Chân dung Bác Hồ được tạc bằng những vần thơ

Phàm cái gì thuộc lĩnh vực nghệ thuật thì đều cần phải có cảm hứng xuất thần mới tạo được tác phẩm sống mãi với thời gian. Lĩnh vực nào của nghệ thuật cũng có cái khó riêng của nó. Tạc chân dung bằng đường nét, hình khối đã rất khó. Tạc chân dung bằng màu sắc càng khó hơn. Nhưng nếu dùng ngôn từ để tạc chân dung thì quả là một thách thức cực kì táo bạo và cũng vô cùng dũng cảm bởi rất có thể sẽ không thành công, thậm chí còn có thể gây phản ứng ngược, vĩnh viễn thui chột sự sáng tạo sau này của các thi sĩ. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về Hồ Chí Minh như Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Minh Huệ, Nông Quốc Chấn, Trần Đăng Khoa… và có thể nói đấy là những “nhà điêu khắc tạc tác phẩm bằng thơ”tiêu biểu.

Chân dung Bác Hồ hiện lên một cách dung dị, mộc mạc, hiền hậu nhưng to lớn, vĩ đại như chính cuộc đời Người vậy. Từ bài thơ Sáng tháng Năm, nhà thơ xứ Huế đã cảm nhận Bác từ bên trong, từ chiều sâu, qua đó cho ta thấy Bác vĩ đại không chỉ như một vị tướng mà còn bình dị, trầm tĩnh, ung dung tự tại trong những sự việc trọng đại cũng như trong đời sống hằng ngày: Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị. Màu quê hương bền bỉ đậm đà. Còn đôi dép cũ, mòn quai gót. Bác vẫn thường đi giữa thế gian…Không phải ngẫu nhiên mà nếp sống đời thường giản dị của Người lại đi vào trong thơ dung dị như thế: Nhà gác đơn sơ một góc vườn. Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn. Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối. Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn… Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn. Thong dong chiếc gậy gác bên bàn. Còn đôi dép cũ, mòn quai gót. Bác vẫn thường đi giữa thế gian (Tố Hữu). Bác Hồ gần gũi như một người cha, người anh: Bàn tay con nắm tay cha. Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng (Tố Hữu). Dường như khoảng cách của một vị lãnh tụ đối với một người dân đã không còn nữa, mà đấy là tình cảm ân tình của cha- con, cũng vì thế mà hình tượng của Người càng vĩ đại: Bác ngồi đó, lớn mênh mông. Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non…Bác Hồ, cha của chúng con. Hồn của muôn hồn (Tố Hữu). Thấp thoáng đâu đó sau các con chữ là một quan niệm sống giảng dị, kín đáo mà không hề đồng tình với sự màu mè, hào nhoáng, phô trương: Một đời thanh bạch chẳng vàng son. Mong manh áo vải hồn muôn trượng. Hơn tượng đồng phơi những lối mòn…Như đỉnh non cao tự giấu hình. Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh (Tố Hữu). Ở Bác, cái độc đáo là bình dị, không hề tầm thường, đời thường mà vẫn vĩ đại: Lại có Cụ Già chân đi đất, Mặc bộ quần áo Nùng, Tay cầm cái gậy mây rừng, Miệng ngậm một điếu can không khói, Bộ râu dài vừa trắng vừa đen, Chân tay nhanh nhẹn như thanh niên…Cụ Già cười, vẫy chào người đứng đón (Nông Quốc Chấn)

Các tác giả còn cho ta thấy, Bác còn là người con hiếu đễ với quê hương xứ sở: Ôi sáng hè vui Bác trở về. Vẫn không quên lối cũ tình quê. Bạn xưa còn nhớ khi câu cá. Nhớ quả cà ngon, nhớ gốc chè (Tố Hữu). Đối với đồng chí, Người không có phong thái của cấp trên đối với cấp dưới mà gần gũi như một người cha, người anh: Bàn tay con nắm tay cha. Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng (Tố Hữu). Tố Hữu như thấu hiểu từng nghĩ suy, hành động của Người: Con nghe Bác tưởng như lời non nước. Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau. Phải là người có tình cảm thành kính và sâu sắc thì Tố Hữu mới nói những lời gan ruột như thế, cách xưng hô rất ân cần, quen thân, gần gũi: Cho con được ôm hôn má Bác. Cho con hôn mái đầu tóc bạc. Hôn chòm râu mát rượi hòa bình. Không phải ngẫu nhiên mà nếp sống đời thường giản dị của Người lại đi vào trong thơ bình dị như thế: Nhà gác đơn sơ một góc vườn. Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn.Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối. Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn… Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn. Thong dong chiếc gậy gác bên bàn. Còn đôi dép cũ, mòn quai gót. Bác vẫn thường đi giữa thế gian (Tố Hữu). Có lẽ trong thơ ca cách mạng Việt Nam, chưa có ai như Tố Hữu đã phát hiện một nét độc đáo của dân tộc ta, đó là đức hy sinh Việt Nam, tình thương Việt Nam, tình nghĩa Việt Nam mà Bác là hình ảnh tuyệt vời. Tình thương của Người bao la như trời biển: Bác sống như trời đất của ta. Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa. Tự do cho mỗi đời nô lệ. Sữa để em thơ, lụa tặng già…

… Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa. Tình thương của Bác thật vô bờ bến, Người thương cảnh “màn trời, chiếu đất” của các chị dân công: Bác thương đoàn dân công. Đêm nay ngủ ngoài rừng. Rải lá cây làm chiếu. Manh áo phủ làm chăn (Minh Huệ). Người thương các dân tộc trên thế giới bị áp bức:…Á, Âu đâu cũng lòng trong đục. Vàng máu chia 2 cảnh khổ giàu (Chế Lan Viên). Đau đáu nhất là lòng thương dân tộc Việt của Bác. Khi rời Tổ quốc để bôn ba “bốn biển năm châu”, Người thao thức không ngủ vì nỗi lòng thổn thức của người con phải rời xa đất mẹ: Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ. Sóng vỗ dưới thân tàu đau phải sóng quê hương. Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở. Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương (Chế Lan Viên). Trước lúc đi về thế giới của Các Mác, Lê- nin, Bác vẫn là “dòng sông chảy nặng phù sa” tận hiến cho nhân loại:…B để tình thương cho chúng con…Ra đi Bác dặn còn non nước…Chỉ biết quên mình cho hết thảy (Tố Hữu).

Và trong tâm khảm của triệu triệu trái tim con Lạc, cháu Hồng, thì sự ra đi của Bác chỉ như một chuyến đi xa, là khởi nguồn vạn vạn tâm niệm thiêng liêng của thế hệ tương lai trước Bác: Nếu có hôm nào ta vắng Bác. Chắc là Người bận chuyến đi xa…Ơi đàn em nhỏ quên ca hát. Hãy lớn ngoan như Bác có nhà! (Tố Hữu)

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Tuy Bác đã đi xa nhưng tinh thần và tấm lòng của Bác vẫn sống mãi với con người và non sông gấm vóc Việt Nam, vẫn là tấm gương sáng về đạo lý làm người cho muôn  thế hệ mai sau noi theo.

Tác giả: Tống Thị Hải Lý

Chân dung Bác Hồ được tạc bằng những vần thơ

Gửi vào: 13:21 24/04/2015

Phàm cái gì thuộc lĩnh vực nghệ thuật thì đều cần phải có cảm hứng xuất thần mới tạo được tác phẩm sống mãi với thời gian. Lĩnh vực nào của nghệ thuật cũng có cái khó riêng của nó. Tạc chân dung bằng đường nét, hình khối đã rất khó. Tạc chân dung bằng màu sắc càng khó hơn. Nhưng nếu dùng ngôn từ để tạc chân dung thì quả là một thách thức cực kì táo bạo và cũng vô cùng dũng cảm bởi rất có thể sẽ không thành công, thậm chí còn có thể gây phản ứng ngược, vĩnh viễn thui chột sự sáng tạo sau này của các thi sĩ. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về Hồ Chí Minh như Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Minh Huệ, Nông Quốc Chấn, Trần Đăng Khoa… và có thể nói đấy là những “nhà điêu khắc tạc tác phẩm bằng thơ”tiêu biểu.

Chân dung Bác Hồ hiện lên một cách dung dị, mộc mạc, hiền hậu nhưng to lớn, vĩ đại như chính cuộc đời Người vậy. Từ bài thơ Sáng tháng Năm, nhà thơ xứ Huế đã cảm nhận Bác từ bên trong, từ chiều sâu, qua đó cho ta thấy Bác vĩ đại không chỉ như một vị tướng mà còn bình dị, trầm tĩnh, ung dung tự tại trong những sự việc trọng đại cũng như trong đời sống hằng ngày: Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị. Màu quê hương bền bỉ đậm đà. Còn đôi dép cũ, mòn quai gót. Bác vẫn thường đi giữa thế gian…Không phải ngẫu nhiên mà nếp sống đời thường giản dị của Người lại đi vào trong thơ dung dị như thế: Nhà gác đơn sơ một góc vườn. Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn. Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối. Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn… Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn. Thong dong chiếc gậy gác bên bàn. Còn đôi dép cũ, mòn quai gót. Bác vẫn thường đi giữa thế gian (Tố Hữu). Bác Hồ gần gũi như một người cha, người anh: Bàn tay con nắm tay cha. Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng (Tố Hữu). Dường như khoảng cách của một vị lãnh tụ đối với một người dân đã không còn nữa, mà đấy là tình cảm ân tình của cha- con, cũng vì thế mà hình tượng của Người càng vĩ đại: Bác ngồi đó, lớn mênh mông. Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non…Bác Hồ, cha của chúng con. Hồn của muôn hồn (Tố Hữu). Thấp thoáng đâu đó sau các con chữ là một quan niệm sống giảng dị, kín đáo mà không hề đồng tình với sự màu mè, hào nhoáng, phô trương: Một đời thanh bạch chẳng vàng son. Mong manh áo vải hồn muôn trượng. Hơn tượng đồng phơi những lối mòn…Như đỉnh non cao tự giấu hình. Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh (Tố Hữu). Ở Bác, cái độc đáo là bình dị, không hề tầm thường, đời thường mà vẫn vĩ đại: Lại có Cụ Già chân đi đất, Mặc bộ quần áo Nùng, Tay cầm cái gậy mây rừng, Miệng ngậm một điếu can không khói, Bộ râu dài vừa trắng vừa đen, Chân tay nhanh nhẹn như thanh niên…Cụ Già cười, vẫy chào người đứng đón (Nông Quốc Chấn)

Các tác giả còn cho ta thấy, Bác còn là người con hiếu đễ với quê hương xứ sở: Ôi sáng hè vui Bác trở về. Vẫn không quên lối cũ tình quê. Bạn xưa còn nhớ khi câu cá. Nhớ quả cà ngon, nhớ gốc chè (Tố Hữu). Đối với đồng chí, Người không có phong thái của cấp trên đối với cấp dưới mà gần gũi như một người cha, người anh: Bàn tay con nắm tay cha. Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng (Tố Hữu). Tố Hữu như thấu hiểu từng nghĩ suy, hành động của Người: Con nghe Bác tưởng như lời non nước. Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau. Phải là người có tình cảm thành kính và sâu sắc thì Tố Hữu mới nói những lời gan ruột như thế, cách xưng hô rất ân cần, quen thân, gần gũi: Cho con được ôm hôn má Bác. Cho con hôn mái đầu tóc bạc. Hôn chòm râu mát rượi hòa bình. Không phải ngẫu nhiên mà nếp sống đời thường giản dị của Người lại đi vào trong thơ bình dị như thế: Nhà gác đơn sơ một góc vườn. Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn.Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối. Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn… Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn. Thong dong chiếc gậy gác bên bàn. Còn đôi dép cũ, mòn quai gót. Bác vẫn thường đi giữa thế gian (Tố Hữu). Có lẽ trong thơ ca cách mạng Việt Nam, chưa có ai như Tố Hữu đã phát hiện một nét độc đáo của dân tộc ta, đó là đức hy sinh Việt Nam, tình thương Việt Nam, tình nghĩa Việt Nam mà Bác là hình ảnh tuyệt vời. Tình thương của Người bao la như trời biển: Bác sống như trời đất của ta. Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa. Tự do cho mỗi đời nô lệ. Sữa để em thơ, lụa tặng già…

… Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa. Tình thương của Bác thật vô bờ bến, Người thương cảnh “màn trời, chiếu đất” của các chị dân công: Bác thương đoàn dân công. Đêm nay ngủ ngoài rừng. Rải lá cây làm chiếu. Manh áo phủ làm chăn (Minh Huệ). Người thương các dân tộc trên thế giới bị áp bức:…Á, Âu đâu cũng lòng trong đục. Vàng máu chia 2 cảnh khổ giàu (Chế Lan Viên). Đau đáu nhất là lòng thương dân tộc Việt của Bác. Khi rời Tổ quốc để bôn ba “bốn biển năm châu”, Người thao thức không ngủ vì nỗi lòng thổn thức của người con phải rời xa đất mẹ: Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ. Sóng vỗ dưới thân tàu đau phải sóng quê hương. Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở. Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương (Chế Lan Viên). Trước lúc đi về thế giới của Các Mác, Lê- nin, Bác vẫn là “dòng sông chảy nặng phù sa” tận hiến cho nhân loại:…B để tình thương cho chúng con…Ra đi Bác dặn còn non nước…Chỉ biết quên mình cho hết thảy (Tố Hữu).

Và trong tâm khảm của triệu triệu trái tim con Lạc, cháu Hồng, thì sự ra đi của Bác chỉ như một chuyến đi xa, là khởi nguồn vạn vạn tâm niệm thiêng liêng của thế hệ tương lai trước Bác: Nếu có hôm nào ta vắng Bác. Chắc là Người bận chuyến đi xa…Ơi đàn em nhỏ quên ca hát. Hãy lớn ngoan như Bác có nhà! (Tố Hữu)

Tuy Bác đã đi xa nhưng tinh thần và tấm lòng của Bác vẫn sống mãi với con người và non sông gấm vóc Việt Nam, vẫn là tấm gương sáng về đạo lý làm người cho muôn  thế hệ mai sau noi theo.

Tác giả: Tống Thị Hải Lý


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • PHẠM THỊ MINH THÚY, NỮ TRƯỞNG KHOA VỚI NHỮNG Ý TƯỞNG, ĐỘT PHÁ MỚI (20/06)
  • Tổng kết các lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Mầm non khoa 13, Tiểu học khóa 18 và THCS khóa 15 (23/11)
  • Cảm nhận từ một chuyến tham quan, thực tế (10/11)
  • Cảm nhận từ hoạt động trải nghiệm thực tế (10/11)
  • Cảm nhận từ một chuyến đi (31/10)
  • Giá trị gợi hình của các câu thành ngữ (19/04)
  • Sinh viên “đi phượt”, một trải nghiệm trẻ trung, năng động và bổ ích? (22/03)
  • Kỹ năng ra quyết định của người lãnh đạo (10/02)
Các bài đã đăng
  • Chân dung người lính Cụ Hồ được tạc nên bằng những câu hát! (20/01)
  • Tổng kết các lớp Bồi dưỡng CBQL: THCS K12, Mầm non K10, Tiểu học K15 (23/12)
  • Chuyến thăm quan thực tế thú vị (21/11)
  • Học viên các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý nô nức trong ngày tựu trường (22/09)
  • Thầy trò khoa Bồi dưỡng hăng say học tập (14/11)
  • Ấm áp đến từ những tấm lòng (08/03)
  • Bồi dưỡng cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu mới của nhiệm vụ giáo dục (02/10)
  • Buổi sinh hoạt chuyên môn ấn tượng (05/08)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin