Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn Tiếng Việt cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới

1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng cần đạt chuẩn về đạo đức, chức danh nghề nghiệp đã và đang là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi có sự thay đổi về chương trình, sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu giáo dục đòi hỏi người giáo viên Tiểu học cần có những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Tiếng Việt là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình Tiểu học, chiếm thời lượng lớn. Đây là môn học cơ sở cho việc tiếp thu tri thức của học sinh. Vì vậy, giáo viên cần đảm bảo các năng lực chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt việc giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học. Với yêu cầu đó, bài viết tập trung vào một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn Tiếng Việt cho giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới.

2. Nội dung
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên tiểu học về tiếng Việt là một trong những yêu cầu cơ bản nằm trong chuẩn năng lực nghề nghiệp. Năng lực này bao gồm các nhóm: năng lực khoa học và năng lực dạy học tiếng Việt. Cụ thể là: năng lực sử dụng tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, câu và các loại văn bản trong chương trình tiếng Việt ở Tiểu học; năng lực thiết kế, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá các phân môn tiếng Việt ở Tiểu học. Tuy nhiên, trong thực tế, một số lượng không nhỏ giáo viên còn có nhiều hạn chế về năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực thiết kế tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá các phân môn tiếng Việt ở Tiểu học, việc giáo viên tiểu học hạn chế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn tiếng Việt diễn ra không đồng nhất, có thể hạn chế ở năng lực khoa học mà ảnh hưởng đến năng lực dạy học, hoặc giáo viên hạn chế trong thiết kế, tổ chức dạy học một số phân môn Tiếng Việt; yếu tố dân tộc, vùng miền cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên. Từ thực tế đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

2.1. Phân loại đối tượng, nội dung cần bồi dưỡng
Xây dựng hệ thống bộ công cụ đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn tiếng Việt dựa trên chuẩn giáo nghề nghiệp giáo viên tiểu học, chương trình giáo dục Tiểu học từ đó có thể phân loại giáo viên, các vấn đề giáo viên còn yếu, thiếu. Việc làm này là một khâu quan trọng trong quá trình bồi dưỡng cho giáo viên, giúp người quản lý xác định đúng đối tượng, nhu cầu cần bồi dưỡng; giúp giáo viên có cơ hội được bổ sung kịp thời kiến thức, kỹ năng bồi dưỡng các năng lực còn hạn chế.
Ngoài việc xây dựng bộ công cụ, người quản lý có thể thiết kế phiếu hỏi khảo sát về nhu cầu, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giảo viên, từ đó phân loại đối tượng cần bồi dưỡng

2.2. Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng
Căn cứ vào kết quả phân loại và nhu cầu bồi dưỡng, cần xây dựng chương trình bồi dưỡng bám sát chương trình, tiêu chuẩn nghề nghiệp, phù hợp với các nhóm đối tượng, có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên cốt cán Tiểu học, đảm bảo chương trình, nội dung bồi dưỡng đúng, trúng với thực tế, cụ thể về nội dung, thời lượng. Nội dung bồi dưỡng nên thiết kế thành các chuyên đề tạo tính linh hoạt trong quá trình thực hiện. Các chuyên đề cần được xác định rõ ràng về mục tiêu, số tiết lý thuyết, thực hành trong đó tăng cường thời lượng thực hành, thực tế, giảm thiểu các kiến thức hàn lâm. Các nội dung được xây dựng trên cơ sở khoa học bộ môn và khoa học giáo dục, có sự liên kết chặt chẽ với chương trình Tiểu học; đảm bảo giáo viên thực hiện và thực hiện tốt được các nhiệm vụ, mục tiêu chuyên đề.

2.3. Phát huy vai trò của các cốt cán chuyên môn
Cần phát huy mối quan hệ hợp tác giữa trường Cao đẳng và trường Tiểu học trong việc xây dựng đội ngũ cốt cán chuyên môn môn Tiếng Việt, phát huy vai trò của cốt cán chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên hạn chế năng lực môn Tiếng Việt. Bởi, với những năng lực nghề nghiệp của giáo viên cốt cán trong nhà trường tiểu học, việc hỗ trợ đồng nghiệp của đội ngũ giáo viên cốt cán không chỉ giúp phát triển nghề nghiệp cho giáo viên được giúp đỡ, mà còn phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho chính những giáo viên cốt cán đó. Việc hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán có thể được thực hiện trong các hoạt động sau:
– Tổ chức chuyên đề, hội thảo, bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn môn Tiếng Việt theo nhu cầu giáo dục của tổ/khối/trường/cụm trường;
– Xây dựng kho tư liệu, tài nguyên dạy học, nguồn học liệu của tổ/ khối/ trường/ cụm trường hoặc địa phương để có những hỗ trợ về mặt lí luận và thực tiễn giảng dạy;
– Cùng tham gia thiết kế và trao đổi thiết bị, đồ dùng dạy học.
Ngoài ra, giáo viên cốt cán có thể hỗ trợ đồng nghiệp về phương pháp và chiến lược dạy học các phân môn Tiếng Việt thông qua các hoạt động như sau:
– Biên soạn tài liệu về phương pháp và chiến lược dạy học các phân môn Tiếng Việt theo hướng thực hành để đảm bảo đồng nghiệp của mình có thể dễ dàng áp dụng;
– Dạy minh họa các hoạt động dạy học môn tiếng Việt có áp dụng những phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cho từng phân môn và dạy học cụ thể;
– Nghiên cứu bài học với đồng nghiệp để xác định những phương pháp và chiến lược dạy học có thể áp dụng nhằm đem lại hiệu quả của việc giảng dạy các phân môn Tiếng Việt
Việc phát huy vai trò của cốt cán chuyên môn trong trường Tiểu học trong các chương trình, nội dung bồi dưỡng góp phần không nhỏ trong việc gắn lý luận với thực tiễn, gắn lý thuyết với thực hành, thực tế, tạo hiệu quả trong việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

3. Kết luận
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ giáo viên phải đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đủ về số lượng. Khi nhà trường được tự chủ về thực hiện chương trình giáo dục, người giáo viên có cơ hội và cần phải linh hoạt, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bảo đảm chất lượng theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực cho học sinh. Bồi dưỡng giáo viên nói chung và bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho môn Tiếng Việt cho giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới là việc làm cấp thiết gắn với yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất và năng lực phù hợp với sự đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo và hội nhập quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, 7/2017

 

Thạc sĩ – Lưu Thị Thanh Mai
Phó khoa Tiểu học – Mầm non
 

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn Tiếng Việt cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới

Gửi vào: 21:05 12/10/2017

1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng cần đạt chuẩn về đạo đức, chức danh nghề nghiệp đã và đang là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi có sự thay đổi về chương trình, sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu giáo dục đòi hỏi người giáo viên Tiểu học cần có những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Tiếng Việt là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình Tiểu học, chiếm thời lượng lớn. Đây là môn học cơ sở cho việc tiếp thu tri thức của học sinh. Vì vậy, giáo viên cần đảm bảo các năng lực chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt việc giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học. Với yêu cầu đó, bài viết tập trung vào một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn Tiếng Việt cho giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới.

2. Nội dung
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên tiểu học về tiếng Việt là một trong những yêu cầu cơ bản nằm trong chuẩn năng lực nghề nghiệp. Năng lực này bao gồm các nhóm: năng lực khoa học và năng lực dạy học tiếng Việt. Cụ thể là: năng lực sử dụng tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, câu và các loại văn bản trong chương trình tiếng Việt ở Tiểu học; năng lực thiết kế, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá các phân môn tiếng Việt ở Tiểu học. Tuy nhiên, trong thực tế, một số lượng không nhỏ giáo viên còn có nhiều hạn chế về năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực thiết kế tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá các phân môn tiếng Việt ở Tiểu học, việc giáo viên tiểu học hạn chế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn tiếng Việt diễn ra không đồng nhất, có thể hạn chế ở năng lực khoa học mà ảnh hưởng đến năng lực dạy học, hoặc giáo viên hạn chế trong thiết kế, tổ chức dạy học một số phân môn Tiếng Việt; yếu tố dân tộc, vùng miền cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên. Từ thực tế đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

2.1. Phân loại đối tượng, nội dung cần bồi dưỡng
Xây dựng hệ thống bộ công cụ đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn tiếng Việt dựa trên chuẩn giáo nghề nghiệp giáo viên tiểu học, chương trình giáo dục Tiểu học từ đó có thể phân loại giáo viên, các vấn đề giáo viên còn yếu, thiếu. Việc làm này là một khâu quan trọng trong quá trình bồi dưỡng cho giáo viên, giúp người quản lý xác định đúng đối tượng, nhu cầu cần bồi dưỡng; giúp giáo viên có cơ hội được bổ sung kịp thời kiến thức, kỹ năng bồi dưỡng các năng lực còn hạn chế.
Ngoài việc xây dựng bộ công cụ, người quản lý có thể thiết kế phiếu hỏi khảo sát về nhu cầu, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giảo viên, từ đó phân loại đối tượng cần bồi dưỡng

2.2. Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng
Căn cứ vào kết quả phân loại và nhu cầu bồi dưỡng, cần xây dựng chương trình bồi dưỡng bám sát chương trình, tiêu chuẩn nghề nghiệp, phù hợp với các nhóm đối tượng, có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên cốt cán Tiểu học, đảm bảo chương trình, nội dung bồi dưỡng đúng, trúng với thực tế, cụ thể về nội dung, thời lượng. Nội dung bồi dưỡng nên thiết kế thành các chuyên đề tạo tính linh hoạt trong quá trình thực hiện. Các chuyên đề cần được xác định rõ ràng về mục tiêu, số tiết lý thuyết, thực hành trong đó tăng cường thời lượng thực hành, thực tế, giảm thiểu các kiến thức hàn lâm. Các nội dung được xây dựng trên cơ sở khoa học bộ môn và khoa học giáo dục, có sự liên kết chặt chẽ với chương trình Tiểu học; đảm bảo giáo viên thực hiện và thực hiện tốt được các nhiệm vụ, mục tiêu chuyên đề.

2.3. Phát huy vai trò của các cốt cán chuyên môn
Cần phát huy mối quan hệ hợp tác giữa trường Cao đẳng và trường Tiểu học trong việc xây dựng đội ngũ cốt cán chuyên môn môn Tiếng Việt, phát huy vai trò của cốt cán chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên hạn chế năng lực môn Tiếng Việt. Bởi, với những năng lực nghề nghiệp của giáo viên cốt cán trong nhà trường tiểu học, việc hỗ trợ đồng nghiệp của đội ngũ giáo viên cốt cán không chỉ giúp phát triển nghề nghiệp cho giáo viên được giúp đỡ, mà còn phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho chính những giáo viên cốt cán đó. Việc hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán có thể được thực hiện trong các hoạt động sau:
– Tổ chức chuyên đề, hội thảo, bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn môn Tiếng Việt theo nhu cầu giáo dục của tổ/khối/trường/cụm trường;
– Xây dựng kho tư liệu, tài nguyên dạy học, nguồn học liệu của tổ/ khối/ trường/ cụm trường hoặc địa phương để có những hỗ trợ về mặt lí luận và thực tiễn giảng dạy;
– Cùng tham gia thiết kế và trao đổi thiết bị, đồ dùng dạy học.
Ngoài ra, giáo viên cốt cán có thể hỗ trợ đồng nghiệp về phương pháp và chiến lược dạy học các phân môn Tiếng Việt thông qua các hoạt động như sau:
– Biên soạn tài liệu về phương pháp và chiến lược dạy học các phân môn Tiếng Việt theo hướng thực hành để đảm bảo đồng nghiệp của mình có thể dễ dàng áp dụng;
– Dạy minh họa các hoạt động dạy học môn tiếng Việt có áp dụng những phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cho từng phân môn và dạy học cụ thể;
– Nghiên cứu bài học với đồng nghiệp để xác định những phương pháp và chiến lược dạy học có thể áp dụng nhằm đem lại hiệu quả của việc giảng dạy các phân môn Tiếng Việt
Việc phát huy vai trò của cốt cán chuyên môn trong trường Tiểu học trong các chương trình, nội dung bồi dưỡng góp phần không nhỏ trong việc gắn lý luận với thực tiễn, gắn lý thuyết với thực hành, thực tế, tạo hiệu quả trong việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học.

3. Kết luận
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ giáo viên phải đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đủ về số lượng. Khi nhà trường được tự chủ về thực hiện chương trình giáo dục, người giáo viên có cơ hội và cần phải linh hoạt, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bảo đảm chất lượng theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực cho học sinh. Bồi dưỡng giáo viên nói chung và bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho môn Tiếng Việt cho giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới là việc làm cấp thiết gắn với yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất và năng lực phù hợp với sự đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo và hội nhập quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, 7/2017

 

Thạc sĩ – Lưu Thị Thanh Mai
Phó khoa Tiểu học – Mầm non
 


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài đã đăng
  • Thông báo Tuyển sinh lớp Bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông (14/12)
  • Trường CĐSP Lào Cai thông báo Tuyển sinh lớp Bồi dưỡng tiếng Mông cho cán bộ, công chức, viên chức (14/12)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin