Sự chuyển di tiêu cực từ tiếng Mông sang tiếng Việt của học sinh tiểu học dân tộc Mông ở Lào Cai – Biện pháp khắc phục

Nguyễn Thị Ngọc Ngân – Phòng Thanh tra & KĐCL

Việc học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của học sinh dân tộc Mông ở Lào Cai chưa tốt, một phần là do sự ảnh hưởng của sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ vào việc học tiếng Việt, mỗi giáo viên tiểu học cần nhận biết được sự giao thoa trong ngôn ngữ Mông và tiếng Việt, đồng thời thực hiện tốt nguyên tắc “hiểu trình độ tiếng mẹ đẻ, trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh” trong dạy học thì việc dạy học tiếng Việt sẽ đạt kết quả cao.

I. Sự giao thoa  tiếng Mông và Tiếng Việt

Về âm: Tiếng Mông có 58 phụ âm, trong đó có 11 phụ âm, trong đó giống tiếng Việt hoàn toàn về cách đọc và cách viết là các phụ âm:  c, đ, h, kh, l, n, ng, t, th, tr, v.  Có 22 phụ âm tiền âm mũi, các phụ âm: b, bl, ch, cx, dh, dr, f, fl, g, gr, hl, hm, hn, hnh, I, k, kr, mf, mfl, nd, nh, nf, nkh, nkr, nq, nr,nt, nth, nx, ny, nz, pl, q, r, sh, tx, vv, x, y, z, mn, hmn.

Về vần: Hệ thống nguyên âm tiếng Mông gồm 10 nguyên âm cách đọc và viết tương đương với nguyên âm tiếng Việt; có 5 vần khác tiếng Việt: ei (đọc là ay), êi (ây), uô (ua), ơư (ơ), iê (ia)

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Về dấu thanh: Tiếng Mông có 8 thanh điệu được biểu thị bằng chữ viết ghi ở cuối âm tiết.

TT

Dấu trong tiếng Mông

Tên gọi

Dấu trong Tiếng Việt

1

Không dấu

tsi

Gần như  thanh ngang

2

k

kuôk

3

s

sơưs

Dấu huyền

4

l

lul

Hai dấu này gần giống thanh nặng, nhưng dấu x đọc nhẹ hơn

5

x

xix

6

v

vuv

Gần giống thanh hỏi

7

r

rơưr

Giống thanh sắc

8

z

zuz

Sự giống nhau một phần trong các âm, phụ âm, vần và dấu thanh giữa tiếng Mông và tiếng Việt giúp cho việc học tập của học sinh thuận lợi hơn.

 II. Một số điểm khác biệt giữa tiếng Mông và tiếng Việt

1.     Sự khác biệt trong cách phát âm, cách đọc

Tiếng Mông hạn chế về hệ thống vần, tiếng Mông không có âm tiết tận cùng là phụ âm khép môi như: “m”, “p” và các phụ âm tắc xát như “n”, “t”, “c”, “ch”. Có hiện tượng biến âm thanh dẫn đến việc các em phát âm tiếng Việt thường sai, dùng từ không chính xác về nghĩa, diễn đạt sai khi nói, sai chính tả khi viết. Các em thường khó khăn trong phát âm các tiếng chứa các phụ âm này.

Ví dụ: các em hay lẫn các âm cuối vần “c” thành “t, p” và ngược lại, như: “gió bấc”  thành  “gió bất”; “ bậc thang” thành “bật thang”…

Ngoài ra các em đọc tiếng Việt thường phát âm sai các dấu thanh: Dấu ngã đọc thành dấu sắc. Dấu hỏi đọc thành dấu nặng.

Ví dụ:  “cái mũ” thành “ cái mú”; “ sạch sẽ” thành  “sạch sé”;  “cái bảng” thành “cái bạng”, “ dấu hỏi” thành “dấu họi”…

2. Sự khác nhau trong cách dùng từ xưng hô

Trong giao tiếp, người Mông thường không dùng từ xưng hô, người Mông không chú ý đến quan hệ thứ bậc, chưa chú ý đến thái độ, tình cảm mà người nói muốn biểu đạt khi giao tiếp. Họ thường dùng từ “cur”= “tôi” (tương đương với các từ xưng hô ngôi thứ nhất trong tiếng Việt: tôi, tao, tớ, em, con, cháu,…); từ “caox” = “mày” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (gồm ông, bà, cha, mẹ, anh, cô giáo, ngài, sếp…); từ “nưl” = “nó” chỉ đại từ nhân xưng ngôi thứ ba (ngài ấy, ông ấy, bà ấy, chị ấy…)…để xưng hô với tất cả các đối tượng tham gia giao tiếp ở các quan hệ vai khác nhau, dù trong đối thoại ngang bằng hay có thứ bậc. Trong việc dùng từ chỉ giới cũng không rõ ràng, người Mông thường dùng từ “tul” chỉ chung cho “đứa, thằng”, vì vậy học sinh thường dùng từ “thằng” để chỉ cả nam và nữ khi xưng hô. Điều này làm cho các bài văn của các em thường lủng củng, không rõ vai giao tiếp hoặc vô nhân xưng.

Trong phong cách giao tiếp, trong chào hỏi: khi gặp nhau, người Mông thường thể hiện tình cảm của mình bằng cách sử dụng lời hỏi thay cho lời chào (ví dụ: khi gặp thầy cô giáo, học sinh người Kinh nói: Em chào thầy ạ! thì học sinh dân tộc Mông thường hỏi “Caox môngl kreir tưs ax theix zaoz?” = “mày đi đâu đấy thầy giáo” = “Thầy giáo đi đâu đấy ạ?”).

3. Sự khác biệt trong cách dùng từ, cách diễn đạt câu

  Cách sử dụng từ láy không giống như trong tiếng Việt: Từ láy trong tiếng Việt thường làm giảm ý nghĩa của từ còn trong tiếng Mông từ láy lại làm tăng ý nghĩa của từ (ví dụ: từ “đỏ” khi sử dụng phương thức láy trong tiếng Việt có các từ “đỏ đỏ, đo đỏ” với nghĩa giảm nhẹ bằng “hơi đỏ” thì trong tiếng Mông “laz laz” lại có nghĩa “rất đỏ”; “đươz đươz” = trắng lắm; “cuz cuz”= rất nóng…)

  Về ngữ pháp: trong danh ngữ tiếng Mông, yếu tố chỉ sự sở hữu luôn đứng trước (ví dụ: cur “tôi” tsêr “nhà” = nhà tôi) nên các em hay sai trong sắp xếp trật tự các từ trong câu, các em thường hay nói, viết ngược…

4. Sự khác nhau trong cách sử dụng biện pháp so sánh

Trong miêu tả và cách sử dụng biện pháp so sánh có điểm khác biệt. Khi thể hiện hay mô tả một vật, một hiện tượng nào đó người Mông thường sử dụng những hình ảnh quen thuộc để miêu tả (ví dụ: Khi hỏi khoảng cách, quãng đường, họ thường sử dụng hình ảnh chiếc khăn để nói: Khoảng độ 1 hoặc 2 khăn vắt vai nữa là tới, hoặc xa bằng 2 con dao quăng…). Người Mông thường hay so sánh ví von, song thường so sánh rất cụ thể, chân thực. Các hình ảnh so sánh là những sự vật, hiện tương gần gũi, xung quanh cuộc sống của con người nên câu văn thô nhám, không đẹp (ví dụ: béo như con lợn, mắt tinh như mắt chó; da trắng như hòn đá dưới lòng suối…). Điều này ảnh hưởng đến tư duy của học sinh khi các em so sánh, làm cho câu văn đôi lúc ngô nghê, thô thiển, dễ gây cười.

Thói quen sử dụng ngôn ngữ và phong cách giao tiếp của tiếng mẹ đẻ tạo lên sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Việt, cản trở việc học tiếng Việt của các em học sinh dân tộc Mông.

III. Biện pháp khắc phục

3.1. Giáo viên cần thâm nhập thực tế để diểu học sinh dân tộc

Đây là hoạt động tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, việc làm này giúp giáo viên có hiểu biết về trình độ tiếng mẹ đẻ và vốn tiếng Việt hiện có của học sinh, nhận biết được các lỗi trong phát âm, dùng từ của từng em học sinh để có kế hoạch rèn luyện cụ thể. Mặt khác, việc gần gũi, quan tâm tới các em giúp giáo viên nhận biết được khả năng của từng em, nhận ra được “vùng phát triển gần” của mỗi em để thiết kế nội dung và tiết học phù hợp, kích thích sự say mê học tập ở các em.

3.2.Tăng cường rèn các kỹ năng phát âm cho học sinh

Để việc rèn kỹ năng phát âm cho học sinh Mông đạt hiệu quả, trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn về tiếng Việt để làm mẫu cho học sinh thực hiện theo.

Xây dựng hệ thống bài tập luyện phát âm các dấu và âm vần dễ lẫn để học sinh  được thường xuyên luyện tập, thực hành.

Việc rèn phát âm cần được thực hiện  mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các giờ học, các môn học. Giáo viên luôn chủ động tạo không khí thân thiện, môi trường giao tiếp thuận lợi, khuyến khích học sinh tích cực tham gia sử dụng tiếng Việt. Giáo viên cần khéo léo, tế nhị trong chỉnh sửa khi nghe học sinh phát âm sai hoặc dùng từ, đặt câu chưa đúng.

3.3. Đổi mới phương pháp dạy học

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, thiết kế giáo án và tổ chức các giờ học theo hướng thực hành trải nghiệm với bốn hoạt động học của học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học trong giao tiếp và bằng giao tiếp thông qua các tình huống giao tiếp cụ thể, sinh động.

Tăng cường dạy hoạt động quan sát trong các giờ học để học sinh dân tộc Mông biết cách mở rộng vốn từ, thực hành sử dụng vốn từ vừa tìm được vào việc nói, viết, đặt câu, so sánh, nhân hóa.. trong học tập và làm văn miêu tả.

Tăng cường tổ chức trò chơi, tổ chức thăm quan, đi dã ngoại, trải nghiệm thực tế, đóng vai… để học sinh tự chủ, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú, tạo cơ hội cho nhiều học sinh được tham gia giao tiếp, mỗi học sinh được giao tiếp nhiều lần trong quá trình học tập.

Thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trong giảng dạy cần vận dụng linh hoạt tiếng Mông và tiếng Việt trong giải nghĩa từ để học sinh hiểu kĩ, hiểu sâu về tiếng Việt.

III. Kết luận

Hiện tượng giao thoa giữa các ngôn ngữ trong xã hội là một hiện tượng tự nhiên và tất yếu, chứa trong nó những nét tích cực và điểm tiêu cực. Việc am hiểu ngôn ngữ của học sinh, vốn ngôn ngữ hiện có của các em giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng làm cho việc học và sử dụng tiếng Việt của học sinh tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay./.

 

Tài liệu tham khảo

 

1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2007), Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số – Nxb giáo dục.

2. Lý Seo Chúng (2007) Tài liệu dạy và học tiếng H’Mông, Nxb giáo dục.

3. Nguyễn Thu Phương “Dạy từ xưng hô trong mối quan hệ với văn hóa giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh người Hmông”, TCGD số 266 tháng 7/2011.

4. Thào Seo Sình-Phan Thanh. Sách học tiếng Mông. NXB Văn hóa dân tộc. H. 2003.

 

Sự chuyển di tiêu cực từ tiếng Mông sang tiếng Việt của học sinh tiểu học dân tộc Mông ở Lào Cai – Biện pháp khắc phục

Gửi vào: 09:26 28/09/2016

Nguyễn Thị Ngọc Ngân – Phòng Thanh tra & KĐCL

Việc học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của học sinh dân tộc Mông ở Lào Cai chưa tốt, một phần là do sự ảnh hưởng của sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ vào việc học tiếng Việt, mỗi giáo viên tiểu học cần nhận biết được sự giao thoa trong ngôn ngữ Mông và tiếng Việt, đồng thời thực hiện tốt nguyên tắc “hiểu trình độ tiếng mẹ đẻ, trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh” trong dạy học thì việc dạy học tiếng Việt sẽ đạt kết quả cao.

I. Sự giao thoa  tiếng Mông và Tiếng Việt

Về âm: Tiếng Mông có 58 phụ âm, trong đó có 11 phụ âm, trong đó giống tiếng Việt hoàn toàn về cách đọc và cách viết là các phụ âm:  c, đ, h, kh, l, n, ng, t, th, tr, v.  Có 22 phụ âm tiền âm mũi, các phụ âm: b, bl, ch, cx, dh, dr, f, fl, g, gr, hl, hm, hn, hnh, I, k, kr, mf, mfl, nd, nh, nf, nkh, nkr, nq, nr,nt, nth, nx, ny, nz, pl, q, r, sh, tx, vv, x, y, z, mn, hmn.

Về vần: Hệ thống nguyên âm tiếng Mông gồm 10 nguyên âm cách đọc và viết tương đương với nguyên âm tiếng Việt; có 5 vần khác tiếng Việt: ei (đọc là ay), êi (ây), uô (ua), ơư (ơ), iê (ia)

Về dấu thanh: Tiếng Mông có 8 thanh điệu được biểu thị bằng chữ viết ghi ở cuối âm tiết.

TT

Dấu trong tiếng Mông

Tên gọi

Dấu trong Tiếng Việt

1

Không dấu

tsi

Gần như  thanh ngang

2

k

kuôk

3

s

sơưs

Dấu huyền

4

l

lul

Hai dấu này gần giống thanh nặng, nhưng dấu x đọc nhẹ hơn

5

x

xix

6

v

vuv

Gần giống thanh hỏi

7

r

rơưr

Giống thanh sắc

8

z

zuz

Sự giống nhau một phần trong các âm, phụ âm, vần và dấu thanh giữa tiếng Mông và tiếng Việt giúp cho việc học tập của học sinh thuận lợi hơn.

 II. Một số điểm khác biệt giữa tiếng Mông và tiếng Việt

1.     Sự khác biệt trong cách phát âm, cách đọc

Tiếng Mông hạn chế về hệ thống vần, tiếng Mông không có âm tiết tận cùng là phụ âm khép môi như: “m”, “p” và các phụ âm tắc xát như “n”, “t”, “c”, “ch”. Có hiện tượng biến âm thanh dẫn đến việc các em phát âm tiếng Việt thường sai, dùng từ không chính xác về nghĩa, diễn đạt sai khi nói, sai chính tả khi viết. Các em thường khó khăn trong phát âm các tiếng chứa các phụ âm này.

Ví dụ: các em hay lẫn các âm cuối vần “c” thành “t, p” và ngược lại, như: “gió bấc”  thành  “gió bất”; “ bậc thang” thành “bật thang”…

Ngoài ra các em đọc tiếng Việt thường phát âm sai các dấu thanh: Dấu ngã đọc thành dấu sắc. Dấu hỏi đọc thành dấu nặng.

Ví dụ:  “cái mũ” thành “ cái mú”; “ sạch sẽ” thành  “sạch sé”;  “cái bảng” thành “cái bạng”, “ dấu hỏi” thành “dấu họi”…

2. Sự khác nhau trong cách dùng từ xưng hô

Trong giao tiếp, người Mông thường không dùng từ xưng hô, người Mông không chú ý đến quan hệ thứ bậc, chưa chú ý đến thái độ, tình cảm mà người nói muốn biểu đạt khi giao tiếp. Họ thường dùng từ “cur”= “tôi” (tương đương với các từ xưng hô ngôi thứ nhất trong tiếng Việt: tôi, tao, tớ, em, con, cháu,…); từ “caox” = “mày” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (gồm ông, bà, cha, mẹ, anh, cô giáo, ngài, sếp…); từ “nưl” = “nó” chỉ đại từ nhân xưng ngôi thứ ba (ngài ấy, ông ấy, bà ấy, chị ấy…)…để xưng hô với tất cả các đối tượng tham gia giao tiếp ở các quan hệ vai khác nhau, dù trong đối thoại ngang bằng hay có thứ bậc. Trong việc dùng từ chỉ giới cũng không rõ ràng, người Mông thường dùng từ “tul” chỉ chung cho “đứa, thằng”, vì vậy học sinh thường dùng từ “thằng” để chỉ cả nam và nữ khi xưng hô. Điều này làm cho các bài văn của các em thường lủng củng, không rõ vai giao tiếp hoặc vô nhân xưng.

Trong phong cách giao tiếp, trong chào hỏi: khi gặp nhau, người Mông thường thể hiện tình cảm của mình bằng cách sử dụng lời hỏi thay cho lời chào (ví dụ: khi gặp thầy cô giáo, học sinh người Kinh nói: Em chào thầy ạ! thì học sinh dân tộc Mông thường hỏi “Caox môngl kreir tưs ax theix zaoz?” = “mày đi đâu đấy thầy giáo” = “Thầy giáo đi đâu đấy ạ?”).

3. Sự khác biệt trong cách dùng từ, cách diễn đạt câu

  Cách sử dụng từ láy không giống như trong tiếng Việt: Từ láy trong tiếng Việt thường làm giảm ý nghĩa của từ còn trong tiếng Mông từ láy lại làm tăng ý nghĩa của từ (ví dụ: từ “đỏ” khi sử dụng phương thức láy trong tiếng Việt có các từ “đỏ đỏ, đo đỏ” với nghĩa giảm nhẹ bằng “hơi đỏ” thì trong tiếng Mông “laz laz” lại có nghĩa “rất đỏ”; “đươz đươz” = trắng lắm; “cuz cuz”= rất nóng…)

  Về ngữ pháp: trong danh ngữ tiếng Mông, yếu tố chỉ sự sở hữu luôn đứng trước (ví dụ: cur “tôi” tsêr “nhà” = nhà tôi) nên các em hay sai trong sắp xếp trật tự các từ trong câu, các em thường hay nói, viết ngược…

4. Sự khác nhau trong cách sử dụng biện pháp so sánh

Trong miêu tả và cách sử dụng biện pháp so sánh có điểm khác biệt. Khi thể hiện hay mô tả một vật, một hiện tượng nào đó người Mông thường sử dụng những hình ảnh quen thuộc để miêu tả (ví dụ: Khi hỏi khoảng cách, quãng đường, họ thường sử dụng hình ảnh chiếc khăn để nói: Khoảng độ 1 hoặc 2 khăn vắt vai nữa là tới, hoặc xa bằng 2 con dao quăng…). Người Mông thường hay so sánh ví von, song thường so sánh rất cụ thể, chân thực. Các hình ảnh so sánh là những sự vật, hiện tương gần gũi, xung quanh cuộc sống của con người nên câu văn thô nhám, không đẹp (ví dụ: béo như con lợn, mắt tinh như mắt chó; da trắng như hòn đá dưới lòng suối…). Điều này ảnh hưởng đến tư duy của học sinh khi các em so sánh, làm cho câu văn đôi lúc ngô nghê, thô thiển, dễ gây cười.

Thói quen sử dụng ngôn ngữ và phong cách giao tiếp của tiếng mẹ đẻ tạo lên sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Việt, cản trở việc học tiếng Việt của các em học sinh dân tộc Mông.

III. Biện pháp khắc phục

3.1. Giáo viên cần thâm nhập thực tế để diểu học sinh dân tộc

Đây là hoạt động tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, việc làm này giúp giáo viên có hiểu biết về trình độ tiếng mẹ đẻ và vốn tiếng Việt hiện có của học sinh, nhận biết được các lỗi trong phát âm, dùng từ của từng em học sinh để có kế hoạch rèn luyện cụ thể. Mặt khác, việc gần gũi, quan tâm tới các em giúp giáo viên nhận biết được khả năng của từng em, nhận ra được “vùng phát triển gần” của mỗi em để thiết kế nội dung và tiết học phù hợp, kích thích sự say mê học tập ở các em.

3.2.Tăng cường rèn các kỹ năng phát âm cho học sinh

Để việc rèn kỹ năng phát âm cho học sinh Mông đạt hiệu quả, trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn về tiếng Việt để làm mẫu cho học sinh thực hiện theo.

Xây dựng hệ thống bài tập luyện phát âm các dấu và âm vần dễ lẫn để học sinh  được thường xuyên luyện tập, thực hành.

Việc rèn phát âm cần được thực hiện  mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các giờ học, các môn học. Giáo viên luôn chủ động tạo không khí thân thiện, môi trường giao tiếp thuận lợi, khuyến khích học sinh tích cực tham gia sử dụng tiếng Việt. Giáo viên cần khéo léo, tế nhị trong chỉnh sửa khi nghe học sinh phát âm sai hoặc dùng từ, đặt câu chưa đúng.

3.3. Đổi mới phương pháp dạy học

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, thiết kế giáo án và tổ chức các giờ học theo hướng thực hành trải nghiệm với bốn hoạt động học của học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học trong giao tiếp và bằng giao tiếp thông qua các tình huống giao tiếp cụ thể, sinh động.

Tăng cường dạy hoạt động quan sát trong các giờ học để học sinh dân tộc Mông biết cách mở rộng vốn từ, thực hành sử dụng vốn từ vừa tìm được vào việc nói, viết, đặt câu, so sánh, nhân hóa.. trong học tập và làm văn miêu tả.

Tăng cường tổ chức trò chơi, tổ chức thăm quan, đi dã ngoại, trải nghiệm thực tế, đóng vai… để học sinh tự chủ, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú, tạo cơ hội cho nhiều học sinh được tham gia giao tiếp, mỗi học sinh được giao tiếp nhiều lần trong quá trình học tập.

Thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trong giảng dạy cần vận dụng linh hoạt tiếng Mông và tiếng Việt trong giải nghĩa từ để học sinh hiểu kĩ, hiểu sâu về tiếng Việt.

III. Kết luận

Hiện tượng giao thoa giữa các ngôn ngữ trong xã hội là một hiện tượng tự nhiên và tất yếu, chứa trong nó những nét tích cực và điểm tiêu cực. Việc am hiểu ngôn ngữ của học sinh, vốn ngôn ngữ hiện có của các em giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng làm cho việc học và sử dụng tiếng Việt của học sinh tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay./.

 

Tài liệu tham khảo

 

1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2007), Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số – Nxb giáo dục.

2. Lý Seo Chúng (2007) Tài liệu dạy và học tiếng H’Mông, Nxb giáo dục.

3. Nguyễn Thu Phương “Dạy từ xưng hô trong mối quan hệ với văn hóa giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh người Hmông”, TCGD số 266 tháng 7/2011.

4. Thào Seo Sình-Phan Thanh. Sách học tiếng Mông. NXB Văn hóa dân tộc. H. 2003.

 


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
Các bài đã đăng
  • Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực (26/09)
  • Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn (26/09)
  • Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt (20/09)
  • Một số băn khoăn về năng lực dạy học của học sinh sinh viên trong các trường Sư phạm hiện nay (30/05)
  • Nhận thức, thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đối với hoạt động nghiên cứu khoa học (29/05)
  • Mối liên hệ giữa nội dung học phần “Cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán” và nội dung dạy học toán ở trường tiểu học (17/03)
  • Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong trường Sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (01/03)
  • Nghiệm thu đề tài, tập bài giảng và sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 (04/08)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin