Nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp cũng đang ngày càng phát triển mạnh trong đó có chữ viết mà đỉnh cao của nó là nghệ thuật thư pháp. Có rất nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu, sáng tạo môn nghệ thuật này. Tất cả những điều đó chứng tỏ vấn đề chữ viết đang được quan tâm đúng mức.
Vậy làm sao để ta có thể viết được chữ đẹp? Làm sao để khi một người và mọi người nhìn vào chữ viết của ta sẽ đánh giá con người được chuẩn mực nhất?
Để viết chữ đẹp thì bút, mực, giấy cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Cây bút là công cụ để tạo ra chữ viết. Việc lựa chọn một cây bút phù hợp để viết đẹp là việc làm không dễ.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng chữ viết, đẩy mạnh phong trào vở sạch chữ đẹp, đồng thời khắc phục một số nhược điểm của bút, mực, giấy viết hiện nay, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dùng cho luyện chữ đẹp là cần thiết.
Kĩ năng chữ đẹp, viết bảng đẹp vô cùng quan trọng đối với giáo viên nhất là giáo viên Tiểu học vì giáo viên có viết đẹp thì mới dạy tốt môn tập viết, luyện chữ đẹp cũng như các môn học khác. Chính vì vậy việc rèn chữ nói chung và rèn viết bảng nói riêng là vô cùng cần thiết với các thầy cô.
Quá trình luyện chữ đẹp cho học sinh thực chất là quá trình sửa lỗi sai cho các em vì vậy giáo viên cần biết chính xác lỗi sai, nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi sai đó thì việc luyện chữ cho các em mới đạt kết quả cao.
1. Một số lỗi sai học sinh thường mắc
+ Thiếu nét:
+ Thừa nét:
+ Sai nét:
+ Khoảng cách:
+ Sai dấu:
+ Mẫu chữ
+ Cỡ chữ
+ Chính tả
+ Tốc độ
+ Trình bày
2. Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục
+ Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc nhở thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì thêm vào cho đủ và cho tập lại ngay bài vừa sửa.
+ Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Cách khắc phục là hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái. Chú ý nếu học sinh sai chữ nào chỉ hướng dẫn lại quy trình chữ đó bao giờ viết đúng, đẹp mới thôi.
+ Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gần ngòi bút hoặc tay cầm bút bị cong, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục là nhắc học sinh cầm bút cho đúng. Khi viết ngón tay cử động linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay và cánh tay.
+ Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách chữ là 1 ô đơn vị chữ, khoảng cách giữa các con chữ thay đổi theo từng nét chữ khoảng từ 1/2 đến 3/4 ô đơn vị. Viết liền mạch xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu thanh.
VD: viết chữ : trắng – hướng dẫn viết: trang – liền mạch, xong mới đánh dấu t, ă, và dấu sắc – trắng.
+ Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.
Để có kết quả chữ viết đẹp ta cần lưu ý sử dụng bút, mực, giấy vở như sau:
– Bút không quá dài hoặc quá ngắn khoảng 13 cm là vừa phải
– Bút không to hoặc nhỏ quá nhất là chỗ tay cầm bút đường kính 7 mm là vừa
– Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.
– Các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra mực đều.
– Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ (khoảng 8 – 10 g/cây bút là vừa).
Bút thông thường thì phần đầu ngòi bút thường tròn đó là bi hoặc hạt gạo có tác dụng viết trơn, xoay được các chiều. Để viết được nét thanh nét đậm cần phải cải tiến phần đầu ngòi – Mài hết hạt gạo sao cho đầu ngòi bút mỏng dẹt.
Độ mỏng của đầu ngòi có thể đạt tới mức 0,1mm, chiều rộng của đầu ngòi bút phụ thuộc theo yêu cầu của mẫu chữ kiểu chữ viết thông thường từ 0,5 – 2mm. Tạo ra độ nghiêng phù hợp với tay viết (nghiêng sang phải khoảng 20,5 độ). Đầu ngòi bút phải có các góc, các cạnh để chữ viết có độ nét.
Ngòi bút không quá trơn để điều khiển được bút theo ý người viết, không quá sắc để khi viết không bị gai tránh việc rách giấy và nhoè mực. Điều chỉnh rãnh dẫn mực đến đầu ngòi nhiều hơn bút bình thường vì nét đậm cần xuống mực nhiều hơn.
3. Sử dụng bút cải tiến
a. Các thao tác chuẩn bị.
Chuẩn bị giấy, vở là loại giấy tốt không nhoè vì hiện nay thị trường bút bi rất nhiều loại phong phú, đa dạng nên các nhà sản xuất giấy ít quan tâm đến chất lượng giấy viết cho bút mực do vậy nhiều loại giấy không sử dụng được cho viết bút mực.
Giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ là loại vở ô li có dòng kẻ carô nhỏ, dòng kẻ nghiêng dể luyện chữ nghiêng cho thuận lợi. Định lượng giấy cần lớn hơn 70g/m2.
Chọn mực cần đảm bảo chất lượng độ lỏng và độ mao dẫn vừa phải không bị lắng cặn. Rửa sạch bút bằng nước trước khi hút mực lần đầu, hút đầy mực và lau sạch mực ở phần đầu ngòi.
b. Cách viết:
Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngoài.
Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi.
Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng.
Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên.
Sửa chữa hỏng hóc thông thường
a. Bút ra mực quá đậm:
Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá rộng, cựa gà quá nhỏ.
Khắc phục: ép lại hai lá ngòi ở phần đầu ngòi sao cho khít lại đủ để ra mực vừa phải.
b. Bút ra ít mực hoặc không ra mực:
Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá khít, ngòi bút không ôm sát cựa gà, do mực quá đặc hay bị nhiều cặn.
Khắc phục: Lấy lưỡi dao tem tách nhẹ vào rãnh thoát mực làm cho rộng ra. Chèn cho ngòi bút ép sát vào cựa gà. Nếu do mực cặn hoặc quá đặc thì thay mực.
4. Một số điểm cần chú ý
Khi sử dụng bút viết xong cần đóng nắp lại ngay để tránh khô mực ở đầu ngòi hoặc có thể rơi, va chạm vào vật cứng sẽ không bị cong gãy ngòi. Khi di chuyển, vận động bút nên để tư thế thẳng đứng hướng ngòi bút lên trên để tránh việc mực tràn ra nắp bút gây bẩn tay và vở.
Chúc các bạn lựa chọn được những sản phẩm tốt nhất và có phương pháp đúng nhất để có nét chữ viết ngày càng đẹp hơn.
Theo Báo Giáo dục thời đại
Một số mẹo nhỏ giúp học sinh tiểu học viết chữ đẹp
Nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp cũng đang ngày càng phát triển mạnh trong đó có chữ viết mà đỉnh cao của nó là nghệ thuật thư pháp. Có rất nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu, sáng tạo môn nghệ thuật này. Tất cả những điều đó chứng tỏ vấn đề chữ viết đang được quan tâm đúng mức.
Vậy làm sao để ta có thể viết được chữ đẹp? Làm sao để khi một người và mọi người nhìn vào chữ viết của ta sẽ đánh giá con người được chuẩn mực nhất?
Để viết chữ đẹp thì bút, mực, giấy cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Cây bút là công cụ để tạo ra chữ viết. Việc lựa chọn một cây bút phù hợp để viết đẹp là việc làm không dễ.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng chữ viết, đẩy mạnh phong trào vở sạch chữ đẹp, đồng thời khắc phục một số nhược điểm của bút, mực, giấy viết hiện nay, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dùng cho luyện chữ đẹp là cần thiết.
Kĩ năng chữ đẹp, viết bảng đẹp vô cùng quan trọng đối với giáo viên nhất là giáo viên Tiểu học vì giáo viên có viết đẹp thì mới dạy tốt môn tập viết, luyện chữ đẹp cũng như các môn học khác. Chính vì vậy việc rèn chữ nói chung và rèn viết bảng nói riêng là vô cùng cần thiết với các thầy cô.
Quá trình luyện chữ đẹp cho học sinh thực chất là quá trình sửa lỗi sai cho các em vì vậy giáo viên cần biết chính xác lỗi sai, nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi sai đó thì việc luyện chữ cho các em mới đạt kết quả cao.
1. Một số lỗi sai học sinh thường mắc
+ Thiếu nét:
+ Thừa nét:
+ Sai nét:
+ Khoảng cách:
+ Sai dấu:
+ Mẫu chữ
+ Cỡ chữ
+ Chính tả
+ Tốc độ
+ Trình bày
2. Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục
+ Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc nhở thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì thêm vào cho đủ và cho tập lại ngay bài vừa sửa.
+ Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Cách khắc phục là hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái. Chú ý nếu học sinh sai chữ nào chỉ hướng dẫn lại quy trình chữ đó bao giờ viết đúng, đẹp mới thôi.
+ Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gần ngòi bút hoặc tay cầm bút bị cong, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục là nhắc học sinh cầm bút cho đúng. Khi viết ngón tay cử động linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay và cánh tay.
+ Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách chữ là 1 ô đơn vị chữ, khoảng cách giữa các con chữ thay đổi theo từng nét chữ khoảng từ 1/2 đến 3/4 ô đơn vị. Viết liền mạch xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu thanh.
VD: viết chữ : trắng – hướng dẫn viết: trang – liền mạch, xong mới đánh dấu t, ă, và dấu sắc – trắng.
+ Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.
Để có kết quả chữ viết đẹp ta cần lưu ý sử dụng bút, mực, giấy vở như sau:
– Bút không quá dài hoặc quá ngắn khoảng 13 cm là vừa phải
– Bút không to hoặc nhỏ quá nhất là chỗ tay cầm bút đường kính 7 mm là vừa
– Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.
– Các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra mực đều.
– Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ (khoảng 8 – 10 g/cây bút là vừa).
Bút thông thường thì phần đầu ngòi bút thường tròn đó là bi hoặc hạt gạo có tác dụng viết trơn, xoay được các chiều. Để viết được nét thanh nét đậm cần phải cải tiến phần đầu ngòi – Mài hết hạt gạo sao cho đầu ngòi bút mỏng dẹt.
Độ mỏng của đầu ngòi có thể đạt tới mức 0,1mm, chiều rộng của đầu ngòi bút phụ thuộc theo yêu cầu của mẫu chữ kiểu chữ viết thông thường từ 0,5 – 2mm. Tạo ra độ nghiêng phù hợp với tay viết (nghiêng sang phải khoảng 20,5 độ). Đầu ngòi bút phải có các góc, các cạnh để chữ viết có độ nét.
Ngòi bút không quá trơn để điều khiển được bút theo ý người viết, không quá sắc để khi viết không bị gai tránh việc rách giấy và nhoè mực. Điều chỉnh rãnh dẫn mực đến đầu ngòi nhiều hơn bút bình thường vì nét đậm cần xuống mực nhiều hơn.
3. Sử dụng bút cải tiến
a. Các thao tác chuẩn bị.
Chuẩn bị giấy, vở là loại giấy tốt không nhoè vì hiện nay thị trường bút bi rất nhiều loại phong phú, đa dạng nên các nhà sản xuất giấy ít quan tâm đến chất lượng giấy viết cho bút mực do vậy nhiều loại giấy không sử dụng được cho viết bút mực.
Giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ là loại vở ô li có dòng kẻ carô nhỏ, dòng kẻ nghiêng dể luyện chữ nghiêng cho thuận lợi. Định lượng giấy cần lớn hơn 70g/m2.
Chọn mực cần đảm bảo chất lượng độ lỏng và độ mao dẫn vừa phải không bị lắng cặn. Rửa sạch bút bằng nước trước khi hút mực lần đầu, hút đầy mực và lau sạch mực ở phần đầu ngòi.
b. Cách viết:
Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngoài.
Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi.
Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng.
Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên.
Sửa chữa hỏng hóc thông thường
a. Bút ra mực quá đậm:
Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá rộng, cựa gà quá nhỏ.
Khắc phục: ép lại hai lá ngòi ở phần đầu ngòi sao cho khít lại đủ để ra mực vừa phải.
b. Bút ra ít mực hoặc không ra mực:
Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá khít, ngòi bút không ôm sát cựa gà, do mực quá đặc hay bị nhiều cặn.
Khắc phục: Lấy lưỡi dao tem tách nhẹ vào rãnh thoát mực làm cho rộng ra. Chèn cho ngòi bút ép sát vào cựa gà. Nếu do mực cặn hoặc quá đặc thì thay mực.
4. Một số điểm cần chú ý
Khi sử dụng bút viết xong cần đóng nắp lại ngay để tránh khô mực ở đầu ngòi hoặc có thể rơi, va chạm vào vật cứng sẽ không bị cong gãy ngòi. Khi di chuyển, vận động bút nên để tư thế thẳng đứng hướng ngòi bút lên trên để tránh việc mực tràn ra nắp bút gây bẩn tay và vở.
Chúc các bạn lựa chọn được những sản phẩm tốt nhất và có phương pháp đúng nhất để có nét chữ viết ngày càng đẹp hơn.
Theo Báo Giáo dục thời đại
Các bài mới
- Biệt danh của những thí sinh Olympia nổi bật (24/11)
- Khai mạc Hội thi chuyên môn – nghiệp vụ các trường ĐH, CĐ vùng Trung Bắc lần thứ XI (05/11)
- Công văn số 5250/BGDĐT-GDTH về việc triển khai tập huấn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT (25/10)
- Học Lịch sử kiểu mới cực sinh động: Lập hẳn Facebook cho vua Quang Trung! (16/09)
- Thông báo về việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2016 (04/08)
- Có thể nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển ĐH, CĐ tại bưu điện (27/07)
- Những lưu ý giúp đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ đạt kết quả tốt nhất (18/07)
- Các thí sinh hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia với nhiều tâm trạng (04/07)
Các bài đã đăng
- ‘Yếu ngoại ngữ, không biết vươn lên không làm thầy được’ (10/09)
- Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học (19/08)
- 3 hạng chức danh nghề nghiệp với giáo viên TCCN (18/08)
- Đáp án đề thi tuyển sinh cao đẳng chính quy năm 2014 (16/07)
- Hơn 1.700 hồ sơ dự thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai (14/07)
- Sắp tới, thứ trưởng giỏi ngoại ngữ cỡ nào? (23/06)
- Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014: Nhiều điểm mới! (23/06)
- Học trò lớp 5 sáng tạo phần mềm tiếng trống trường (05/05)