Hai học sinh sáng chế máy làm bánh xoài đoạt giải 2 toàn quốc

Tận dụng những vật liệu cũ, hai học sinh lớp 11 Trường THPT Ngô Gia Tự (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) đã sáng chế thành công máy làm bánh xoài giúp người dân giảm thời gian làm việc, giải quyết bài toán ‘được mùa mất giá’ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm cũng đã xuất sắc giành được giải nhì trong cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học vừa diễn ra tại TP.Vũng Tàu.

Hai học sinh Trương Vũ Đình Khoa, Nguyễn Phú Khánh Duy đều sinh ra và lớn lên tại Khánh Hòa, vùng đất có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của cây xoài.

Chính vì thế người dân ở đây từ lâu đã tự chế biến xoài thành nhiều sản phẩm khác nhau để dễ tiêu thụ trên thị trường, cũng như giải quyết tình trạng được mùa mất giá mà được giá thì mất mùa của trái xoài, trong đó có sản phẩm bánh xoài.

 

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Trong một lần phụ mẹ làm bánh, cả hai học sinh nhận thấy mọi công đoạn làm bánh đều rất chậm, chậm nhất là việc tách cơm xoài, tráng bánh.

Những khi không có nắng, việc phơi bánh kéo dài, cũng khiến chất lượng bánh giảm nhiều. Đặc biệt, cách chế biến bánh xoài thủ công rất tốn công sức lao động, khó kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm.

“Thời đại công nghệ phát triển mà em thấy gia đình cũng như người dân quê em toàn làm thủ công nên rất vất vả lại không có được năng suất cao. Nếu có một chiếc máy có thể thay con người làm thì người dân quê em sẽ bớt khổ. Chính vì thế tụi em đã bắt tay nghiên cứu và sáng chế” – Khoa lý giải về lý do sáng chế sản phẩm.

Cuối cùng, công sức của hai em cũng được đền đáp khi sản phẩm máy làm bánh xoài hoàn thành với nhiều điểm cộng đáng ngưỡng mộ.

“Tụi em tận dụng những vật liệu sẵn có trên thị trường cùng với kiến thức học được từ sách vở và trên mạng rồi bắt tay vào sáng chế sản phẩm từ tháng 2/2016.

Máy làm bánh xoài được thiết kế theo hệ thống dây chuyền tự động có chiều dài 1,2m, hoạt động với tổng công suất 7,738 kW. Máy bao gồm: bộ phận tách cơm xoài và hạt, khu vực nấu hỗn hợp xoài lỏng, bộ phận tráng bánh và khu sấy bánh.

Cả quá trình từ khâu tách cơm xoài đến khâu sấy khô bánh đều được điều khiển bằng một chiếc điện thoại thông minh thông qua bo mạch Bluetooth 10 kênh.

Để dự phòng trường hợp bo mạch hư hỏng, chúng em còn lắp đặt cho hệ thống bộ điều khiển thủ công”, Duy phân tích cấu tạo của chiếc máy.

Duy cũng phân tích thêm nguyên lý vận hành, xoài gọt vỏ được đưa vào tách cơm và hạt. Cơm xoài được đánh nhuyễn thành bột mịn và chảy xuống phần nấu, người đứng máy sẽ trộn chúng với hỗn hợp các phụ gia làm bánh theo công thức.

Phần nấu kéo dài từ 10 – 15 phút với mức nhiệt từ 52 – 72 độ C. Khi nấu chín, hỗn hợp bột này tiếp tục chảy xuống máng tráng rồi chạy trên các băng chuyền và được sấy khô bằng hệ thống halogen, quạt tản nhiệt.

“Với 32 kg xoài, máy làm bánh của chúng em mất một ngày để “biến” xoài thành bánh, nếu làm thủ công mất từ 4-6 ngày. Như vậy, chiếc máy sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian so với cách làm thủ công, sức lao động cũng được giảm đi.

Chiếc máy có thể sử dụng tại hộ gia đình và các doanh nghiệp, giúp rút ngắn thời gian, công sức lao động, giảm chi phí sản xuất. Đồng thời, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, không lệ thuộc vào thời tiết và khắc phục được tình trạng “được mùa mất giá”, nhằm ổn định đời sống cho người trồng xoài”, Khoa tự hào.

Thầy Nguyễn Thanh Tùng – Giáo viên Vật lý, người hướng dẫn của nhóm tác giả máy làm bánh xoài – nhận xét: “Hai em rất say mê nghiên cứu khoa học, những lần tranh luận chính là những lần các em tìm được tiếng nói chung cho sản phẩm của mình.

Vì thế, đây không chỉ đơn thuần là một chiếc máy tạo nên lợi nhuận, giải quyết bài toán việc làm mà còn là ý thức làm việc nhóm, làm việc vì cộng đồng xã hội của các em”.

Theo tính toán của hai em, máy làm bánh xoài khi bán ra thị trường có giá khoảng 7 triệu đồng, hoàn toàn phù hợp với hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ hoặc các xưởng sản xuất. Nếu máy hoạt động hết công suất, trong 2 tháng đầu, người sử dụng đã thu được tiền vốn mua máy và bắt đầu có lãi.

Hiện một số gia đình làm bánh xoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã tìm đến để đặt mua máy. Tuy nhiên, Duy và Khoa vẫn đang muốn tiếp tục cải tiến để có thể mang được một sản phẩm hoàn hảo hơn đến tay người sử dụng.

“Trong thời gian tới tụi em kỳ vọng sẽ cải tiến chiếc máy này không chỉ làm được bánh xoài mà có thể làm được bánh tráng dừa, bánh tráng dâu… đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân đồng thời tạo bước đệm để giải quyết việc làm cho người dân quê nhà” – Khoa tâm sự.

Theo Thanh niên

Hai học sinh sáng chế máy làm bánh xoài đoạt giải 2 toàn quốc

Gửi vào: 13:33 28/03/2017

Tận dụng những vật liệu cũ, hai học sinh lớp 11 Trường THPT Ngô Gia Tự (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) đã sáng chế thành công máy làm bánh xoài giúp người dân giảm thời gian làm việc, giải quyết bài toán ‘được mùa mất giá’ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm cũng đã xuất sắc giành được giải nhì trong cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học vừa diễn ra tại TP.Vũng Tàu.

Hai học sinh Trương Vũ Đình Khoa, Nguyễn Phú Khánh Duy đều sinh ra và lớn lên tại Khánh Hòa, vùng đất có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của cây xoài.

Chính vì thế người dân ở đây từ lâu đã tự chế biến xoài thành nhiều sản phẩm khác nhau để dễ tiêu thụ trên thị trường, cũng như giải quyết tình trạng được mùa mất giá mà được giá thì mất mùa của trái xoài, trong đó có sản phẩm bánh xoài.

 

Trong một lần phụ mẹ làm bánh, cả hai học sinh nhận thấy mọi công đoạn làm bánh đều rất chậm, chậm nhất là việc tách cơm xoài, tráng bánh.

Những khi không có nắng, việc phơi bánh kéo dài, cũng khiến chất lượng bánh giảm nhiều. Đặc biệt, cách chế biến bánh xoài thủ công rất tốn công sức lao động, khó kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm.

“Thời đại công nghệ phát triển mà em thấy gia đình cũng như người dân quê em toàn làm thủ công nên rất vất vả lại không có được năng suất cao. Nếu có một chiếc máy có thể thay con người làm thì người dân quê em sẽ bớt khổ. Chính vì thế tụi em đã bắt tay nghiên cứu và sáng chế” – Khoa lý giải về lý do sáng chế sản phẩm.

Cuối cùng, công sức của hai em cũng được đền đáp khi sản phẩm máy làm bánh xoài hoàn thành với nhiều điểm cộng đáng ngưỡng mộ.

“Tụi em tận dụng những vật liệu sẵn có trên thị trường cùng với kiến thức học được từ sách vở và trên mạng rồi bắt tay vào sáng chế sản phẩm từ tháng 2/2016.

Máy làm bánh xoài được thiết kế theo hệ thống dây chuyền tự động có chiều dài 1,2m, hoạt động với tổng công suất 7,738 kW. Máy bao gồm: bộ phận tách cơm xoài và hạt, khu vực nấu hỗn hợp xoài lỏng, bộ phận tráng bánh và khu sấy bánh.

Cả quá trình từ khâu tách cơm xoài đến khâu sấy khô bánh đều được điều khiển bằng một chiếc điện thoại thông minh thông qua bo mạch Bluetooth 10 kênh.

Để dự phòng trường hợp bo mạch hư hỏng, chúng em còn lắp đặt cho hệ thống bộ điều khiển thủ công”, Duy phân tích cấu tạo của chiếc máy.

Duy cũng phân tích thêm nguyên lý vận hành, xoài gọt vỏ được đưa vào tách cơm và hạt. Cơm xoài được đánh nhuyễn thành bột mịn và chảy xuống phần nấu, người đứng máy sẽ trộn chúng với hỗn hợp các phụ gia làm bánh theo công thức.

Phần nấu kéo dài từ 10 – 15 phút với mức nhiệt từ 52 – 72 độ C. Khi nấu chín, hỗn hợp bột này tiếp tục chảy xuống máng tráng rồi chạy trên các băng chuyền và được sấy khô bằng hệ thống halogen, quạt tản nhiệt.

“Với 32 kg xoài, máy làm bánh của chúng em mất một ngày để “biến” xoài thành bánh, nếu làm thủ công mất từ 4-6 ngày. Như vậy, chiếc máy sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian so với cách làm thủ công, sức lao động cũng được giảm đi.

Chiếc máy có thể sử dụng tại hộ gia đình và các doanh nghiệp, giúp rút ngắn thời gian, công sức lao động, giảm chi phí sản xuất. Đồng thời, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, không lệ thuộc vào thời tiết và khắc phục được tình trạng “được mùa mất giá”, nhằm ổn định đời sống cho người trồng xoài”, Khoa tự hào.

Thầy Nguyễn Thanh Tùng – Giáo viên Vật lý, người hướng dẫn của nhóm tác giả máy làm bánh xoài – nhận xét: “Hai em rất say mê nghiên cứu khoa học, những lần tranh luận chính là những lần các em tìm được tiếng nói chung cho sản phẩm của mình.

Vì thế, đây không chỉ đơn thuần là một chiếc máy tạo nên lợi nhuận, giải quyết bài toán việc làm mà còn là ý thức làm việc nhóm, làm việc vì cộng đồng xã hội của các em”.

Theo tính toán của hai em, máy làm bánh xoài khi bán ra thị trường có giá khoảng 7 triệu đồng, hoàn toàn phù hợp với hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ hoặc các xưởng sản xuất. Nếu máy hoạt động hết công suất, trong 2 tháng đầu, người sử dụng đã thu được tiền vốn mua máy và bắt đầu có lãi.

Hiện một số gia đình làm bánh xoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã tìm đến để đặt mua máy. Tuy nhiên, Duy và Khoa vẫn đang muốn tiếp tục cải tiến để có thể mang được một sản phẩm hoàn hảo hơn đến tay người sử dụng.

“Trong thời gian tới tụi em kỳ vọng sẽ cải tiến chiếc máy này không chỉ làm được bánh xoài mà có thể làm được bánh tráng dừa, bánh tráng dâu… đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân đồng thời tạo bước đệm để giải quyết việc làm cho người dân quê nhà” – Khoa tâm sự.

Theo Thanh niên


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Cô giáo mầm non viết cổ tích giữa đời thường (31/05)
Các bài đã đăng
  • Nguyễn Khánh Duy: Chàng trai “vàng” của Olympic Hóa học Việt Nam (07/02)
  • Nữ sinh dân tộc Mông được Bộ GD&ĐT tuyên dương học sinh tiêu biểu (24/11)
  • Gặp lại 9x phá kỷ lục điểm số 50 năm của ĐH Ngoại thương (02/06)
  • Thầy giáo xứ Nghệ ở Bồ Hòn (07/04)
  • Tiến sĩ Việt sáng tạo 1 trong 10 ứng dụng giáo dục hàng đầu Apple Store (01/04)
  • Cách soạn giáo án Lịch sử hấp dẫn với sử dụng phim tư liệu, hình ảnh (07/03)
  • Người “gieo chữ” cho học sinh dân tộc Chứt (27/01)
  • Từ cô trò miền núi đến nữ giáo sư Toán học thứ hai của Việt Nam (11/12)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin