cấp năm thứ hai (70 học sinh), các lớp hệ cao đẳng năm thứ hai 520 sinh viên. Phân loại đánh giá qua báo cáo thu hoạch: Giỏi: 223 HSSV = 38 %, Khá: 315 HSSV = 53 %, Trung bình: 52 HSSV = 9 %.
– 100% cán bộ, giảng viên các khoa, tổ, các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” lồng ghép trong các cuộc họp của đơn vị.
5. Đề xuất kiến nghị: Không
Trên đây là báo cáo kết quả triển khai mô hình “Ngày Pháp luật” năm 2014 của trường CĐSP Lào Cai ./.



Các bài mới
- Công khai văn bằng, chứng chỉ năm 2017 (26/12)
- BÁO CÁO TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN (12/03)
- Công khai văn bằng, chứng chỉ năm 2016 (13/06)
- Công khai văn bằng Cao đẳng năm 2015 (01/03)
- Công khai văn bằng TCCN năm 2015 (01/03)
- Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo – Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, năm 2014 -2015 (19/08)
- Kế hoạch đảm bảo chất lượng giáo dục năm 2015 (27/03)
- Công khai văn bằng, chứng chỉ năm 2015 (12/03)
Các bài đã đăng
- Công khai văn bằng, chứng chỉ năm 2014 (09/10)
- Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng năm học 2014-2015 (16/09)
- Công khai cơ sở vật chất, tài chính của cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng năm học 2014-2015 (15/09)
- Dự thảo báo cáo tự đánh giá giai đoạn 2008-2009 đến 2012-2013 (04/03)
- Công khai văn bằng năm 2013 (26/11)
- Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng năm học 2013-2014 (19/09)
- Danh mục chuẩn đầu ra các ngành đào tạo Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp (15/07)
- Báo cáo tự đánh giá giai đoạn 2004-2008 (20/06)


