ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM

   
              Th.s Trần Thị Thúy Nga – Giảng viên khoa Xã hội – Trường CĐSP Lào Cai

1. Đặt vấn đề
Đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia vì đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Bởi vậy, xây dựng được đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực sẽ là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của việc đổi mới giáo dục
Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực dạy học của người giáo viên, mà năng lực dạy học của người giáo viên trước hết được hình thành và phát triển ở quá trình đào tạo trong trường sư phạm.
Do vậy, đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên sẽ tạo ra tiền đề căn bản, vững chắc cho người giáo viên tương lai để có thể đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy trong tiến trình đổi mới giáo dục.
2. Nội dung
Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về số lượng và chất lượng là nhiệm vụ cấp thiết của các trường sư phạm, điều đó đòi hỏi các trường sư phạm không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo viên.
Hiện nay đang có nhiều bất cập trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên. Cụ thể, nhận thức và trách nhiệm của nhiều trường sư phạm chưa thực sự quan tâm đúng mức tới công tác dạy nghề cho sinh viên.
Chưa coi đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kiến tập, thực tập là hoạt động có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của sinh viên. Các học phần về phương pháp giảng dạy bộ môn đã trang bị cho sinh viên nắm vững được hệ thống các phương pháp dạy học và cập nhật những vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông nhưng vẫn còn một khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa đào tạo ở trường sư phạm với thực tế giảng dạy ở trường phổ thông.Vấn đề thiết kế môn học theo hướng tích hợp hiện đang được áp dụng ở nhiều cấp học phổ thông.
Trong khi đó, nhiều trường sư phạm lại chưa chú tâm, nhanh nhạy đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn để xứng đáng là “chiếc máy cái”, là nhiệm vụ đi trước dẫn đường cho việc định hướng đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy ở các bậc học phổ thông.
Nội dung và phương thức đào tạo của nhiều trường sư phạm chưa gắn bó chặt chẽ với nội dung chương trình giáo dục phổ thông, những xu thế thay đổi của giáo dục phổ thông chưa được cập nhật vào chương trình đào tạo.
Vì vậy, sinh viên khi tham gia thực tập, kiến tập ở trường Tiểu học, THCS còn lúng túng, bỡ ngỡ trước nhiều hiện thực của thực tiễn phổ thông luôn đổi mới.
Cách dạy hiện nay ở nhiều trường sư phạm vẫn chưa thật sự dạy theo hướng tiếp cận năng lực.Vì thế, trước hết cần nhận thức đúng về nghề dạy học và coi trọng việc đào tạo kỹ năng dạy học ở các trường sư phạm. Bởi hiện nay, quan điểm dạy học là một nghề chưa trở thành một nhận thức nhất quán.
Tình trạng coi trọng các môn khoa học cơ bản và xem nhẹ các môn khoa học giáo dục dạy về nghiệp vụ sư phạm đã tồn tại trong một thời gian dài ở ngay tại các cơ sơ đào tạo giáo viên.
Việc xây dựng nền tảng tri thức của nghề dạy học và việc rèn luyện để hình thành và phát triển các kỹ năng thực hành nghề dạy học trong một thời dài chưa thực sự được coi trọng đúng tầm. Cần đổi mới chương trình đạo tạo giáo viên theo hướng coi trọng quá trình hình thành rèn luyện năng lực nghề nghiệp.
Cụ thể, đổi mới việc xây dựng hệ thống mục tiêu đào tạo của trường, khoa, các bộ môn và các hoạt động cấu thành chương trình đào tạo một cách cụ thể, tương thích với mục tiêu đào tạo theo hướng tăng cường năng lực, gắn với chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo và chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Mặt khác, cần coi trọng nội dung đào tạo về khoa học giáo dục và việc hình thành hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp. Chương trình đào tạo giáo viên theo đó cần có sự dịch chuyển trọng tâm vào nội dung đào tạo về khoa học giáo dục, về nghiệp vụ sư phạm theo hướng gia tăng rõ rệt tính thực tiễn của chương trình đào tạo.
Đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng gắn chặt hơn nữa và đáp ứng tốt hơn yêu những yêu cầu của đổi mới giáo dục, để giáo viên đáp ứng tốt các yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đào tạo sư phạm gắn chặt với thực tiễn cần được coi là một định hướng có tính nguyên tắc, bởi lẽ sản phẩm đào tạo của trường sư phạm là những giáo viên tương lai có thể đáp ứng yêu cầu nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong xu thế đổi mới liên tục.
Ngoài ra cũng cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp đào tạo giáo viên trong trường sư phạm, nhằm tạo nền tảng vững vàng về phương pháp giảng dạy cho người giáo viên tương lai.
Ở đây, cần tăng cường thực tập sư phạm thường xuyên và có sự gắn kết giữa các trường sư phạm và trường phổ thông trong đào tạo năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Theo đó, tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống điều kiện phục vụ đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên là yêu cầu cấp thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên có chất lượng.
Theo đó, giải pháp được đưa ra là, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng cường công tác thực hành nghề, chú trọng nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, đổi mới phương thức đào tạo giáo viên theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, tiếp tục thực hiện các chế độ đãi ngộ giáo viên một cách thỏa đáng.
Thêm vào đó, cần phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường sư phạm để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.Theo đó, cần năng cao nhận thức, khơi gợi khuyến khích niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Mặt khác, cần đầu tư về cơ sở vật chất, huy động tăng cường những nguồn lực hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Từ đó, gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học cua sinh viên đối với nhu cầu thực tế từ các địa phương, các trường học, tổ chức và doanh nghiệp, hướng đến phục vụ lợi ích cộng đồng… .Để thích ứng với sự phát triển nhanh của xã hội hiện đại, ngoài kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, con người cần có kỹ năng mềm. Vì kỹ năng mềm cùng với các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ là những kỹ năng giúp con người sống hạnh phúc và thành công. Kỹ năng mềm của sinh viên ở mức độ trung bình thấp so với kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do chưa có biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên một cách phù hợp.
Do đó, việc nghiên cứu thực trạng và đề ra biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, hình thành năng lực sáng tạo cho sinh viên trong hệ thống trường sư phạm cũng rất cần thiết. Bởi lẽ, đối với giáo viên, nhờ năng lực sáng tạo, giáo viên sẽ tự ý thức, chủ động và tích cực tạo nên sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu, lợi ích và mục đích đa dạng, ngày càng tăng của sự phát triển con người và xã hội.
Có năng lực sáng tạo, giáo viên dễ dàng tiếp cận và sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp để phát triển trí tưởng tượng phong phú của học sinh, giáo viên biết tạo môi trường lớp học thú vị, cung cấp cho học sinh không gian kích thích sự nảy sinh ý tưởng, khám phá và thực hiện việc học tập một cách tốt nhất.
Sinh viên sư phạm là những giáo viên trong tương lai, vì vậy họ không những phải làm tốt vai trò của người truyền thụ tri thức khoa học, cung cấp kiến thức về xã hội, con người cho học sinh mà họ còn phải là những người tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo để đảm bảo các yêu cầu của giáo dục.
Sáng tạo trở thành một trong những năng lực quan trọng nhất đối với sinh viên sư phạm, bởi năng lực sáng tạo không chỉ giúp họ giải quyết những nhiệm vụ học tập trước mắt của ngành học, mà còn giúp họ có khả năng giải quyết những nhiệm vụ mang tính lâu dài của nghề nghiệp trong tương lai.
Có một điểm cần lưu ý là, trong vấn đề đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm, cần đổi mới, thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên theo mục tiêu phát triển năng lực nghề và sự thay đổi của chương trình sách giáo khoa mới. Trên thực tế, chương trình đào tạo sư phạm hiện nay đang trong tình trạng: “giàu tri thức – nghèo kỹ năng”. Sinh viên ra trường chưa đủ năng lực thực hiện các hoạt động giảng dạy cơ bản trong thực tiễn nghề nghiệp và giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong bối cảnh cụ thể của thực tiễn đổi mới giáo dục.
Vì thế, chương trình đào tạo giáo viên phải được cấu trúc và thiết kế lại sao cho phát triển được những năng lực nghề cần thiết cho sinh viên để có thể đáp ứng được thực tiễn giáo dục phổ thông.
Cùng với đó, cần thiết kế lại chương trình đào tạo theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục, giảm bớt lý thuyết, tăng phần thực hành, thực tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đặc biệt là tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.
Trong chương trình, cần chú trọng phần kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp. Việc dạy ngoại ngữ và tin học là thiết yếu, song cần theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học.
Mặt khác, có một vấn đề cần được lưu ý là, trong vấn đề đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm cần đổi mới công tác công tác tuyển sinh để lựa chọn những thí sinh vào sư phạm có đủ năng lực dạy học tốt. Thực tế cho thấy, gần đây, công tác tuyển sinh một số trường CĐSP đang đứng trước một thực trạng đó là: chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào còn quá thấp, tuyển không đủ theo chỉ tiêu, trong khi đó nhu cầu tuyển dụng giáo viên đã đến giai đoạn bão hòa, sinh viên ra trường đa số không có việc làm. Vì vậy, công tác tuyển sinh cần phải thực hiện tốt khâu sơ tuyển đầu vào để lựa chọn những thí sinh có năng khiếu và loại bỏ những thí sinh không đủ tâm, tài và lòng đam mê nghề nghiệp và cần phải các chính sách thỏa đáng để thu hút được nhiều sinh viên giỏi vào trường sư phạm.
3. Kết luận
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo viên trong các trường sư phạm được xem là khâu đột phá, trọng tâm của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Giáo viên được coi như yếu tố then chốt của cải cách, đổi mới giáo dục. Bởi lẽ, không có thầy giỏi về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt thì không thể có nền giáo dục chất lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục đào tạo (1998), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Hà Nội.
2. Nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Thị Kim Anh, đăng trên Báo Giáo dục và Thời đại, số 52/2016.
3. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, (2005), NXB Lao động – Xã hội Hà Nội.

 

 

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM

Gửi vào: 08:21 09/02/2018

   
              Th.s Trần Thị Thúy Nga – Giảng viên khoa Xã hội – Trường CĐSP Lào Cai

1. Đặt vấn đề
Đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia vì đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Bởi vậy, xây dựng được đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực sẽ là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của việc đổi mới giáo dục
Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực dạy học của người giáo viên, mà năng lực dạy học của người giáo viên trước hết được hình thành và phát triển ở quá trình đào tạo trong trường sư phạm.
Do vậy, đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên sẽ tạo ra tiền đề căn bản, vững chắc cho người giáo viên tương lai để có thể đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy trong tiến trình đổi mới giáo dục.
2. Nội dung
Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về số lượng và chất lượng là nhiệm vụ cấp thiết của các trường sư phạm, điều đó đòi hỏi các trường sư phạm không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo viên.
Hiện nay đang có nhiều bất cập trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên. Cụ thể, nhận thức và trách nhiệm của nhiều trường sư phạm chưa thực sự quan tâm đúng mức tới công tác dạy nghề cho sinh viên.
Chưa coi đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kiến tập, thực tập là hoạt động có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của sinh viên. Các học phần về phương pháp giảng dạy bộ môn đã trang bị cho sinh viên nắm vững được hệ thống các phương pháp dạy học và cập nhật những vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông nhưng vẫn còn một khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa đào tạo ở trường sư phạm với thực tế giảng dạy ở trường phổ thông.Vấn đề thiết kế môn học theo hướng tích hợp hiện đang được áp dụng ở nhiều cấp học phổ thông.
Trong khi đó, nhiều trường sư phạm lại chưa chú tâm, nhanh nhạy đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn để xứng đáng là “chiếc máy cái”, là nhiệm vụ đi trước dẫn đường cho việc định hướng đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy ở các bậc học phổ thông.
Nội dung và phương thức đào tạo của nhiều trường sư phạm chưa gắn bó chặt chẽ với nội dung chương trình giáo dục phổ thông, những xu thế thay đổi của giáo dục phổ thông chưa được cập nhật vào chương trình đào tạo.
Vì vậy, sinh viên khi tham gia thực tập, kiến tập ở trường Tiểu học, THCS còn lúng túng, bỡ ngỡ trước nhiều hiện thực của thực tiễn phổ thông luôn đổi mới.
Cách dạy hiện nay ở nhiều trường sư phạm vẫn chưa thật sự dạy theo hướng tiếp cận năng lực.Vì thế, trước hết cần nhận thức đúng về nghề dạy học và coi trọng việc đào tạo kỹ năng dạy học ở các trường sư phạm. Bởi hiện nay, quan điểm dạy học là một nghề chưa trở thành một nhận thức nhất quán.
Tình trạng coi trọng các môn khoa học cơ bản và xem nhẹ các môn khoa học giáo dục dạy về nghiệp vụ sư phạm đã tồn tại trong một thời gian dài ở ngay tại các cơ sơ đào tạo giáo viên.
Việc xây dựng nền tảng tri thức của nghề dạy học và việc rèn luyện để hình thành và phát triển các kỹ năng thực hành nghề dạy học trong một thời dài chưa thực sự được coi trọng đúng tầm. Cần đổi mới chương trình đạo tạo giáo viên theo hướng coi trọng quá trình hình thành rèn luyện năng lực nghề nghiệp.
Cụ thể, đổi mới việc xây dựng hệ thống mục tiêu đào tạo của trường, khoa, các bộ môn và các hoạt động cấu thành chương trình đào tạo một cách cụ thể, tương thích với mục tiêu đào tạo theo hướng tăng cường năng lực, gắn với chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo và chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Mặt khác, cần coi trọng nội dung đào tạo về khoa học giáo dục và việc hình thành hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp. Chương trình đào tạo giáo viên theo đó cần có sự dịch chuyển trọng tâm vào nội dung đào tạo về khoa học giáo dục, về nghiệp vụ sư phạm theo hướng gia tăng rõ rệt tính thực tiễn của chương trình đào tạo.
Đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng gắn chặt hơn nữa và đáp ứng tốt hơn yêu những yêu cầu của đổi mới giáo dục, để giáo viên đáp ứng tốt các yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đào tạo sư phạm gắn chặt với thực tiễn cần được coi là một định hướng có tính nguyên tắc, bởi lẽ sản phẩm đào tạo của trường sư phạm là những giáo viên tương lai có thể đáp ứng yêu cầu nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong xu thế đổi mới liên tục.
Ngoài ra cũng cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp đào tạo giáo viên trong trường sư phạm, nhằm tạo nền tảng vững vàng về phương pháp giảng dạy cho người giáo viên tương lai.
Ở đây, cần tăng cường thực tập sư phạm thường xuyên và có sự gắn kết giữa các trường sư phạm và trường phổ thông trong đào tạo năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Theo đó, tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống điều kiện phục vụ đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên là yêu cầu cấp thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên có chất lượng.
Theo đó, giải pháp được đưa ra là, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng cường công tác thực hành nghề, chú trọng nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, đổi mới phương thức đào tạo giáo viên theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, tiếp tục thực hiện các chế độ đãi ngộ giáo viên một cách thỏa đáng.
Thêm vào đó, cần phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường sư phạm để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.Theo đó, cần năng cao nhận thức, khơi gợi khuyến khích niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Mặt khác, cần đầu tư về cơ sở vật chất, huy động tăng cường những nguồn lực hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Từ đó, gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học cua sinh viên đối với nhu cầu thực tế từ các địa phương, các trường học, tổ chức và doanh nghiệp, hướng đến phục vụ lợi ích cộng đồng… .Để thích ứng với sự phát triển nhanh của xã hội hiện đại, ngoài kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, con người cần có kỹ năng mềm. Vì kỹ năng mềm cùng với các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ là những kỹ năng giúp con người sống hạnh phúc và thành công. Kỹ năng mềm của sinh viên ở mức độ trung bình thấp so với kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do chưa có biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên một cách phù hợp.
Do đó, việc nghiên cứu thực trạng và đề ra biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, hình thành năng lực sáng tạo cho sinh viên trong hệ thống trường sư phạm cũng rất cần thiết. Bởi lẽ, đối với giáo viên, nhờ năng lực sáng tạo, giáo viên sẽ tự ý thức, chủ động và tích cực tạo nên sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu, lợi ích và mục đích đa dạng, ngày càng tăng của sự phát triển con người và xã hội.
Có năng lực sáng tạo, giáo viên dễ dàng tiếp cận và sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp để phát triển trí tưởng tượng phong phú của học sinh, giáo viên biết tạo môi trường lớp học thú vị, cung cấp cho học sinh không gian kích thích sự nảy sinh ý tưởng, khám phá và thực hiện việc học tập một cách tốt nhất.
Sinh viên sư phạm là những giáo viên trong tương lai, vì vậy họ không những phải làm tốt vai trò của người truyền thụ tri thức khoa học, cung cấp kiến thức về xã hội, con người cho học sinh mà họ còn phải là những người tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo để đảm bảo các yêu cầu của giáo dục.
Sáng tạo trở thành một trong những năng lực quan trọng nhất đối với sinh viên sư phạm, bởi năng lực sáng tạo không chỉ giúp họ giải quyết những nhiệm vụ học tập trước mắt của ngành học, mà còn giúp họ có khả năng giải quyết những nhiệm vụ mang tính lâu dài của nghề nghiệp trong tương lai.
Có một điểm cần lưu ý là, trong vấn đề đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm, cần đổi mới, thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên theo mục tiêu phát triển năng lực nghề và sự thay đổi của chương trình sách giáo khoa mới. Trên thực tế, chương trình đào tạo sư phạm hiện nay đang trong tình trạng: “giàu tri thức – nghèo kỹ năng”. Sinh viên ra trường chưa đủ năng lực thực hiện các hoạt động giảng dạy cơ bản trong thực tiễn nghề nghiệp và giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong bối cảnh cụ thể của thực tiễn đổi mới giáo dục.
Vì thế, chương trình đào tạo giáo viên phải được cấu trúc và thiết kế lại sao cho phát triển được những năng lực nghề cần thiết cho sinh viên để có thể đáp ứng được thực tiễn giáo dục phổ thông.
Cùng với đó, cần thiết kế lại chương trình đào tạo theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục, giảm bớt lý thuyết, tăng phần thực hành, thực tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đặc biệt là tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.
Trong chương trình, cần chú trọng phần kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp. Việc dạy ngoại ngữ và tin học là thiết yếu, song cần theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học.
Mặt khác, có một vấn đề cần được lưu ý là, trong vấn đề đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm cần đổi mới công tác công tác tuyển sinh để lựa chọn những thí sinh vào sư phạm có đủ năng lực dạy học tốt. Thực tế cho thấy, gần đây, công tác tuyển sinh một số trường CĐSP đang đứng trước một thực trạng đó là: chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào còn quá thấp, tuyển không đủ theo chỉ tiêu, trong khi đó nhu cầu tuyển dụng giáo viên đã đến giai đoạn bão hòa, sinh viên ra trường đa số không có việc làm. Vì vậy, công tác tuyển sinh cần phải thực hiện tốt khâu sơ tuyển đầu vào để lựa chọn những thí sinh có năng khiếu và loại bỏ những thí sinh không đủ tâm, tài và lòng đam mê nghề nghiệp và cần phải các chính sách thỏa đáng để thu hút được nhiều sinh viên giỏi vào trường sư phạm.
3. Kết luận
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo viên trong các trường sư phạm được xem là khâu đột phá, trọng tâm của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Giáo viên được coi như yếu tố then chốt của cải cách, đổi mới giáo dục. Bởi lẽ, không có thầy giỏi về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt thì không thể có nền giáo dục chất lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục đào tạo (1998), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Hà Nội.
2. Nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Thị Kim Anh, đăng trên Báo Giáo dục và Thời đại, số 52/2016.
3. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, (2005), NXB Lao động – Xã hội Hà Nội.

 

 


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
Các bài đã đăng
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, THCS TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (07/02)
  • Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại Trường CĐSP Lào Cai (12/10)
  • Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn Tiếng Việt cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới (12/10)
  • Dạy học học phần thực hành giải toán theo đinh hướng định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học (22/09)
  • Thông báo về việc tổ chức Hội thảo khoa học “Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” (12/07)
  • Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS (26/06)
  • Tổ chức bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, năm học 2016-2017 (13/06)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin